
Bàn tay cô đơn và tuyệt vọng của một người tị nạn miền Nam tháng 8/1968. (AP/ The Atlantic)
“Hands of a Nation” là bộ ảnh về chiến tranh Việt Nam gây ám ảnh mạnh mẽ với nhiều người.
Eddie Adams, phóng viên ảnh chiến trường của hãng tin AP tới Việt Nam trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến chống đế quốc. Cùng với việc lưu giữ hình ảnh chiến sự, Adams còn cố gắng tiếp cận với người dân Việt Nam bất cứ khi nào có thể. Năm 1968, nhiếp ảnh gia đã bắt đầu thực hiện dự án ảnh mang tên ” Hands of a Nation” – (Tạm dịch: Những bàn tay của đất nước), đặc tả đôi tay của người Việt Nam ở mọi tầng lớp từ lao động tới trí thức, từ dân thường tới binh lính, từ già tới trẻ và cả ở những con người chung nòi giống, nhưng đứng ở hai bờ chiến tuyến.
Bàn tay đất nước bận rộn với nhiều công việc, có bàn tay tái thiết, có bàn tay cầu nguyện, có bàn tay sợ hãi, có bàn tay của cái chết, và của cả sự sống,…

Dân thường học cách sử dụng súng trường trong chương trình huy động dân sự chính quyền miền Nam Việt Nam tháng 8/1968. (AP/ The Atlantic)

Cậu bé 13 tuổi bị mất một cánh tay sau một lần vấp phải bẫy mìn, che mặt khi thấy máy ảnh, tháng 8/1968. (AP/ The Atlantic)

Bàn tay một phụ nữ ở Chợ Lớn, tự đặt từng viên gạch, trát từng mạch vữa trong nỗ lực dựng lại ngôi nhà của mình đã bị tàn phá trong các cuộc tấn công, tháng 8/1968. (AP/ The Atlantic)

Người lính chuẩn bị kích hoạt kíp nổ một quả mìn trong một cuộc giao tranh, tháng 8/1968. (AP/ The Atlantic)

Những người bệnh tật và vô gia cư ở Huế nhận thuốc từ bác sỹ quân y, tháng 8/1968. (AP/ The Atlantic)

Người lính Giải phóng hút thuốc trong lúc trả lời thẩm vấn sau khi bị bắt giữ, tháng 8/1968. (AP/ The Atlantic)

Người lính Giải phóng bị thương nặng trong một cuộc giao tranh và bị bắt làm tù binh, gục đầu trên đôi bàn tay, tháng 8/1968. (AP/ The Atlantic)
MASK Online
Trả lời