Nga hết thống trị thị trường khí đốt châu Âu?

Sau khi Nga thông báo đạt thỏa thuận xây đường ống dẫn khí đốt đến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Hy Lạp hồi cuối năm 2014, giới phân tích nhận định dự án này mang động cơ chính trị nhiều hơn là kinh tế.

Với dự án này, Nga có ý định chấm dứt cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua đường ống ở Ukraine trong 3 năm tới. Cụ thể, Nga sẽ dùng đường ống công bố trên để đưa khoảng 60 tỉ m3 khí đốt, chiếm 40% lượng xuất khẩu sang châu Âu, đến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Hy Lạp. Việc phân phối tiếp theo, trong đó có xây dựng đường ống mới, là trách nhiệm của EU.

Theo giới phân tích, mục tiêu của dự án này không nhằm bán thêm khí đốt hoặc vận chuyển hiệu quả hơn mà là loại bỏ vai trò trung gian của Ukraine. Theo trang tin The Christian Science Monitor (Mỹ), Nga đã xem Ukraine là đối tác vận chuyển không đáng tin kể từ khi xảy ra cuộc Cách mạng Cam năm 2004. Cuộc chiến khí đốt giữa 2 nước từng khiến châu Âu lãnh đủ trong 2 năm 2006 và 2009 do nguồn cung bị gián đoạn.

Nga chỉ mới đạt phân nửa mục tiêu nói trên vào năm 2011, thời điểm đường ống Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) chạy dưới đáy biển Baltic đi vào hoạt động để đưa khí đốt trực tiếp đến Đức, khách hàng quan trọng nhất của Moscow. Dự án South Stream (Dòng chảy phương Nam), dùng để cung cấp khí đốt trực tiếp cho khách hàng ở Trung và Nam Âu, đã bị Moscow hủy vào tháng rồi do căng thẳng liên quan đến Ukraine.

Sự thật là cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ chưa đạt được thỏa thuận đầy đủ về đường ống nói trên, cũng tức là vẫn chưa rõ thời điểm bắt đầu dự án được cho là tốn kém và kéo dài nhiều năm này. Một số nhà bình luận thân Moscow cho rằng đây là bước đi “khôn ngoan” bởi nó không chỉ làm bối rối những nước châu Âu có lập trường chống Nga mà còn tăng vị thế mặc cả của nước này đối với EU.

Tuy nhiên, trong khi cây bút Lawrence Williams của Mineweb cho rằng việc ngừng vận chuyển khí đốt bằng đường ống qua Ukraine là “một sự leo thang mà EU chưa chuẩn bị tốt để đối phó” thì ông Mikhail Krutikhin – một chuyên gia tại Công ty Tư vấn năng lượng RusEnergy (Nga) – lại đánh giá những chính sách của Điện Kremlin chỉ là phản ứng rời rạc trước sự đoàn kết của EU trong việc duy trì các biện pháp trừng phạt Nga.

“Dự án Thổ Nhĩ Kỳ chỉ mới là ý tưởng. Dường như Điện Kremlin chỉ đang tìm cách tống tiền châu Âu nhưng họ có thể đánh mất thị trường lớn nhất của mình… Với tôi, bước đi này thể hiện sự tuyệt vọng chứ không khôn ngoan chút nào” – ông Krutikhin lo ngại.

Tương tự, trang tin Business Insider nhận định Moscow đang mất dần sự thống trị đối với thị trường khí đốt châu Âu. Hai yếu tố từng giúp khí đốt Nga duy trì thế độc tôn – các chính sách của châu Âu và mùa đông giá rét – đều đã thay đổi.

Vào năm 2009, EU thông qua quy định không cho Nga vừa sở hữu vừa kiểm soát các đường ống khí đốt đi qua lãnh thổ khối này. EU cũng luôn tìm cách đa dạng hóa nguồn cung, đồng thời tạo liên kết mới giữa các nước phụ thuộc vào khí đốt Nga để độc lập hơn. Hơn nữa, mùa đông năm nay không quá khắc nghiệt nên mức tiêu thụ ở châu Âu còn thấp trong khi lượng dự trữ vẫn dồi dào.

Theo nld


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 8 phản hồi cho bài viết “Nga hết thống trị thị trường khí đốt châu Âu?”:

  1. Phúc Lai viết:

    Hôm nọ thấy có bác nào bảo “Nga bắt tay OPEC làm khó Mỹ” Anh Già ợ. Dẫn con số hơn 1000 giàn khoan của Mỹ đóng cửa. :v

  2. Gio Heo May viết:

    Ngay hom qua ,duong ong dan khi dot sang chau Au da bi Nga khoa roai…

  3. Phúc Lai viết:

    Châu Âu sắp chết rét rồi Anh Già ạ.

  4. Anh Già viết:

    Hiii. Bác viết bài làm gì Phúc Lai?

  5. Anh Già viết:

    Bác chỉ có mỗi bài viết để chống đói bác có dám để đó ngắm hay cho ng khác kg? Hay phải bán? Một ng mua 1 triệu. Một ng mua 500. Kể cả bác ghét hay yêu bác bán cho ai? Cứ nhớ cái thằng mua 500 còn lâu mới mua và nó mua 1 tháng chỉ hai bài. Bác có cần dùng máy tính kg? Hay chỉ tính nhẩm.

  6. Phúc Lai viết:

    Thế cuối cùng thì Anh Già muốn giề? 😀

  7. Anh Già viết:

    Muốn biết bác là ng khôn hay dở. Thị trường năng lượng của Nga tại châu Âu trc năm 2000 44%. Sau 2006 35% sau năm 2008 hơn 30% hiện tại 28%. một nửa ngân sách 277ty là từ năng lượng. Gaz góp 40%. Thị trường châu Âu 1 năm là 168 tỷ mét khối. Cắt khí đốt sang châu Âu thì 140 tỷ mét khối bán cho ai?

Trả lời Phúc Lai Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề