Nhà phân tích chính trị cho biết, điều gì  đã khiến Putin đột ngột có ý định tuân thủ Hiệp định Minsk

Ukraina hoặc sẽ tiếp nhận Donbass ngay sau khi nước Nga quyết định tuân thủ Hiệp định Minsk, hoặc sẽ chung sống với xung đột được đóng băng.

Đó là nhận định của chính trị gia Alexander Palyi trên cổng thông tin “Hlavnôe”

“Ở Ukraina chỉ có hai kịch bản cho Donbass – sự đóng băng  xung đột hoặc thực hiện Hiệp định Minsk. Những phương án còn lại đều không thể chấp nhận được với cả Nga và Ukraina, vì vậy chúng sẽ không được thực hiện. Như thế, hoàn toàn có thể diễn ra sự đóng băng xung đột kèm theo các vụ khiêu khích định kỳ. Hoặc, Hiệp định Minsk -2 sẽ được thực thi và Donbass sẽ trở về Ukraina ” – Palyi cho biết.

Đồng thời nhà phân tích chính trị lưu ý rằng đã có tín hiệu để thực thi các thỏa thuận Minsk từ phía nước Nga.

“Nước Nga đang suy do hậu quả của các lệnh trừng phạt. Đất nước mà càng nghèo thì mong muốn của Kremlin theo đuổi các chính sách hiện hành đối với Donbass càng giảm. Trong thực tế, mỗi ngày trôi qua thì chiến thắng lại càng đến gần chúng ta hơn. Thời gian có lợi cho Ukraina và làm suy yếu nước Nga. Điện Kremlin có thể bắt đầu thực hiện Hiệp định thậm chí dưới thời Putin. Ông ta đã nghĩ về nó. Trong khu vực của ATO thực tế đã ngầm thỏa thuận ngừng bắn, số lần bắn phá đã giảm đến tối thiểu. Hiệp định Minsk đã được ký khá lâu, gần một năm, nó không được tuân thủ nghiêm túc. Rõ ràng rằng Moscow đã ra lệnh cho những người ly khai nổ súng, bỏ ngoài tai các kết quả đàm phán. Đến bây giờ Tổng thống Putin đang dự kiến đến Hoa Kỳ để tham gia lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 28 tháng Chín. Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Nga đến Hoa Kỳ kể từ năm 2007. Trước sự kiện này, Điện Kremlin đang cố gắng làm ra vẻ ủng hộ giải pháp hòa bình ở miền Đông của Ukraina “, – ông nói.

Nếu như Nga hoàn toàn từ bỏ ý tưởng về một giải pháp hòa bình, thì Ukraina có thể chuyển đổi sang phương án đóng băng các cuộc xung đột ở Donbass.
“Ukraina sẽ có thể tồn tại trong hoàn cảnh  đóng băng các cuộc xung đột. Nếu không có tái hòa nhập của khu vực này vào Ukraina, Châu Âu sẽ giúp đỡ chúng ta, và dù sao đi chăng nữa Ukraina vẫn có thể tiến hành cải tổ. Chúng ta sẽ học được cách sống cùng với chiến tranh. Trong lịch sử, Ukraina đã sống một vài trăm năm trong điều kiện đó. Do vậy, đối với người dân Ukraina thì bối cảnh này không có gì là mới mẻ “- nhà phân tích kết luận.

Nguyễn Hoàng Lân, theo facenews.ua

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề