Mỹ, Ả Rập Xê-út thao túng giá dầu mỏ để ′hạ bệ′ Nga?

Phải chăng Ả Rập Xê-út đang cộng tác với Mỹ phát động một cuộc chiến giá dầu nhằm kìm cương hoặc ít nhất làm giảm sự phụ thuộc của thế giới vào các ông lớn năng lượng như Nga và Iran?

Bài viết mang tiêu đề “Pump War?” của nhà bình luận Thomas Friedman trên tờ New York Times hôm 14/10 có viết: “Không ai có thể dám chắc liệu liên minh dầu mỏ Mỹ – Ả Rập Xê-út đã chủ tâm tính toán hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên về mặt lợi ích. Tuy nhiên, rõ ràng họ đang cố gắng đối phó với Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei. Điều chính xác mà Mỹ và Ả Rập Xê-út muốn làm với giới lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô cũ là: khiến họ phải phá sản khi hạ giá bán dầu mỏ”.

Theo đó, tờ Arab News nhận định không có gì đáng ngạc nhiên khi giới lãnh đạo thường tìm cách tạo lập mối liên kết giữa dầu mỏ và chính trị.

Dầu mỏ hay còn gọi là vàng đen được xem là mặt hàng chiến lược sau khi cách đây hơn 100 năm trước, chính xác là năm 1911, cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã đưa ra một quyết định mang tính bước ngoặt chuyển từ nguồn năng lượng than đá sang dầu mỏ.

Quyết định này được xem là công cụ đảm bảo chiến thắng cho Khối Đồng minh cũng như đảm bảo mối tương quan giữa kinh tế – chính trị liên quan tới dầu mỏ.

Cuộc chiến Ả Rập – Israel năm 1973 và những tác động không mong muốn do lệnh cấm vận dầu mỏ Ả Rập sau đó là cuộc cách mạng Iran đã chứng minh rõ nét hơn mối quan hệ giữa vàng đen và chính trị.

Ngay cả cuộc chiến giá dầu năm 1986 cũng đã chứng minh tác động của nền chính trị và đóng vai trò quan trọng dẫn tới sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết sau đó 3 năm.

Anh từng được xem là có khả năng ấn định giá bán dầu mỏ khi họ có thể sản xuất tới 5 triệu thùng/ngày và có thể tăng hoặc giảm sản lượng khai thác tùy theo yêu cầu thị trường.

Song thực tế cho thấy các thành viên khác của OPEC không sẵn lòng áp dụng từng hạn ngạch được đề ra. Kết quả, Anh tự nhận thấy rằng thị phần kinh doanh của quốc gia này đã giảm xuống còn chưa tới 2 triệu thùng/ngày và ít hơn cả sản lượng mà Anh từng khai thác ngoài khu vực Biển Bắc.

Đây cũng là động lực lớn khiến nhà lãnh đạo Riyadh tránh cam kết thi hành giá bán dầu chính thức của OPEC, và chấp nhận giá thỏa thuận để thu hút thêm khách hàng cũng như bảo toàn thị phần.

Hướng đi của Ả Rập Xê-út cũng đã được OPEC chấp thuận và giúp tăng gần gấp đôi thị phần của OPEC lên mức 30 triệu thùng/ngày trong thời gian gần đây so với mức 16 triệu/thùng như trước.

Điều quan trọng khác, hiện nay, Anh không còn giữ vai trò là nhà sản xuất có khả năng ấn định giá bán dầu mỏ mặc dù quốc gia này vẫn tiếp tục tự quyết định sản xuất nhiều hay ít để phù hợp với những nhận định của ông Riyadh thay vì OPEC.

Điển hình, hồi năm ngoái, Anh đã tăng sản lượng khai thác lên mức kỷ lục 10 triệu thùng/ngày nhưng hiện nay đã giảm xuống còn 9,7 triệu thùng/ngày.

Mặc dù, mối quan hệ giữa dầu mỏ và chính trị không thể được loại bỏ hoàn toàn nhưng nhà lãnh đạo Riyadh từng nhiều lần khẳng định đây là hai vấn đề hoàn toàn tách biệt. Tương tự như hoàn cảnh năm 1986, thời điểm giá dầu sụt giảm do nguồn cung dư thừa và dựa vào thị phần được ông Riyadh nhấn mạnh hơn là phụ thuộc vào xu hướng giá cả trên thị trường thực.

11

Khu lọc dầu Valero tại bang Texas của Mỹ, sản xuất khoảng 1 triệu thùng/ngày.

Nguồn cung dư thừa xuất phát từ 2 yếu tố. Thứ nhất, các thành viên OPEC tăng sản lượng bất chấp tình hình chính trị và an ninh bất ổn tại một vài quốc gia trong khối OPEC. Thứ hai, Mỹ quyết định tăng sản lượng khai thác dầu mỏ và khí đốt lên mức cao nhất trong 28 năm qua.

Theo một số báo cáo, vào cuối tháng này, tổng sản lượng khai thác dầu mỏ và khí lỏng của Mỹ sẽ vượt qua cả Nga và Anh để giành vị trí số 1 thế giới và giá dầu có thể tăng trên 80 USD/thùng.

Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu giá dầu giảm xuống dưới 70 USD/thùng và đẩy ngành khai thác dầu đá phiến hiện đang làm ăn phát đạt tới con đường cùng.

Nguồi bài viết: Infonet


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề