Nga: Bán vũ khí không thể lấp chỗ trống do giá năng lượng sụt giảm (tiếp theo)

Nga vẫn phải phụ thuộc vào công nghệ khai thác của phương Tây

PHần I – NGA: BÁN VŨ KHÍ KHÔNG THỂ LẤP CHỖ TRỐNG DO GIÁ NĂNG LƯỢNG SỤT GIẢM

Phần 2 (tiếp theo) Khi thế giới đồng lòng đối phó chủ nghĩa bành trướng từ Nga

Nhưng xuất khẩu vũ khí Nga chỉ mang lại một phần nhỏ đối với đóng góp cho ngân sách Nga. Ngân sách Nga phụ thuộc phần lớn vào năng lượng và xuất khẩu tài nguyên. Trong đó năng lượng chiếm một nửa cho ngân sách.

Mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng trước đó của ông Putin là 6% một năm nhưng bộ trưởng tài chính Nga Siluanov cho biết  “Ngân sách liên bang sẽ giảm 80 tỷ Rub, năm 2016 là 22 tỷ Rub, năm 2017 là 270 tỷ Rub. Tất nhiên thực tế thì còn tệ hại hơn nữa.

Trong tình thế khó khăn Nga đã ban hành luật thuế đối với những công ty và cá nhân Nga ở nước ngoài phải nộp thuế tại Nga. Điện Kremlin ủng hộ việc áp dụng trở lại thuế doanh thu bán hàng nhằm vực dậy tình trạng khó khăn của ngân sách trong bối cảnh những bất ổn kinh tế trầm trọng đang xảy ra sau những đòn trừng phạt của phương Tây.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM) tại Milan hôm 17/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay ngăn chặn sự sụt giảm của giá dầu, nếu không nền kinh tế thế giới sẽ có nguy cơ “sụp đổ”.

Ngân sách năm 2014 của Nga hoạch định dựa trên kỳ vọng giá dầu trung bình ở mức 100 USD/thùng và 90 USD/thùng cho quý 4. Với việc mỗi thùng dầu giảm 1 USD, tức ngân sách Nga sẽ mất đi 2 tỷ USD.

Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên giá dầu giảm gây ra những khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dầu vốn đem lại một phần lớn thu nhập quốc gia của nước Nga. Nhưng nếu như những lần giảm giá dầu khác chỉ có tác dụng khiến ngân sách vốn một nửa đến từ xuất khẩu dầu của Nga bị giảm sút, thì việc giá dầu tụt xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm qua và vẫn có chiều hướng tiếp tục giảm ở thời điểm hiện tại lại đang có nguy cơ trở thành mối nguy có làm sụp đổ nền kinh tế Nga. Đồng Rup đang là đồng tiền có tốc độ mất giá nhanh nhất thế giới trong thời gian qua, hàng hóa khan hiếm và lạm phát tăng vọt đe dọa đẩy nền kinh tế Nga vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng.

Tất cả đều bắt nguồn từ những căng thẳng trong quan hệ kinh tế giữa Nga và các nước phương Tây xung quanh việc Nga sát nhập bán đảo Crimea, đã dẫn đến việc Mỹ và EU áp lệnh trừng phạt kinh tế với Nga. Các lệnh trừng phạt này cộng với những bất ổn đã và đang dẫn tới những hậu quả trầm trọng cho nền kinh tế Nga.

Trước hết, nó ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị đồng Rup, việc khan hiếm ngoại tệ do các lệnh trừng phạt kinh tế đã khiến đồng Rup đang có tốc độ mất giá vào loại hàng đầu thế giới. Nghịch lý là những động thái được coi là trả đũa của chính phủ Nga, như cấm nhập khẩu một số mặt hàng từ Mỹ và EU, lại càng khiến giá cả tăng vọt do hàng hóa trở nên khan hiếm và đồng Rup mất giá nhanh hơn.

Đồng Rup mất giá với tốc độ chóng mặt buộc chính phủ Nga phải sử dụng đến quỹ dự trữ ngoại hối để làm chậm lại đà mất giá của đồng tiền quốc gia. Chỉ tính riêng từ tháng 9 tới nay, gần 4 tỉ USD đã được Ngân hàng Trung ương Nga tung ra để giữ giá đồng Rup. Tính đến thời điểm hiện tại, lượng dự trữ ngoại hối của Nga đã giảm gần 60 tỉ USD kể từ đầu năm và đang có nguy cơ tụt giảm hơn nữa.

Tuy nhiên ngoài năng lượng, ngành khai thác than cũng là một phần rất quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh năng lượng của nước này. 1/3 nguồn cung cấp than của thế giới là từ Nga, chủ yếu ở khu vực Siberia. Năm 2012, Liên bang Nga đã thông qua chương trình phát triển than dài hạn. Mục đích chính là để tăng sản lượng than hàng năm của Nga lên 430 triệu tấn. Cơ sở đầu tiên để đạt được mục tiêu này là do Nga có nguồn dự trữ than lớn. Thứ hai là dựa vào những công nghệ chuyên biệt thường được mua từ các nước khác, đặc biệt là các nước phương Tây. Tình trạng cạn kiệt hiện nay tại các cơ sở khai thác của Nga cho thấy một nhu cầu cần thiết trong việc nâng cấp ngay lập tức đối với 60% các địa điểm sản xuất trong lĩnh vực này (139 mỏ lộ thiên và 93 mỏ dưới lòng đất).

Hiện nay, thị trường than từ Nga bị chi phối bởi các công ty như Becker Mining Systems (Đức), Xây dựng Khai khoáng Sandvik (Phần Lan) và Liên minh xuất khẩu Công nghệ khai thác của Séc. Các mỏ lộ thiên không thể hoạt động nếu không có các thiết bị được cung cấp bởi các công ty như Caterplillar, Hitachi, Liebherr, Komatsu hoặc Terex. Trước đó, hầu hết các mỏ than Nga (cả than nâu và than bitum) hoạt động nhờ vào công nghệ của Liên Xô cũ.

Các công nghệ nước ngoài cũng rất cần thiết đối với các mỏ quặng kim loại. Ví dụ, trong các mỏ vàng và bạc của Nga, chỉ có máy móc của 3 công ty được sử dụng: Atlas Copco (Ba Lan), Hitachi và Komatsu (Nhật Bản). Mặc dù than đá, bạc, vàng và các kim loại khác vẫn là một trong những thành phần rất quan trọng trong ngành công nghiệp Nga, nhưng dầu khí còn quan trọng hơn. Nguồn dự trữ của Nga có vai trò lớn, nhưng giá cả và chi phí vận chuyển còn đóng vai trò lớn hơn. Giá dầu tăng lên trong những năm qua đã đóng góp phần lớn các nguồn thu ngân sách của Nga.

Về khai thác dầu, hơn 30 cơ sở hoạt động quy mô lớn trên lãnh thổ Nga được điều hành bởi các công ty quốc tế như Exxon Mobil, Shell, Chevron, Conoco Philips hay Mitsubishi. Hầu hết trong số chúng hoạt động ở miền tây Siberia, một phần thuộc châu Âu của Nga, chẳng hạn như các vùng Volgograd, Murmansk, Orenburg và Kirov, Krasnoyarsk và Yakutia.

Tuy nhiên, không chỉ có nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Nga, các công ty của Nga cũng đã tìm kiếm cơ hội đầu tư tiềm năng ở nước ngoài. Các hướng đầu chính đang đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Nga bao gồm châu Âu, châu Phi và Trung Đông. Gần đây, đầu tư của Nga tại Đông Nam Á được công bố như là một mục tiêu chiến lược, trong khi đầu tư của Moscow ở Bắc và Mỹ Latinh là thấp nhất.

Gazprom là công ty lớn của Nga hoạt động chủ yếu ở châu Âu, tại các nước như Ba Lan, Lithuania, Hungary, Moldova, Romania, Serbia, Belarus, Đức, Italy, Anh và Áo. Ngoài ra, cũng có những công ty năng lượng công nghiệp khác của Nga hoạt động ở khu vực này như Rosneft (ở Đức, Latvia, Italy, Estonia), Lukoil (ở Romania, Italy, Bulgaria, Hà Lan) và Zarubezhneft (ở Bosnia và Herzegovina). Gazprom Neft và Lukoil cũng có lợi ích rộng ở Trung Đông (Iraq, Ai Cập) và châu Phi (Sierra Leone, Ghana). Công ty Rosneft của Nga là thành công nhất tại thị trường Bắc Mỹ.

Năm 2013, điện Kremiln đã nhận ra rằng sẽ là một sai lầm khi phát triển nền kinh tế chỉ dựa vào nguồn tài nguyên của mình, vì vậy Moscow đã tìm cách đa dạng hóa trong lĩnh vực này. Nga cũng đã thành lập các đặc khu kinh tế, giảm thuế và nới lỏng tín dụng, kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo ra môi trường kinh doanh thân thiện. Nhờ vậy, Nga đã cải thiện thứ hạng của mình trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới về kinh doanh, từ vị trí 111 năm 2012 lên vị trí thứ 92 năm 2013. Nhưng năm nay, Nga được cho là sẽ mất đi 90 tỷ USD vì các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.

Những biện pháp trừng phạt trên cũng đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp năng lượng của Nga. Hiện nay, các công ty Mỹ cần có sự cho phép đặc biệt của Bộ Thương mại nước này mới được xuất khẩu máy khoan sang Nga. Các nhà sản xuất châu Âu không thể bán công nghệ khai thác tiên tiến cho Rosneft, Transneft và Gazprom Neft. Theo các chuyên gia, các biện pháp trừng phạt sẽ không ảnh hưởng đáng kể đối với ngành công nghiệp hiện nay của Nga, nhưng chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực đến tương lai của nó.
Nếu không có công nghệ phương Tây, Nga sẽ khó có thể khai thác nguồn tài nguyên của mình và khoan trong điều kiện khắc nghiệt. Việc thiếu vốn phương Tây trong lĩnh vực này cũng sẽ cản trở sự phát triển kinh tế Nga. Trong khi Nga hiện đang được xếp hạng là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới với nợ công tương đối thấp, vị trí này có thể sẽ thay đổi, chủ yếu là do các biện pháp trừng phạt đối với ngành năng lượng Nga.

Tương lai phát triển của ngành công nghiệp năng lượng Nga phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn và công nghệ phương Tây, trong khi các biện pháp trừng phạt đang ngày một thắt chặt. Sự thành công của kinh tế Nga phụ thuộc vào nguồn hydrocarbon, vốn khó có thể khai thác hiệu quả mà mà không cần công nghệ của phương Tây. Do đó, điều cần thiết hiện nay là Nga cần phải xây dựng một nền kinh tế thị trường tự do ổn định để tạo ra sự thịnh vượng lâu dài.

Nhưng những mục tiêu của Nga đã hoàn toàn bị phá vỡ vì cơ cấu nền kinh tế xoay quay các tập đoàn do Kremlin  chi phối. Nga đã tìm kiếm những thị trường mới như hợp đồng ký kết với Trung Quốc, bán vũ khí cho Trung Quốc. Tuy nhiên Nga đã không còn là người chiếm thế thượng phong và ra giá cho những hợp đồng của mình mà là dạng chữa cháy, “có là tốt rồi”,  chỉ mang tính chất cấp bách, trước mắt và trong ngắn hạn vì bản thân Trung quốc không nằm trong những nước đã ký kết về luật ô nhiễm môi trường. Họ sẽ chọn nguồn năng lượng giá rẻ để sản xuất. Một điều dễ nhận ra Nga ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế, về thị trường xuất khẩu.

Giá dầu hạ dẫn đến giá Gaz hạ theo vì theo những hợp đồng được ký kết giá Gaz do giá dầu quyết định. EU đang tiến hành đàm phán lại về giá Gaz khởi đầu là Balan.

Về lâu dài, Nga vẫn cần phải hàn gắn lại mối quan hệ kinh tế với Mỹ và EU, những thị trường quan trọng nhất của hàng hóa Nga và cũng là những nhà đầu tư quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nền kinh tế Nga.

Thực tế đã chứng mình sự cấm vận của Mỹ, EU và Nato đã ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế Nga, lớn hơn rất nhiều so với dự đoán của chính phủ Nga. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế Nga-EU. Sự cô lập đối với Nga có thể đẩy Nga vào tình trạng suy kiệt khi chiến lược về chính trị của Putin không thay đổi. Số tiền khổng lồ dành cho quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, cho Crimea, cho những vùng đóng băng. Nga có thể lấy số tiền từ cựu Tổng thống Yanokovic để tri trả cho việc này, cung cấp vũ khí cho ly khai Ukraina có thể lấy từ những kho hàng tồn, nhưng Crimea hoàn toàn bị cô lập, LuganDon cũng trong tình trang tương tự Nga sẽ phải tính toán ra sao?

Chắc chắn rằng kinh tế Nga sẽ còn gặp khó hơn rất nhiều so với hiện tại và liệu Kremlin sẽ làm thế nào để vực dậy nền kinh tế của họ sẽ là bài toán nan giải: Buông Ukraina hay tiếp tục bất chấp để tiếp tục đưa nước Nga vào khủng hoảng hoặc Nga sẽ chấp nhận quay trở lại mô mình kinh tế tự túc tự cấp thời Liên Xô và dựa hoàn toàn vào công nghệ Trung Quốc? Khi nền kinh tế khó khăn ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống người dân liệu họ còn tiếp tục ủng hộ Kremlin hay không? Hay sẽ nổ ra một cuộc cách mạng mang tên “Quảng Trường Đỏ”? Tất cả điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào đường lối chiến lược của Putin.

Khi đã tham gia vào guồng quay của nền kinh tế toàn cầu Nga phải chấp nhận luật chơi. Nếu thoát ra khỏi đó Nga sẽ là kẻ mất mát nhiều nhất có thể dẫn đến như một đế chế hùng mạnh thời chiến tranh lạnh “Đại Sô Viết”


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Nga: Bán vũ khí không thể lấp chỗ trống do giá năng lượng sụt giảm (tiếp theo)”:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề