Nga và Ukraina đạt được một số thỏa thuận về cung cấp khí đốt trong cuộc đàm phán khó khăn.

Nga và Ukraine đạt được tiến bộ vào ngày hôm nay nhằm giải quyết những tranh cãi về việc cung cấp khí đốt, tuy nhiên các nhà lãnh đạo châu Âu cho biết Moscow phải làm nhiều hơn nữa để vực dậy một lệnh ngừng bắn và kết thúc chiến tranh ở miền đông Ukraine.


Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông và người đồng nhiệm Ukraina đã đồng ý về các điều khoản của nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga “ít nhất là trong thời gian mùa đông”.

Ông cũng nói rằng Ukraine thiếu tiền để thanh toán và hy vọng các đối tác phương Tây của Kiev sẽ giúp khắc phục thâm hụt tiền mặt.

Cuộc tranh luận về thỏa thuận nhằm nối lại nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho Ukraine trước những tháng mùa đông như một sự bất ngờ sau một vòng đàm phán ở Milan như lời Kremlin nói trước đó là “đầy rẫy những hiểu lầm và bất đồng”.

Tuy nhiên, Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko cho biết một cuộc họp tiếp theo với Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng các nhà lãnh đạo Pháp và Đức đã đạt được một số tiến bộ nhằm “xoa dịu một cuộc khủng hoảng đã làm sống lại những ký ức về chiến tranh lạnh và hận thù”

“Chúng tôi có sự tiến bộ hạn chế đầu tiên về vấn đề khí đốt. Chúng tôi đã nhất trí về các điều khoản chính của hợp đồng,” ông nói và thêm rằng tất cả các bên vẫn cam kết thực hiện thỏa thuận ngừng bắn được ký kết vào tháng trước để ngăn chặn cuộc nổi dậy ủng hộ Nga.

Theo các quan chức EU các cuộc đàm phán khí đốt sẽ tiếp tục tại Brussels vào tuần tới. TT Poroshenko “vấn đề tài chính cần phải được thanh toán”.

Moscow cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine vào tháng sáu khi khoản nợ chưa được thanh toán và sự bất đồng về giá cả. Điều này đã làm dấy lên lo ngại việc quá cảnh khí đốt qua Ukraine đến châu Âu cũng có thể bị gián đoạn trong mùa đông này.

Sự cảm thông với Kiev được các lãnh đạo phương Tây thể hiện khi đến dự hội nghị Á Âu đã lần lượt nói chuyện với Nga nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ và nghiêm túc thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết vào tháng trước.

Đặc biệt Thủ tướng Đức bày tỏ sự ảm đạm. Bà cho biết vào buổi sáng thứ sáu sau khi có cuộc họp với ông Putin.

“Tôi không thể nhìn thấy một bước đột nào cho đến nay”
“Chúng tôi sẽ tiếp tục nói chuyện. Có tiến bộ về một số chi tiết, nhưng vấn đề chính là sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina tiếp tục bị vi phạm và bị đe dọa” bà nói thêm.

Bà Merkel có vị trí quan trọng trong mối quan hệ giữa EU-Nga. Bà đã đi đầu trong việc thuyết phục ông Putin thay đội chiến lược đối với Ukraina. Tại Milano bà tiếp tục làm trung gian tuy nhiên các quan chức Đức cho biết nhà lãnh đạo Nga đã không biểu hiện “sự đồng cảm mang tính xây dựng”

Một cuộc họp ban đầu đặt ra cho thứ năm đã bị trì hoãn trong nhiều giờ vì ông Putin đã đến muộn. Sau đó họ có cuộc họp hai tiếng rưỡi đồng hồ vào lúc quá nửa đêm, cả hai thừa nhận cuộc đàm phán không hiệu quả.

Ngày hôm nay bà Merkel đã khiển trách cựu điệp viên KGB của Liên Xô trước các nhà lãnh đạo EU và các nhà lãnh đạo châu Á, theo những người có mặt.

Trong bài phát biểu ông Putin đưa ra sự nghi ngờ về chủ quyền của Ukraine, bà Merkel nhắc nhở ông về thỏa thuận Budapest năm 1994, trong đó Nga đã công nhận chủ quyền và tính toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine bao gồm cả bán đảo Crimea.

Điện Kremlin cũng có vẻ không hài lòng về vòng đầu của cuộc họp – đặc biệt là bữa sáng có sự tham dự của Tổng thống Putin, Poroshenko và một loạt các nhà lãnh đạo EU.

“Các cuộc đàm phán thực sự khó khăn, đầy rẫy những hiểu lầm, bất đồng, nhưng vẫn đang diễn ra, việc trao đổi ý kiến đang được tiến hành,” phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cáo buộc một số người tham gia nhưng không nêu tên “hoàn toàn sai lệch, thiên vị, không linh hoạt, không –mềm dẻo trong cách tiếp cận theo kiểu ngoại giao”

Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết cuộc họp thứ hai đã thông suốt hơn vì ít người có mặt.

“Một thỏa thuận về khí đốt thực sự trong tầm tay, nó rất quan trọng đối với Ukraine và là sự đảm bảo cho người Nga vì họ thực sự muốn Ukraina thanh toán”, ông nói.

Ngoài ra còn có sự tiến bộ về vấn đề giám sát biên giới về cái gọi là đường ranh giới ngăn cách giữai lực lượng ly khai ủng hộ Nga và lực lượng Ukraina.

Ý, Pháp, Đức, Ukraine và Nga đã đồng ý về việc ủng hộ triển khai các nhân viên giám sát của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, họ sẽ giám sát thỏa thuận ngừng bắn, Bộ Ngoại giao Ý trong một tuyên bố.

Tuy nhiên tranh chấp vẫn còn về cuộc bầu cử địa phương tại miền đông Ukraine, ly khai thân Nga muốn tổ chức cuộc bầu cử của mình vào tháng tới. Nhưng Kiev cho biết cuộc bầu cử tiến hành cùng thời gian với cuộc bầu cử địa phương được tổ chức bởi chính quyền trung ương vào tháng Mười Hai.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 13 phản hồi cho bài viết “Nga và Ukraina đạt được một số thỏa thuận về cung cấp khí đốt trong cuộc đàm phán khó khăn.”:

  1. ngừng đánh nhau. Đình chiến 3 năm thôi. Bên nào làm tốt dân theo 🙂

  2. Anh Già viết:

    Lâu lắm tôi mới thấy một câu đúng đắn được nói ra từ bạn.

  3. Quoc Son Le viết:

    Nhìn những nụ cười hiểm và quỷ quái nom ghét thật. Cười trên đau khổ của người khác, nhìn cảnh này bỗng nhớ bài” nụ cười chua cay” của Chế Linh
    ” Thôi im đi im đi xin đừng cười vui
    Thôi im đi vui gì mà cười…”

  4. Cha cutin ngày càng bị cô đơn trên các diễn đàn chính trị..!!

  5. Duong Dung viết:

    80% dân Nga ủng hộ sau lưng thì cô đơn cái gì. Một nhà lãnh đạo lúc nào cũng mong muốn làm cho đất nước mình thành cường quốc thì họ sợ gì cô đơn. Bao nhiêu năm nay Phương tây coi thường Putin chứ nể trọng giề. Bây giờ nhìn thấy Putin vực nước Nga đứng dậy thì lại bày trò cấm vận, cô lập nọ kia….Tại sao, tại vì họ SỢ…

  6. Anh Già viết:

    Thành cường quốc tức là đi xâm lược láng giềng ?

  7. Duong Dung viết:

    cường quốc thì họ thích có đệ tử đứng xung quanh tiền hô hậu ủng. Ukr đang đi trái quy luật đó 🙂

  8. Suy cho cung putin lam the la dug.do bi cac nc doa nat. Vi du viet nam chan han luc nao cug bi bat nat ko ak

  9. Nụ cười nham hiểm của ngài mặt dơi tai chuột Puler

  10. Ba Long viết:

    Putin là con ng cứng rắn. Nhưng nhân hậu ngoài mặt thì cứng rắn với uk với mỗi một mục đích chính là cảnh cáo,rằn mặt mỹ và eu. Chứ thực chất trong lòng lúc nào cũng thương,yêu th em uk. Bằng chứng như mọi ng đã thấy:giá khí đốt bán cho uk bất kể khi nào cũng sẽ rẻ hơn eu …và còn nữa.bất kể khi nào cũng sẽ bảo vệ th em trước sự cám dỗ của mỹ và eu

  11. Khanh Le viết:

    Ko làm được như người ta thì đừng phê phán gì người ta cả các bác à

Trả lời Duong Dung Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề