Nga – Đế quốc cuối cùng của châu Âu

Andrius Kubilius, nghị sỹ Lithuanian Seimas, cựu Thủ tướng chính phủ đã trả lời các câu hỏi của phóng viên báo “tiếng nói Hoa Kỳ” Nga về Nga, Ukraine và phương Tây, và các mục đích của Vladimir Putin.

Alex Grigoriev: Ngài đã lãnh đạo Lithuania và đã buộc phải tìm một ngôn ngữ chung với Nga và các nước phương Tây. Có thể so sánh: đã khó khăn như thế nào để xây dựng quan hệ với Mỹ và Nga?

Andrius Kubilius: Thật khó để so sánh. Hoa Kỳ và cộng đồng phương Tây, chúng tôi xem là bạn bè. Chúng tôi rất vui mừng vì sau 50 năm bị chiếm đóng đã có thể quay trở lại cộng đồng này – đó là một sự trở về nhà.

Nước Nga – hàng xóm của chúng tôi, một người hàng xóm tốt. Chúng tôi có kinh nghiệm lịch sử: trong vài trăm năm qua chúng tôi đã phải chịu đựng những gì đến từ Nga. Và vì vậy chúng tôi có một lợi ích chiến lược tuyệt vời – xem Nga là một người hàng xóm tốt.

Nhưng chúng tôi cũng hiểu được thực tế ngày nay: Nga có thể trở thành một người hàng xóm tốt khi nó có thể vượt qua những gì là đau khổ ngày hôm nay – hậu đế phức tạp về tâm lý và chính trị. Nga là đế chế cuối cùng trên lục địa châu Âu, trải qua quá trình lịch sử tự nhiên của sự phân rã. Sự sụp đổ của đế chế diễn ra rất khó khăn, có thể nhớ lại đế quốc Pháp và Anh đã diễn ra như thế nào – có quá nhiều vấn đề tâm lý khác nhau ở Paris và London. Moscow cũng đang gặp một vấn đề tương tự, mặc dù họ là sâu nặng hơn nhiều so với những người kia ,ví dụ như ở Pháp. Có thể nhớ lại rằng khi Algeria và Bắc Phi bắt đầu ra đi rời bỏ nước Pháp, nó đã phải trả qua những vấn đề chính trị nội bộ rất lớn: chỉ Tổng thống de Gaulle đã có thể ổn định tình hình bằng cách loại bỏ các hội chứng hậu đế.

Nước Nga tạm thời không đi qua cái đó và đang cố gắng để hỗ trợ nỗi nhớ buồn hậu đế. Chiếm đóng Crimea, những cố gắng để thực hiện gây hấn ở phía đông của Ukraine – đó là những cố gắng để hòng quay trở lại một dạng đế quốc nào đấy. Theo quan điểm lịch sử, thì đó là vô vọng. Đây có thể là một cái giá rất lớn phải trả bằng máu , nhưng dù sao, tôi không biết có một minh chứng nào khi ai đó đã thành công ngăn chặn được sự sụp đổ của đế chế. Người ta có thể tạm dừng, còn dừng lại hẵn  – thì hoàn toàn không có cách nào.

Vì vậy, câu hỏi về thời gian – nó sẽ kéo dài bao lâu , để đến một lúc nào đấy nước Nga sẽ trở thành một quốc gia châu Âu bình thường. Tuy nhiên, tôi không nhìn thấy khả năng đó xảy ra khi lãnh đạo của Nga là Putin. Và ông ta có thể lãnh đạo quốc gia này thêm trong vòng 20-25 năm nữa, Hiến pháp sẽ không cho phép để thay đổi chế độ. Ông ta có thể ở lại lãnh đạo đến khi mà sức khỏe vẫn còn cho phép . Điều đó cũng có nghĩa rằng tại thời điểm này sẽ không có gì thay đổi theo hướng tốt hơn mà nó sẽ chỉ tồi tệ đi. Chúng ta phải sẵn sàng cho cái đó .

AG:. Theo cách nhìn của ngài thì mối đe dọa từ phía Nga cho các nước Baltik nghiêm trọng như thế nào? Lithuania, Estonia và Latvia đang hiểu rằng họ chưa sẵn sàng để bảo vệ mình trong trường hợp cần thiết và NATO nên hành động?

AK:. Các mối đe dọa nghiêm trọng bởi vì để hiểu được động cơ của điện Kremlin và Putin là rất khó khăn. Tính hợp lý trong những hành động này không. Có những cảm xúc, có những nỗ lực để sử dụng một số cơ hội nào đấy nếu chúng xuất hiện.Và các cơ hội sẽ phát sinh xuất hiện , nếu phương Tây không chứng tỏ sức mạnh của mình về ý chí và sẽ không ngăn chặn việc gây hấn của ông Putin ngay tại chỗ.

Bản thân tôi đã gặp gỡ với Thủ tướng Putin trong năm 2010. Ông ta là thủ tướng, và tôi cũng là Thủ tướng Chính phủ. Chúng tôi đã nói chuyện với nhau đâu mất nửa giờ. Đó là một cuộc họp không chính thức tại dinh biệt thự của ông ở Novo-Ogaryovo. Tôi bước ra và nói với các cố vấn của mình, “Các Bạn biết đấy, tôi nghĩ rằng tôi biết anh chàng này.” Putin lớn tuổi hơn tôi một vài năm, các điều kiện thời Xô Viết đã tạo ra giống nhau cho chúng tôi, và ông ta đã làm tôi nhớ về chàng trai đến từ vùng ngoại ô của Vilnius. Ở Chúng tôi có một khu vực nơi đã từng  sống những người nói tiếng Nga, và ở họ có một phong cách hành vi luôn luôn là cơ bắp (sức mạnh). Với họ để thương lượng rất là khó nếu họ cảm thấy bạn yếu ớt, thì họ được đà lấn tiếp .

Và chúng ta bây giờ vẫn thấy cái đó. Nếu không ngăn lại ông ta , cho thấy sức mạnh của mình, ông ta có thể đi lấn tiếp –và sẽ không có ai biết đi đâu. Như đang ở Ukraine, và cũng sẽ như ở chúng ta. Ông ta có thể cố gắng thử: là NATO sẽ bảo vệ các thành viên của mình mạnh như thế nào? Đơn giản chỉ cần thử xem sao ! Đấy có thể là một động lực hung hăng nào đấy cho ông ta về phía chúng tôi.

AG: Người ta nhận ra rằng Putin sử dụng thông tin như là một vũ khí – công tác tuyên truyền đại chúng để thu hút những người ủng hộ ở các nơi sỏ tại … cái đó ảnh hưởng đến Lithuania thế nào.?

AK : Tất cả sự tuyên truyền này chủ yếu hướng tới đầu tiên là những người xem truyền hình Nga. Chúng ta có 7 phần trăm người dân nói tiếng Nga, khoảng bảy phần trăm cư dân gốc Ba Lan, người cũng có thể ngó xem truyền hình. Có thể tác động đến họ. Vì vậy, chúng tôi đang tìm cách để phản tuyên truyền này, bằng việc tạo ra các công cụ thông tin mới, bao gồm đóng cửa một số  kênh tuyên truyền của Nga.

Nhưng rõ ràng ở Moscow cũng thừa hiểu về tầm quan trọng của cái gọi là chiến lược “quyền lực mềm.” Chúng tôi đã xem xét tài liệu của họ. Ví như ngài Kosachev, mà từ lâu đã là người đứng đầu ủy ban trong Duma Quốc gia, và sau đó nó Putin bổ nhiệm làm người đứng đầu cơ quan hợp tác của Nga, chịu trách nhiệm cho việc thực hiện chiến lược “quyền lực mềm” của Nga, đã nói chuyện rất thẳng thắn. Rằng vấn đề chính ở các nước như Lithuania, Ba Lan, trong không gian cũ dưới tầm ảnh hưởng của Moscow là các tầng lớp chính trị quá pro-phương Tây. Và để tránh sự ảnh hưởng của các tầng lớp chính trị trong nước của chúng tôi, điện Kremlin cần tập trung nỗ lực của họ để thu hút mọi người, như họ nêu ra. Và để làm điều đó, đưa ra câu hỏi: ” nhóm lợi ích có thể chọn con đường sai lầm, bởi vì ở phương Tây không có gì tốt đẹp?”. Chúng tôi đã thấy một loạt sáng kiến ​​như vậy.

AG: Trong “chiến tranh lạnh” tuyên truyền của Liên Xô và phương Tây đã sử dụng một số tư tưởng sáo rỗng. Điều gì, theo ý kiến ​​của ngài, nên nói cho những người sống ở Nga?

AK : Chúng tôi muốn có một người hàng xóm tốt, sẽ sống trên cùng một quy tắc thông thường cũng giống  như chúng ta đang sống trên lục địa châu Âu. Điều này tạo ra cơ hội hợp tác và cho phép sự phát triển của đất nước họ, để họ đạt được thành công về mặt kinh tế và xã hội.

Lithuania là một ví dụ tốt. Khi chúng tôi trở thành một thành viên của Liên minh châu Âu, nền kinh tế của chúng ta trong 10 năm qua đã phát triển rất nhanh và hiện tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt khoảng 75% mức bình quân của EU. Dân Ukraine chọn con đường cùng chính như vậy.

Hành vi hung hăng của ông Putin về Ukraina do thực tế ông ta hiểu rất rõ rằng tấm gương Ukraine phát triển thành công, xúc tiến thành công đến châu Âu có thể là một chất xúc tác hiệu quả cho sự thay đổi trong thái độ của người dân Nga.

Và chế độ của ông Putin đang cố gắng để đạt được cái gì? Tôi nghĩ rằng một trong những cuốn sách mới thú vị nhất đã xuất hiện ở Washington, giáo sư Karen Davisha “Chế độ đạo tặc của Putin” chỉ cho thấy rằng Nga đã hình thành một kim tự tháp quyền lực, mà các thành viên của nó đã tậu được những khoản tài sản cá nhân lớn. Và đối với những người này để bảo vệ chế độ của mình sẽ là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất. Thành công của Ukraine sẽ trở thành một mối nguy hiểm rất lớn cho một chế độ như vậy.

 Voice of America


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề