Nga và các nước láng giềng gia tăng căng thẳng

Mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Nga với các nước láng giềng châu Âu trở nên tồi tệ trong tuần qua với một loạt các sự việc về ngoại giao, chính trị và kinh tế, nhấn mạnh các động thái phức tạp trong hành động ở Đông Âu.

Theo hãng tin nhà nước Nga Interfax đầu tuần trước công tố Nga bắt đầu xem xét “tính hợp pháp” của các nước cộng hòa Liên xô cũ khi tuyên bố độc lập vào năm 1991, đó là ba quốc gia Baltic – Estonia, Latvia và Lithuania. Báo cáo này được đưa ra chỉ một tuần sau khi chính phủ Nga tuyên bố “năm 1954 công nhận chủ quyền của Ukraine đối với bán đảo Crimea là vi hiến.”

Đây sẽ là lời biện minh hồi tố sau này cho việc Nga xâm lược Crimea năm ngoái và “thôn tính” những khu vực những tháng sau đó.

Điều này dễ hiểu lý do làm cho nhiều người trong ba quốc gia Baltic lo lắng. Nga ngày càng hung hăng trong khu vực, điều máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và các hạm đội hải quân tiến gần và đôi khi xâm phạm lãnh thổ các nước láng giềng.

Tuy nhiên các nước cộng hòa Baltic là thành viên của khối nên một cuộc tấn công vào họ có nghĩa là tấn công vào toàn bộ Nato, trong đó có Hoa Kỳ. “Chỉ có kẻ điên mới nghĩ Nga tấn công NATO” đây là lời khẳng định của ông Putin được xác nhận bởi Chánh văn phòng Tổng thống Nga Sergei Ivanov.

“Chúng ta đang nói về một con voi và một con chó puc, một con quái vật và một con mèo nhà,” Ivanov được truyền thông nhà nước Sputnik News dẫn lời. “Đó là sự so sánh về ngân sách quân sự của chúng tôi. Chúng tôi có những tài sản quân sự khác nhau, nhưng câu hỏi quan trọng hiện nay là: “Tại sao chúng ta làm điều này?” Bạn có nghiêm túc nghĩ rằng chúng tôi muốn mở ra cuộc chiến tranh với NATO? Có phải chúng ta muốn tự tử?”

Vào thứ Tư, văn phòng Tổng công tố Nga  đã bắt đầu kiểm tra tính hợp pháp của việc công nhận tuyên bố độc lập của các nước vùng Baltic là Estonia, Latvia và Lithuania. Những nước này thuộc Liên bang Xô Viết trước khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Tuy nhiên, đó không phải là sự kết thúc của căng thẳng trong tuần với các nước láng giềng. Đó là cuộc đàm phán giữa Moscow và Ukraine về cung cấp khí đốt bị phá vỡ và Nga đã cắt nguồn cung khí đốt cho người hàng xóm thân phương Tây.

Cuộc đàm phán trở nên  phức tạp bởi sự xâm lược Crimea và hỗ trợ cho quân nổi dậy ở miền Đông Ukraine, những người ly khai đấu tranh để tách rời khỏi chính phủ Kiev và được sáp nhập vào Nga. Cuộc đàm phán đổ vỡ bởi vấn đề giá cả. Nga tuyên bố trong cuộc khủng hoảng năng lượng rằng sẽ không giảm giá khí đốt tự nhiên cung cấp cho Ukraine.

Alexei Miller, Giám đốc điều hành tập đoàn dầu mỏ và khí đốt Gazprom, cho biết, “Gazprom sẽ không cung cấp khí đốt cho Ukraine với bất cứ giá nào nếu họ không thanh toán trước.”

Đàm phán dự đoán sẽ tiếp tục trở lại trong một thời điểm nào đó chưa xác định, cho dù Ukraine đang ở vị trí tốt hơn trong cuộc thỏa thuận vào mùa hè so với mùa đông, khi mùa đồng đang đến gần giá khí đốt sẽ tăng vọt và người dân sẽ cần khí đốt hơn để sưởi.

Cuối cùng trong một cuộc xung đột ngoại giao, Bộ Ngoại giao Nga hôm thứ Tư xác nhận Phần Lan đã từ chối cấp thị thực nhập cảnh cho sáu thành viên của Nghị viện Nga, những người đã lên kế hoạch để tham dự một cuộc họp của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu. Trong số sáu người thì ba là thành viên cao cấp của cơ quan lập pháp Nga, bao gồm cả phát ngôn viên Duma Quốc gia Nga Sergey Naryshkin, Leonid Slutsky và Alexey Pushkov, người trong ủy ban quan trọng có liên quan đến quan hệ Nga với châu Âu.

Ba người này đều nằm trong danh sách trừng phạt của Liên minh châu Âu sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Các quan chức Nga thường xuyên lên án các biện pháp trừng phạt và trừng phạt từ EU được giật giây bởi Hoa Kỳ. Hôm thứ Tư các thượng Nghị sỹ Nga đã lên án động thái này và gọi đó là biểu hiện sự mất mát của các nước EU về tự chủ.

“Chúng tôi rất thất vọng về quyết định này,” phát ngôn Valentina Matviyenko nói. “Một lần nữa chúng tôi  nhấn mạnh rằng các nước EU, dưới vỏ bọc của cái gọi là tinh thần đoàn kết, đã mất chủ quyền và mất độc lập.”

Tương tự như vậy Bộ Ngoại giao Nga đã lên án động thái này bằng cách triệu hồi đại sứ Phần Lan tại Moscow và tuyên bố: “Quyết định của EU không thể biện minh cho hành động của Phần Lan từ những cam kết trước Quốc tế khi quốc gia này đăng cai hội nghị thường niên của OSCE.”

Căng thẳng xảy ra trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đang có kỳ nghỉ tại Siberia và không có bình luận nào từ văn phòng của ông.

 Theo Thefiscaltimes


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề