Những nguyên nhân khiến nền kinh tế Ukraine đứng trên bờ vực sụp đổ

Ngân hàng trung ương tăng lãi suất chuẩn từ 19,5% lên đến 30% bắt đầu từ hôm thứ Tư. Đồng Hrivna mất gần 70% giá trị so với đồng USD trong vòng gần 1 năm qua. GDP giảm 7% trong năm 2014.

Và trong khi đất nước bị chiến tranh việc IMF bảo đảm $40 tỷ trong gói cứu trợ giúp nền kinh tế nhanh chóng phục hồi rất nhỏ. Trong gần 1 năm qua  Ukraine đã xung đột với ly khai miền Đông của đất nước. Cuộc giao tranh đã góp phần lớn vào sự tàn phá đất nước, tàn phá nền kinh tế Ukraine.

Dưới đây là một số trở ngại lớn về kinh tế:

1 – Tham nhũng

Tham nhũng là vấn nạn và kẻ thù nguy hiểm nhất của bất kỳ quốc gia nào. Nó làm hao hụt GDP, cản trở đầu tư nước ngoài, xói mòn niềm tin của dân chúng, gây ra sự chênh lệch giàu nghèo, là nền tảng của đế chế Mafia…. Mặc dù chính quyền Ukraine đang có những cải cách theo đường lối EU và sự giúp đỡ tư vấn từ các chuyên gia kinh tế – tài chính tuy nhiên trong danh sách  tham nhũng của quốc tế Ukraine đứng thứ 142 trong so 175 nước để tiêu diệt tệ nan tham nhũng không phải trong thời gian ngắn. Nó đòi hỏi sự quyết tâm cao độ trong từng người dân, từng quan chức, đồng bộ từ trên xuống dưới. Với sự giúp đỡ và thúc ép từ các tổ chức tín dụng quốc tế, từ phương Tây và từ những người trong cuộc cách mạng Maidan Ukraine sẽ có những bước tiến thuận lợi và nhanh hơn so với những nước Đông Âu trong khối Vacsava như Rumani, George, Bungari, Hungari, Tiệp khắc cũ… thậm chí là Balan.

Ngay cả chính phủ cũng thừa nhận tình hình hiện nay rất xấu. Theo Thủ tướng chính phủ ngân sách thất thoát $10 tỷ thông qua các chân rết, chưa nói đến lượng tiền từ người dân, các doanh nghiệp.

2 – Rủi ro chính trị

Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đồng ý cung cấp $ 17,5 tỷ khẩn cấp cho Ukraine, yêu cầu chính phủ phải cải cách để đáp ứng với lượng tiền cứu trợ.

Chính phủ đã thông qua hàng loạt những bước đi đầu tiên trong chương trình cải cách sẽ được hoàn chỉnh trong tuần này bao gồm: Cắt trợ cấp gas cho hộ gia đình, cắt giảm phúc lợi xã hội. Chính phủ cũng cần phải giảm số nợ của mình, hiện mức nợ là 100% GDP.

Nhưng những cải cách bắt buộc theo IMF là sự phổ biến tại Ukraine. Những chính quyền tiềm nhiệm đã từng làm tuy nhiên hầu như thất bại.

“Nếu Ukraine thực hiện tiến trình cải cách mạnh mẽ và triệt để họ sẽ nhanh chóng vượt qua khó khăn”, theo chuyên gia phân tích kinh tế của thị trường mới nổi Liza Ermolenko. Bà nói thêm đây không phải là lần đầu tiên chính phủ Ukraine cố gắng cải cách nền kinh tế của họ.

“Tuy nhiên những cuộc biểu tình có thể cản bước chính phủ buộc họ phải lùi lại. Điều này đã xảy ra trước đây”.

3 – Hệ thống Ngân hàng

Ngành ngân hàng của Ukraine là một trong những mắt xích yếu nhất trong nền kinh tế. Lãi suất chủ chốt ở mức cao nhất trong 15 năm qua và các chuyên gia ước tính nợ xấu chiếm khoảng một phần ba thậm chí là một nửa tài sản của ngân hàng.

Hơn 40 ngân hàng đã phải tuyên bố phá sản kể từ khi cuộc chiến bắt đầu, Ngân hàng cho vay lớn thứ 4 Ukraine Delta Bank cũng tuyên bố phá sản vào đầu tuần này.

4 – Công nghiệp gặp khó khăn

Vùng Donbass khu trung tâm của ngành công nghiệp nặng Ukraina. Hiện tại là khu vực ảnh hưởng nặng nhất bởi cuộc xung đột. Gần như tất cả ngành sản xuất thép, một trong ngành xuất khẩu chủ chốt của Ukraine có trụ sở tại miền Đông cũng như ngành khai thác mỏ và năng lượng.

Sản lượng công nghiệp của Ukraine đã giảm hơn 10% trong năm 2014, khi chiến tranh xảy ra buộc phải đóng cửa các mỏ khai thác và cắt đứt nguồn cung cấp cho nhà máy. Theo các dự báo cho nền kinh tế năm nay không phải là lạc quan. GDP dự kiến sẽ giảm thêm 5% vào năm 2015.

5 – Bài học lịch sử

Sự sụp đổ kinh tế đã hình thành trong thời gian dài. Giống như nhiều nước thời hậu Xô Viết, nền kinh tế Ukraine không được thiết kế như một nền kinh tế độc lập với phần còn lại của Liên Xô, nó giống như một tổ hợp hay một bộ phận trong bộ máy kinh tế Liên xô.

Trong hơn một thập kỷ sau sự tan rã của nhà nước Liên xô, Ukraine đã phải vật lộn với siêu lạm phát và năng suất thấp. Ukraine đã không thay đổi để chuyền đổi mô hình quản lý kinh tế từ thời Liên xô như các nước có hoàn cảnh tương tự.

“GDP bình quân đầu người thực tế thấp hơn năm 1992,” theo chuyên gia kinh tế Ermolenko.

Nguyên nhân cuộc xung đột hiện nay là hệ quả của nền kinh tế càng  ngày càng gặp khó khăn. Nền kinh tế Ukraine đã suy thoái thậm chí là mọt rỗng trong những năm trước cuộc biểu tình nổ ra và đỉnh điểm là cuộc cách mạng Maidan tháng 11 năm 2013.

 Thanh Trúc


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề