Obama giữ chính sách trung lập trong cuộc xung đột giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Trong cuộc xung đột chính trị lớn giữa Moscow và Ankara khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn hạ máy bay Su-24 của Nga, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã giữ một vị trí trung lập, cố gắng không để “mất lòng” cả Thổ Nhĩ Kỳ cũng như Liên bang Nga.

Điều này được nêu trong một tài liệu của tờ tạp chí có nhiều ảnh hưởng ForeignPolicy của Mỹ.

Theo các tác giả, hiện nay Nhà Trắng cần giúp Nga trong cuộc chiến chống lại Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria, và Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh chiến lược của Washington, một thành viên của NATO. “Như vậy, đối với Washington sẽ là khôn ngoan khi thực hiện chính sách này trong cuộc đối đầu hai bên, – các nhà phân tích đánh giá. – Obama đang cố làm cân bằng trên một nền tảng mỏng manh, không muốn làm gián đoạn tiến trình ngoại giao về Syria cũng như công nhận quyền tự vệ của Ankara”.

Đồng thời, một số chuyên gia cũng tin rằng, Washington giữ một vị trí như vậy cũng là không phải là hiệu quả. Đặc biệt, giáo sư của Viện Washington về vấn đề Trung Cận Đông Andrew Tebler đánh giá như sau: ” Nếu [Mỹ], Tổng thống đã không đưa ra một quan điểm rõ ràng về vấn đề này, Mỹ có thể mất đi sự tôn trọng của cả Moscow và Ankara”

Nhớ lại, chiếc máy bay Su-24 của Nga đã bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ bằng tên lửa tại không phận gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với Syria. Kết quả làm một phi công Nga thiệt mạng, một người khác bị thương. Một ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh tại Paris, Tổng thống Mỹ kêu gọi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ “đối thoại mang tính xây dựng” và hòa giải.

LQC (theo golos ua)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Obama giữ chính sách trung lập trong cuộc xung đột giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ”:

  1. Cao Nam viết:

    Việc Nga tiếp tục duy trì chính sách cường quyền, tham vọng mở rộng sự ảnh hưởng đối với các không gian Liên Xô cũ hay hơn nữa, là không thể chấp nhận trong tiến trình văn minh của loài người. Do vậy, duy trì cấm vận Nga là hết sức cần thiết, không phải để làm khổ, suy yếu dân tộc Nga, mà là, để người dân Nga gây sức ép với Kremli thay đổi chính sách đối ngoại cường quyền bằng đề cao giá trị pháp quyền, dân chủ và thịnh vượng. Đó là con đường duy nhất để Nga hoà đồng cùng thế giới văn minh.

Trả lời Cao Nam Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề