Ông Putin đã buộc tảng đá vào Ukraina, buộc vào Nga và lăn nó xuống vực

Sau khi từ Sochi trở về Putin ngay lập tức ra lệnh quân đội Nga đưa xe tăng áp sát Ukraina, các đội đặc nhiệm của tổng cục tình báo quân đội và đặc nhiệm của căn cứ tại biển Đen tiến vào Crimea. Ông ta đã thành công trong việc sáp nhập Crimea đi trái với luật pháp Quốc tế.

Trích lại lời của cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu “tôi cũng cảm thấy rất tiếc rằng sự thay đổi cân bằng quyền lực đang diễn ra vì tôi cho rằng Hoa Kỳ là một cường quốc hoà bình. Họ chưa bao giờ tỏ ra hung hãn và họ không có ý đồ chiếm lãnh thổ mới. Họ đưa quân đến Việt Nam không phải vì họ muốn chiếm Việt Nam. Họ đưa quân đến bán đảo Triều Tiên không phải vì họ muốn chiếm bắc hay nam Triều Tiên. Mục tiêu của các cuộc chiến tranh đó là chống lại chủ nghĩa cộng sản. Họ đã muốn ngăn chủ nghĩa cộng sản lan tràn trên thế giới. Nếu như người Mỹ không can thiệp và tham chiến ở Việt Nam lâu dài như họ đã làm, ý chí chống cộng ở các nước Đông Nam Á khác chắc đã giảm sút, và Đông Nam Á có thể đã sụp đổ như một ván cờ domino dưới làn sóng đỏ. Nixon đã giúp cho miền Nam Việt Nam có thời gian để xây dựng lực lượng và tự chiến đấu. Nam Việt Nam đã không thành công, nhưng khoảng thời gian gia tăng đó giúp Đông Nam Á phối hợp hành động với nhau và tạo dựng nền tảng cho sự phát triển của ASEAN.

Chính quyền Obama tuyên bố vào năm 2011 rằng Hoa Kỳ dự định tiếp cận khu vực châu Á-Thái Bình Dương với một trọng tâm mới. Họ gọi đây là Sự Xoay Trục về Châu Á. Trên tờ Foreign Policy, ngoại trưởng Hillary Clinton giải thích tư duy đằng sau chính sách mới này như sau: “Các thị trường mở ở châu Á là những cơ hội chưa từng thấy đối với Hoa Kỳ về đầu tư, thương mại và tiếp cận với các công nghệ tiên tiến… Về mặt chiến lược, việc gìn giữ hoà bình và an ninh ở khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng trở nên thiết yếu đối với sự tiến bộ trên toàn cầu, dù là thông qua bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông, chống lại việc phổ biến vũ khí hạt nhân ở Bắc Triều Tiên hay đảm bảo sự minh bạch trong các hoạt động quân sự của các nước lớn trong khu vực. Vào tháng 4 năm 2012, 200 lính thuỷ đánh bộ Mỹ đầu tiên đã được triển khai tới Darwin, Úc trong một phần nỗ lực nhằm tăng cường hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.

Nhiều quốc gia Châu Á chào đón cam kết mới này từ người Mỹ. Trong nhiều năm, sự hiện diện của Hoa Kỳ là một nhân tố quan trọng giúp ổn định khu vực. Kéo dài sự hiện diện này sẽ giúp duy trì ổn định và an ninh. Kích thước của Trung Quốc có nghĩa là cuối cùng chỉ có Hoa Kỳ – kết hợp với Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời hợp tác với các quốc gia ASEAN – mới có thể đối trọng lại được nước này”. [1]

Châu Âu đã thay đường biên giới từ 25 năm nay từ khi Liên xô và Nam Tư sụp đổ những nước công hòa thuộc  Nam Tư cũ ra đời. Các cuộc chiến và chia tách lãnh thổ như ở Kosovo, Georgia, Moldovia.

Nam Ossetia, Abkhazia thuộc Georgia Từ năm 1994, Gruzia đồng ý cho Nga sử dụng 3 căn cứ quân sự trên lãnh thổ Gruzia và đưa các lực lượng gìn giữ hoà bình của Nga đóng trên lãnh thổ Gruzia – Abkhazia và Nam Ossetia sau này là hai lãnh thổ ly khai chống lại chính quyền Gruzia. Chính quyền của Tổng thống Mikhail Saakashvili yêu cầu Nga rút căn cứ quân đội ra khỏi lãnh thổ Gruzia. Ngày 31 tháng 3 năm 2006, Nga và Gruzia đã ký Hiệp định rút vũ khí hạng nặng. Đầu năm 2008 Nga đã rút hoàn toàn các lực lượng quân sự của mình khỏi các căn cứ quân sự ở Gruzia.

Từ đầu năm 2008, Nga bắt đầu có các quan hệ chính thức với chính quyền của hai vùng lãnh thổ Abkhazia và Nam Ossetia. Tình hình tại Nam Ossetia và Abkhazia bắt đầu trở nên đặc biệt căng thẳng từ đầu năm 2008 sau khi Kosovo tuyên bố độc lập, và đã dẫn đến xung đột bằng quân sự giữa Nga và Gruzia vào đầu tháng 8 năm 2008. Cuộc xung đột diễn ra trong 5 ngày đã làm hơn 300 người thiệt mạng và hàng chục nghìn người phải sơ tán. Sau đó Nga tuyên bố công nhận độc lập cho hai vùng ly khai này.

Vùng Transnistria cũng giống như hai vùng của Georgia cũng ly khai khỏi Moldavi.

Các vùng này đều là “lãnh thổ ma” được sự bảo trợ và ủng hộ từ Nga cho đến nay là vùng đóng băng xung đột.

Nếu nói về Nato họ cũng gây chiến tranh, gây xung đột tuy nhiên họ sẽ dựng lên môt chính phủ mới thân thiện và bảo đảm lợi ích cho họ. Vấn đề chủ quyền vẫn giữ nguyên vì chủ quyền vẫn là của những người dân bản xứ. Với Nga cách hành xử lại khác. Đúng như lời ông Lý Quang Diệu Nato chưa lấy của ai một tấc đất nào và cũng không sáp nhập các nước yếu và nhỏ. Nếu như mọi việc chỉ dừng lại ở Crimea có thể cả Ukraina, Nga và các nước trên thế giới cũng chỉ cãi nhau trên bàn giấy hay lôi nhau ra tòa tuy nhiên ông ta không làm như vậy, tiếp tục cho quân xuống miền Đông gồm Kharkov, Donetsk, Lugansk, Odessa quấy nhiễu Ukraina.

Trong gần 10 tháng xung đột đã có hơn 4700 người thiệt mạng (chưa tính quân đội Nga), hàng triệu người tha hương, hàng ngàn ngôi nhà bị phá hỏng. Cơ sở hạ tầng tại thành trì của phiến quân ly khai gần như hư hỏng hoàn toàn. Hàng ngàn gia đình kêu khóc vì mất mát, vì chết chóc, vì đau thương. Nền kinh tế Ukraina gần như sụp đổ hoàn toàn. Trong khi đó những đòn trừng phạt của Quốc tế đối với nền kinh tế Nga chưa có hiệu quả, ông Putin vẫn “dương dương tự đắc chấp cả Nato chấp cả luật pháp Quốc tế”. Ông ta cười nói trước ống kính, trước máy quay, trước những câu phỏng vấn của truyền thông, chối hắt mọi sự can thiệp vào Ukraina, đe dọa đánh Mỹ, bóp cổ Nato.  Vì ông ta luôn nghĩ rằng với túi tiền dự trữ khổng lồ lên tới hơn $700 tỷ (vào tháng 3) trong khi nhà nước chỉ nợ nước ngoài $38 tỷ. Tỷ lệ nợ công tính trên GDP quá thấp và là niềm mơ ước của hàng trăm nước trên thế giới. Châu Âu, Mỹ  đều có nhà máy, công ty đặt cơ sở tại Nga, những hợp đồng béo bở Nga mang lại cho phương Tây  không có lý gì họ dám trừng phạt Nga. Sự việc ở Ukraina cũng giống như cuộc chiến ngắn ngày tại Georgia.

Sauk hi sáp nhập Crimea ông Putin đã thành công trong việc làm thỏa mãn những người mang tư tưởng dân tộc cực đoan của Nga, gieo rắc lòng thù hận giữa người Nga với đất nước Ukraina và thế giới phương Tây. Ông đã kích động cuộc chạy đua vũ trang không công bố. Đe dọa những nước láng giềng bé nhỏ bằng chiêu bài bảo vệ những người nói tiếng Nga.

Girkin lật tẩy hai sự tưởng tượng mà hàng ngày được tuyên truyền trên các phương tiện thông tin  của Kremlin đó là: Người biểu tình trong Donetsk có ý định tìm kiếm” liên bang hóa” trong quốc gia Ukraine trong một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 11 tháng 5 và Kiev gửi quân đội để đàn áp người nói tiếng Nga.[2]

“Không ai sẵn sàng công khai ủng hộ Luhansk hoặc Donetsk đòi liên bang. Ngay từ đầu mọi người đều muốn gia nhập  Nga. Cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vì muốn thực hiện điều đó, cuộc trưng cầu cho Nước Nga và họ đã phải  chiến đấu cho Nước Nga.  Sau đó, khi tôi biết  Nước Nga sẽ không muốn sáp nhập, chúng tôi đã bị sốc vì quyết định này”. [3]

Dựa trên bình luận của Girkin, có vẻ như Kremlin không những phản đối việc sáp nhập Donetsk và Luhansk mà còn muốn ngăn cản họ trở thành nguy hiểm đối với Nga. Moscow muốn họ trở thành những băng đảng xã hội đen bên trong Ukraina nhằm phá rối và cung cấp cho Moscow những đòn bẩy chiến lược nhất có thể để hăm dọa và ngã giá với Kiev.[4]

Người Ukriana và các nước phương Tây thở phào “còn hai tuần nữa sẽ chấm dứt  chiến tranh, Ukraina có thể bảo toàn lãnh thổ” nhưng sự vui mừng hoàn toàn dập tắt khi Nga gửi hơn 200 xe “cứu trợ” đến Donbass. Trong xe gồm hàng hóa, binh sĩ Nga và vũ khí, khí tài quân sự. Sau đó Ilovaysk đã thành bãi tha ma cho hơn một nghìn người kèm theo sự thất bại nặng nề của lực lượng vũ trang Ukraina. Sau sự thất bại đó Ukraina đã lui về phòng thủ và từ đó những vị trí mang tính chiến lược như sân bay Donetsk, Mariupol phiến quân ly khai và quân đội Nga không có bước tiến.  Cho đến nay Nga đã gửi tới mười đoàn xe cứu trợ theo những thông tin khi những xe “cứu trợ” này trở về Nga đều chở kèm theo xác binh lính Nga gọi là “Cargo 200”. Tại sao gọi là “Cargo200” hay còn gọi là “hàng 200”? Từ này được xuất phát từ một bộ phim kinh dị của người Nga  bộ phim sản xuất năm 2007 bởi Aleksei Balabanov miêu tả những năm cuối của Liên Xô. Các hành động được thực hiện trong thời gian cao điểm của cuộc chiến tranh của Liên Xô tại Afghanistan vào năm 1984. Tiêu đề của bộ phim “Cargo 200” đề cập đến những quan tài kẽm trong đó có xác những người lính Xô Viết đã chết được vận chuyển về nhà.

Trong trận chiến đấu ngày 4 tháng 12 ly khai và quân đội Nga trong đó có cả đội quân bí mật thiện chiến nhất  Vympel [5]. Tại sân bay Donetsk chỉ trong một ngày đã có 32 sỹ quan “Vimpel” thiệt mạng. Một tổn thất lớn nhất trong lịch sử hoạt động của mình. Trong lịch sử hoạt động chỉ có 29 sỹ quan Vympel tử trận. Ngay ngày hôm sau một vị tướng quân đội Nga Lentsov phải đề nghị một lệnh ngừng bắn tạm thời tại sân bay. Quân của ông đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của đội quân người máy “Kiborgs” Ukraina. Các nhà báo đã có những bài phóng sự về những nghĩa trang mới không ghi tên tuổi, được phát hiện ở những vùng Pskov. Đã có hội những bà mẹ yêu cầu các đơn vị người thân của họ thậm chí Bộ quốc phòng Nga giải về sự vắng mặt của các binh sỹ.

Sự can thiệp của Nga vào Ukraina bất chấp luật pháp Quốc tế đã gây ra hậu quả khôn lường không những đối với Nga, Ukraina mà còn cả châu Âu. Nước Nga đã bị Nato bao vây cấm vận kinh tế. Nền kinh tế Nga như một con thuyền mất lái trước giống bão “quay lòng vòng” và không thể định hướng. Trước tình hình đó Ông Putin lập tức cho những phi đội máy bay xuất kích dò la do thám thậm chí tắt tín hiệu rada, đã có hai vụ máy bay Nga suýt va chạm với máy bay chở khách. Tại sao Ông Putin tiếp tục có sự leo thang căng thẳng đối với phương Tây? Trong tình hình kinh tế khó khăn buộc ông ta phải hướng dư luận về một kẻ nào đó kể cả là vô hình. Với bộ máy truyền thông chỉ phục vụ Kremlin ông ta sẽ hướng dư luận Nga “phương Tây là kẻ thù của Nga, nền kinh tế Nga khó khăn chính là vì họ” với những người Nga chỉ biết truyền thông Nga là một thói quen và là món ăn tinh thần duy nhất quanh năm ngày tháng chỉ phục vụ cho chính quyền tất nhiên họ sẽ tin, điều này làm giảm áp lực cho chính quyền ông Putin, dân nước Nga sẽ thông cảm và cùng “đồng cam cộng khổ” sát cánh bên vị Tổng Thống đáng kính chống lại thế lực phương Tây cầm đầu là Mỹ. Tuy nhiên liệu ông Putin có khả năng xoay chuyển cục diện và chống đỡ với “kẻ thù” của nước Nga cho đến bao giờ điều này thật khó nói.

Người tiên phong trong việc sáp nhập bán đảo Crimea và đặt thành lũy tại miền Đông Ukraina Girkin hay còn gọi là Strelkov phát biểu “Nếu ông ấy (Putin) còn tiếp tục thực hiện những chiến lược hung hăng và hiếu chiến của mình thì chỗ ngồi của ông ấy sẽ tại tòa án Quốc tế và chiếc ghế bên cạnh sẽ là của tôi”.

Phương Tây vẫn luôn để ngỏ đối với ông Putin và như lời phát ngôn viên của Nhà Trắng cho biết “Ông Putin đang nắm nền kinh tế Nga trong tay”. Đêm hôm qua ông Putin đã làm một điều “lạ lùng” từ đầu cuộc xung đột tại Ukraina là nhấc máy điện thoại gọi điện cho những người “bạn thân nhất” Pháp và Đức với đề nghị thu xếp cuộc đàm phán càng sớm càng tốt giữa Ukraina-Nga-Ly khai-OSCE có phải ông ta đã thấm đòn và xuống nước? Chưa ai tin được điều đó vì từ tháng ba đã không ai còn tin ông ta.

Những chiến lược của ông Putin đối với Ukraina là không trực tiếp đưa quân đội xâm lược mà sẽ dùng chiêu bài chiến tranh “Hybrid” hay còn gọi là “chiến tranh lai” dùng quân nhân “nghỉ phép” không mang phù hiệu,lính đánh thuê  cùng với ly khai, những vũ khí, khí tài không có số được sơn phết lại chúng quấy nhiễu Ukraina bằng được. Gần 1 năm nay Ukraina hầu như không làm ăn được gì, tăng trưởng kinh tế âm, đồng nội tệ mất giá, chính phủ luôn trong tình trạng thiếu tài chính để duy trì hoạt động, nợ lương công nhân, phúc lợi xã hội, tiền dữ trữ tụt giảm, lượng tiền vay IMF phải chi vào cuộc chiến tại miền Đông và có nguy cơ vỡ nợ. Môt đất nước không có đầu tư nước ngoài bao nhiêu năm nay như Ukraina luôn dễ bị tổn thương trước những yếu tố bên ngoài và bên trong, nó gần như một nền kinh tế tự cấp tự túc với những máy móc thiết bị lỗi thời lạc hậu từ thời Xô viết. Các chuyên gia tính toán rằng với 1kw điện năng EU có thể tạo ra 1 sản phẩm nhưng cũng sản phẩm cùng chủng loại Ukraina phải mất tới 3kw điện năng, tất nhiên giá trị sản phẩm giữa EU và Ukraina khác nhau hoàn toàn. Nếu Nga tiếp tục quấy phá những nhà đầu tư sẽ không thể hợp tác với Ukraina  vì làm sao họ có thể đầu tư ở một nước bất ổn và đang chiến tranh? Ngày 15 tháng 12 Tập đoàn năng lượng Mỹ Chevron có kế hoạch rút khỏi  thỏa thuận khí đốt đá phiến với Kiev trị giá $ 10 tỷ theo nguồn tin của chính phủ. Các thỏa thuận để phát triển khu  vực Olesska phía tây Ukraine theo một thỏa thuận khai thác khí từ đá phiến sét tương tự như Tập đoàn Royal Dutch Shell – Cả hai dự án này nhằm giảm bớt sự phụ thuộc năng lượng vào Nga, khi Nga liên tục đưa năng lượng một trong những con bài chính trị nhằm lôi kéo Ukraina trở về quỹ đạo của mình.

Thỏa thuận với Shell cũng có thể bị đe dọa khi các vùng khai thác gần các vùng lãnh thổ phía đông do ly khai thân Nga kiểm soát.

Đầu năm nay Chevron cho biết công ty vẫn còn quan tâm đến các dự án đá phiến Ukraine, nhưng kể từ đó tình hình ở miền đông Ukraine căng thẳng đã làm họ trì hoãn thực hiện.

Nếu Nga tiếp tục leo thang chiến tranh bằng cuộc chiến không chính thức đối với Ukraina chắc chắn đất nước Ukraina sẽ khó tồn tại hoặc sẽ phải thay đổi chính quyền, bạo loạn thậm chí là chia tách vì bản thân đất nước không tạo ra của cải vật chất không tạo ra tài chính đủ mạnh cho ngân sách, lương tiền dự trữ ít ỏi ở mức cảnh báo hơn $8 tỷ, nợ nước ngoài hơn $70 tỷ, IMF cho vay nhưng luật lệ của họ là phải trả nhanh trong 2 hoặc 3 năm phải thanh toán cả gốc cả lãi (từng đợt). Còn về phía Nga kinh tế của họ sẽ lao dốc không phanh, các chế tài trừng phạt sẽ tiếp tục đối với Nga. Nên nhớ rằng trong quá khứ một nước Liên bang Xô Viết hùng mạnh với những người anh em chí cốt như khối Vacsava những bạn bè khắp năm châu đã bị sụp đổ vì phần lớn bị bao vây cấm vận về kinh tế, quân sự. Chắc rằng ông Putin và chính quyền của ông ta đã thấy cơn lốc ngày một mạnh áp sát biên giới bỏ ngỏ của Nga. Đất nước nào cũng muốn bình yên, dân tộc nào cũng muốn phát triển, hội nhập nhưng ông PT cố tình lăn hòn đá xuống vực tất cả đều rơi. Đất nước Nga, Ukrai na sẽ nỗ lực và với sự giúp đỡ của cộng đồng thế giới họ sẽ thoát khỏi vực sâu. Lúc đó e rằng số phận của ông Putin cũng giống Yanokovic.

Dương Chuyên

 

Chú thích [1] Lý Quang Diệu: Chỉ có kẻ ngu mới chống lại Hoa Kỳ

[2],[3],[4] Người đàn ông ‘bóp cò chiến tranh’ ở Ukraine

Sơ lược về đội quân này Các thành viên của đơn vị này được chọn lựa kỹ càng trong số các sĩ quan của FSB và phải tham gia một khóa huấn luyện chuyên sâu kéo dài 5 năm. Các nhân viên “Vympel” đã thu thập được những kinh nghiệm chiến đấu đầu tiên trong thời gian các sự kiện Afganistan, nơi họ đã thực hiện công tác lấy thông tin về những nhóm phỉ, tiêu diệt bọn thủ lĩnh và các phần tử vũ trang phiến loạn. “Vympel” cũng đã thực hiện những chuyến công tác ở Angola, Mozambic, Việt Nam, Nicaragua, Syria và Cuba. Ở các nước này, các nhân viên “Vympel” không chỉ thực hiện nhiệm vụ cụ thể mà còn giúp huấn luyện và đào tạo chuyên viên cũng như nghiên cứu kinh nghiệm của nước bạn. Các sĩ quan “Vympel” cũng đã thực hiện nhiều nhiệm vụ tại các điểm nóng ở Nga – như giải cứu con tin ở thành phố Mineralnưe Vodư, Budenovsk, Pervomayski, tại Nhà hát Dubrovka hồi tháng 10 năm 2002 và trường học Beslan đầu tháng 9 năm 2004. Họ không những được huấn luyện bài bản, mà còn biết một số ngôn ngữ nước ngoài, và là bậc thầy trong việc sử dụng các loại vũ khí cũng như các kỹ thuật chiến đấu tay không.

Kế thừa nhóm Vympel ngày này là cục “V” thuộc Trung tâm đặc nhiệm chiến đấu đặc biệt của FSB (Cơ quan An ninh Liên bang Nga), giữ vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động tình báo, phản gián, chống khủng bố và bảo vệ an ninh của công dân Nga trong nước cũng như ở nước ngoài.

Một số yêu cầu bắt buộc đối với các chiến sĩ của Vympel

  1. Biết tổ chức phục kích, đột kích, bảo vệ an ninh cơ sở vật chất, con người và bắt giữ những tội phạm đặc biệt nguy hiểm.
  2. Biết làm việc cùng các thám báo, biết cách thoát khỏi “còng tay”, biết lọt vào được bất cứ cơ sở nào.
  3. Biết cách chế tạo và tháo gỡ các loại vũ khí gây nổ.
  4. Biết bắn tất cả các loại súng của Liên Xô (Nga) và của nước ngoài.
  5. Có trình độ võ thuật đẳng cấp cao.
  6. Biết đọc và vẽ bản đồ.
  7. Biết sử dụng vô tuyến điện.
  8. Luôn là người đầu tiên cứu giúp người bị thương, nắm chắc các kỹ thuật y tế quân sự.
  9. Nhảy dù thành thạo.
  10. Có đẳng cấp ít nhất là loại III về leo núi.
  11. Bơi lặn tốt trong mọi điều kiện.
  12. Biết lái bất kỳ loại xe nào kể cả xe tăng, xe thiết giáp.
  13. Nắm rõ các nguyên tắc lái máy bay và máy bay trực thăng.
  14. Bắn tỉa đẳng cấp cao.

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Ông Putin đã buộc tảng đá vào Ukraina, buộc vào Nga và lăn nó xuống vực”:

  1. vinh nguyen viết:

    Chính là phải nói “lăn xuống nước” vì xuống vực không cânmf đá vẫn rơi mà

Trả lời vinh nguyen Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề