Putin đã tạo ra cuộc khủng hoảng không lối thoát

Reuters – Biện pháp trừng phạt của phương Tây đã buộc nền kinh tế Nga rời khỏi tham vọng trở thành siêu cường thế giới. Tình trạng nguy cơ về tài chính, kinh tế đình trệ dần rơi vào suy thoái. Mặc dù các giải pháp đã được thực hiện nhưng những gì đang diễn ra tại thời điểm hiện tại là một sự liều lĩnh đối với  Nga. Sự lựa chọn địa chiến lược và chính trị của Tổng thống Vladimir Putin đã phải trả giá cho  những phương pháp tiếp cận nền kinh tế truyền thống không khả thi.

Trong điều kiện thị trường bình thường, ví dụ sự mất giá  của đồng nội tệ sẽ làm thúc đẩy xuất khẩu, thúc đẩy  sản xuất trong nước và các luồng vốn được đầu tư sẽ nhiều hơn vì đồng tiền yếu sẽ làm các doanh nghiệp Nga cạnh tranh tốt hơn đối với thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên đối với nền kinh tế Nga hiện nay do trì trệ, các doanh nghiệp Nga không cạnh tranh được trên trên thị trường thế giới phần vì lệnh trừng phạt và quan trọng là những điểm yếu cố hữu về cấu trúc của hệ thống kinh tế Putin.

Đặc biệt Nga thiếu một nền kinh tế đa dạng, sự năng động về thị trường, quy định của pháp luật và môi trường kinh doanh ổn định, có thể hỗ trợ cũng là đòn bẩy làm thay đổi kinh tế nhanh chóng. Ngoài ra  cuộc khủng hoảng này đã làm truyền thông Nga và ngay cả Kremlin đưa ra những luận điệu chống phương Tây dẫn đến Nga bị cô lập  với các nước công nghiệp phát triển làm cho sự phục hồi kinh tế trở nên khó khăn hơn.

Putin muốn theo đuổi chủ nghĩa bành trướng để thực hiện tham vọng xây dựng ánh hào quang của một đế quốc lớn đã gia tăng những thông tin xấu và ảm đạm về kinh tế. Sự sụp đổ “ấn tượng” của giá dầu đồng nghĩa với sự suy giảm trong doanh thu nhà nước, làm lượng tiền dành cho các dự án đầy tham vọng của Putin như ngân sách cho quân sự và xã hội sẽ ít đi. Cùng với việc đồng Rub mất giá và không còn cách nào khác là phải thả nổi, lạm phát đang tăng và được miêu tả  như “chuyến bay đang trên đà cất cánh”

Tin vui duy nhất đối với người Nga là Ngân sách hiện đang trong sự cân bằng vì chính phủ đang thanh toán bằng đồng Rub rẻ (mất giá). Nó sẽ không còn là dấu hiệu tốt khi  Bộ trưởng Tài chính thông báo cần một ngân sách sao lưu đã lỗi thời kể từ khi đề xuất cho năm 2015-17, ngân sách dựa trên giá dầu $100 một thùng.

Trong nhiều thập kỷ qua mặc dù Nga đã thảo luận về những giá trị của sự đa dạng hóa hàng hóa ngoài năng lượng nhưng họ không thấy lo lắng hay lo ngại về sự phụ thuộc này. Nền sản xuất trong nước Nga là như vậy, không có vị trí để tận dụng lợi thế của  đồng rúp bị mất giá, họ rất ít các hàng hóa khác ngoài tài nguyên để xuất khẩu.

Nhưng ngay cả khi thị trường nước ngoài vẫn còn ngoài tầm với, đồng nội tệ mất giá sẽ làm hàng hóa nhập khẩu trở nên quá đắt đối với người tiêu dùng Nga, mặc dù về lý thuyết sẽ kích thích sản xuất trong nước. Moscow đã ban hành lệnh trừng phạt ngược lại đối với Eu: Cấm nhập khẩu rau quả và thực phẩm và nhiều người hy vọng đây là cơ hội để người dân Nga buộc phải sản xuất, nhưng hiện nay họ lại tiếp tục phụ thuộc vào các nhà cung cấp khác đó là chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác, từ địa phương này sang địa phương khác. Từ Eu sang Trung quốc và một số nước.

Những doanh nhân Nga bị kiểm soát và truy tố đang dấy lên sự lo ngại họ sẽ “biến mất” trong nền kinh tế Nga. Thật vậy một lệnh ân xá năm ngoái tiết lộ hàng chục ngàn lãnh đạo doanh nghiệp trong tù  chủ yếu là bị cáo buộc, hoăc tuyên bố tội danh không rõ ràng thậm chí họ vô tội. Mặc dù có nhiều ồn ào về đấu tranh nhưng chỉ có một lượng doanh nhân rất nhỏ được phóng thích.

Bởi vì chính sách tài khóa của chính phủ và  hệ thống pháp luật chức năng bị rối loạn sẽ không cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ trở thành  những đầu tầu dẫn dắt nước Nga thoát khỏi suy thoái, mà là do các tập đoàn lớn của nhà nước  – nền tảng chính sách Putin của chủ nghĩa tư bản nhà nước – để quyết định đường đi. Nhờ biện pháp trừng phạt các công ty Nga năng động hơn trong việc tìm kiếm nguồn vốn cùng các gói cứu trợ, tuy nhiên nơi họ tìm kiếm không phải ở thị trường mới.

Igor Sechin Chủ tịch tập đoàn dầu khí  Rosneft công bố gần đây “những gì tốt cho Rosneft sẽ tốt cho nước Nga” – và hỏi vay $ 49 tỷ  từ Quỹ phúc lợi quốc gia, một trong những quỹ phòng bị “lúc trái gió trở trời” của Nga.

Bộ trưởng Tài chính của ông Putin đã được thông báo  Rosneft sẽ không nhận được số tiền nhiều như vậy. Rất nhiều tập đoàn và nhiều nơi cần đồng Đôla – từ sự can thiệp của ngân hàng Trung ương để bảo vệ đồng rúp, về kế hoạch chi tiêu lớn của Putin cho Crimea. Tất cả những điều này đang đặt ra một áp lực rất lớn đối với lượng dự trữ tài chính của Nga, vốn đã giảm 13 phần trăm trong năm nay. Moscow đã phải chi tiêu liên tục và dòng chảy này chưa biết khi nào dừng lại.

putin-oil-co-1024x614

 

Một lựa chọn cuối cùng cho hầu hết đối với các nền kinh tế đang gặp khó khăn như Nga là tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài –điều này không bàn tới vì các biện pháp trừng phạt và môi trường kinh doanh khắc nghiệt của Nga.

Theo công bố gần đây của Điện Kremlin đã gây thêm khó khăn và căng thẳng cho các nhà đầu tư của Nga tại nước ngoài.  Nga  thông qua luật mới nhằm hạn chế các công ty và cá nhân người Nga trốn thuế tại nước ngoài. Đây là một phần trong hàng loạt các biện pháp do Tổng thống Nga Vladimir Putin khởi xướng, được biết đến như là “luật chống trốn thuế ở nước ngoài”, nhằm tăng cường nguồn tiền phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp Nga tại hải ngoại quay về nước. Việc sửa đổi về mã số thuế sẽ buộc các công ty của Nga đóng tại nước ngoài phải đóng thuế tại Nga. Bất kỳ công ty nào hoặc cá nhân của Nga sở hữu ít nhất 25% cổ phần của một tổ chức nước ngoài sẽ được coi là “một cổ đông nắm quyền kiểm soát.”

Ngưỡng này sẽ giảm xuống 10% thay vì trước đó tổng số cổ phần của (tất cả) các doanh nghiệp hoặc cá nhân của Nga nắm giữ tại công ty nước ngoài lên tới 50%.
putin-rosen-ceo-1024x637

Tại sao doanh nghiệp Nga   “muốn để lộ” lợi nhuận tại nước ngoài trước cơ quan thuế của Nga một khi họ đã trải qua những thủ tục rắc rối trong việc chuyển tiền ra khỏi đất nước vẫn còn là một bí ẩn lớn. Trớ trêu thay  ông Putin đã có ý định sử dụng  ảnh hưởng của Nga khi chủ trì cuộc họp G-8 để dẫn dắt một cuộc chiến toàn cầu chống lại các “thiên đường trốn thuế” và các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, Nga không còn là thành viên của G-8 và Tổng thống Putin phải theo đuổi chiến lược cùng “ước mơ”  một mình.  Tất nhiên cơ hội thành công là rất nhỏ gần như bằng không.

Nga thực sự cần những cuộc hội đàm về những thách thức của nền kinh tế. Tuy nhiên Putin từ chối tham gia vào tất cả các cuộc đối thoại này bởi vì điều rõ ràng sẽ làm ảnh hưởng đến hình tượng của Putin trên truyền thông Nga. Thay vào đó  ông đang theo đuổi một chính sách đàn áp và đè bẹp bằng sức mạnh truyền thông. Phê phán mới nhất của mình trong buổi nói chuyện tại câu lạc bộ Valdai cho thấy  ông không có ý tưởng để thỏa hiệp,  ông vẫn tiếp tục đổ lỗi cho Hoa Kỳ trong sự đối xử với Nga,  tất cả các vấn đề trên thế giới đều do Hoa Kỳ.

Nền kinh tế Nga vẫn tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng không lối thoát, nhưng người dân không dám đưa ra những câu hỏi khó của họ đối với lãnh đạo vì họ tôn sùng Putin. Nhân dân Nga mang một truyền thống của chủ nghĩa khắc kỷ đối với bất kỳ các trường hợp khẩn cấp, họ quan niệm rằng cuộc khủng hoảng hiện nay không nguy hiểm và cấp bách bằng việc quân đội nước ngoài đang “hiện diện”  tại các cửa ngõ của Leningrad. Nó  được so sánh với cuộc đấu tranh lâu dài về ý thức hệ  của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Cuộc khủng hoảng này được thay bằng biểu tượng của cái gọi là “luật Rotenberg” (luật đền bù cho những tài phiệt bị phương Tây cấm vận), người Nga  cần bảo lãnh cho những đầu sỏ chính trị.

Putin đang dùng kế hoãn binh. Luôn luôn có rủi ro mà chiến lược ông đang theo đuổi là xây dựng hình ảnh và vinh quang nhằm duy trì sự nổi tiếng của mình. Tuy nhiên theo lời của nhà kinh tế Herbert Stein, Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế của Tổng thống Richard M. Nixon, “Nếu một cái gì đó không thể tiếp tục mãi mãi, nó sẽ dừng lại.”

Quỹ dự trữ của Nga không phải là vô tận. Các con đường chính để  phục hồi kinh tế là – tăng xuất khẩu, mở rộng sản xuất trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài – hiện không khả thi và có nguy cơ bị đóng chặt. Đề xuất các giải pháp khác, bao gồm cả kiểm soát giá cả hoặc tỷ giá hối đoái cố định, sẽ chỉ làm cho vấn đề tồi tệ hơn.

Putin là tác giả của cuộc khủng hoảng này và tất nhiên Tổng thống Nga cuối cùng sẽ phải trả lời cho những câu hỏi của nhân dân Nga.

Đức Dũng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 4 phản hồi cho bài viết “Putin đã tạo ra cuộc khủng hoảng không lối thoát”:

  1. Vu Hoang Hung viết:

    Việc ngân hàng TW Nga thả nổi đồng rub là 1 tín hiệu cực xấu với nền kinh tế Nga vốn ko mạnh xuất khẩu các mặt hàng ngoài dầu thô, và sắt thép. Nhưng cũng là tín hiệu buồn với người dân VN đang buôn bán ở Nga. Nếu thả nổi thì cái đích 50 putin đổi lại 1 obama ko còn là viển vông nữa.

  2. THIEN QUOC viết:

    QUYEN LUC CUA PUTIN THUA XA QUYEN UY CUA OBAMA.
    OBAMA LA CHAN DUNG CUA MOT TONG THONG DUNG NGHIA DAY UY QUYEN NHUNG KHIEM NHUONG;
    OBAMA LA TONG THONG CO HOC VI/HOC HAM/CO DAO/ NEN CACH THE HIEN DA NOI LEN DIEU DO;
    OBAMA LA TONG THONG DUOC DAC CU TU QUY CHE BAU CU UNG CU CONG KHAI DAN CHU TAO RA;
    OBAMA LAM VIEC VA QUYET DINH TU NHUNG Y KIEN DAN CHU CUA DA SO NGUOI DAN.
    CON PUTIN THI NGUOC LAI 100%:
    PUTIN TAN DUNG QUYEN LUC/SU DUNG RAO RIET QUYEN LUC LAM VU KHI QUA VIEC LANH DAO BANG DOC DOAN/DOC TAI/QUAN PHIET;
    PUTIN KHONG CO HOC HAM/HOC VI MA CHI DI LEN TU TINH BAO QUAN DOI NEN CACH THE HIEN HUNG HANG/NHAM HIEM/TRAO TRO/LAP LIEM/XAO BIEN;
    PUTIN KHONG PHAI TONG THONG DO TRANH CU CONG KHAI DUNG NGHIA MA DO DAN DUNG PHE NHOM DOC QUYEN;
    PUTIN KHONG LAY TRUNG CAU DAN Y DE QUYET DINH MOI VIEC MA DO CHINH PUTIN VA CHE DO NGA DOC TAI TOAN TRI.
    DO VAY, CHAN LY BUOC PHAI THUOC VE OBAMA CUA NUOC HOA KY DAN CHU BAC NHAT THE GIOI.
    HOAN HO OBAMA!
    NEU NOI CHO THAT HET Y THI MOI NGUOI DAN CUA CAC NUOC SONG BEN CAHN H TRUNG QUOC VAN TIEP TUC DUOC NHU HIEN NAY THI CUNG GIAN TIEP VA TRUC TIEP CO SU ANH HUONG CUA HOA KY;
    VI, NEU KHONG CO HOA KY THI DAI LOAN/NHAT BAN/HAN QUOC/VIET NAM/PHILIPPINE, LAO/CAMPUCHIA/MYANMAR/THAI LAN/BRUNEY/MALAIXIA/INDONEXIA/SINGAPORE/ . . .DA BI TRUNG CONG TIEU DIET SACH SE TU LAU ROI.
    RO RANG NHAT LA DAI LOAN VA VIET NAM ( HOANG SA/TRUONG SA/BIEN DONG ) NEU KHONG CO MY NGAN CAN THI DAN VN DA BI TRUNG CONG XOA SO TREN BAN DO THE GIOI LA QUA RO RANG.
    XIN CAM ON HOA KY/CHINH PHU MY/NHA NUOC MY/CHE DO MY/OBAMA NHIEU LAM.
     
    CÓ VẬY MỚI THẤY OBAMA LÀ RẤT GIỎI- NHẸ NHÀNG/KHIÊM NHƯỜNG/TỪ TỐN NHƯNG RẤT ĐÚNG VỚI TẦM CỠ TỔNG THỐNG HOA KỲ;
    OBAMA KHÔNG CẦN HÙNG HỔ/KHOA TRƯƠNG/KHOE CƠ BẮP/LANG XÊ/ĐÁNH BÓNG/TỎ VẼ/HIẾU CHIẾN . . .NHƯ PUTIN;
    OBAMA ĐÚNG LÀ TỔNG THỐNG CỦA MỘT NƯỚC DÂN CHỦ- KHÔNG ĐỘC ĐÓAN/QUÂN PHIỆT NHƯ PUTIN-
    ĐẤT NƯỚC NGA/DÂN TỘC NGA/NHÀ NƯỚC NGA/CHẾ ĐỘ NGA MÃI THĂNG TRẦM LÀ VÌ Ý THỨC HỆ ĐỘC TÀI/ĐỘC ĐÓAN/GIA TRƯỞNG/CƯỜNG BẠO/NGẠO MẠN/HIẾU CHIẾN/KHOE KHOANG/DỐI TRÁ/GIAN HÙNG/ . . . . . . MÀ BỊ NHƯ NGÀY NAY;

    HOAN HÔ HOA KỲ- CẢ THẾ GIỚI  TIẾN BỘ/VĂN MINH/DÂN CHỦ ỦNG HỘ HOA KỲ.
    NƯỚC MỸ MỚI LÀ VĨ ĐẠI CỦA NHÂN LỌAI;
    KHÔNG CÓ NƯỚC MỸ THÌ CẢ THẾ GIỚI SẼ BỊ NGA/TRUNG/TRIỀU/IRAN/SYRYA XÂM LƯỢC VÀ TIÊU DIỆT.
    CÁM ƠN HOA KỲ.

Trả lời THIEN QUOC Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề