Một năm xôi hỏng bỏng không

Năm đầu tiên làm việc của Liên minh Kinh tế Á-Âu, khối mà được tạo ra nhằm đối lập với Liên minh châu Âu, là một sự thất bại. Khu thương mại tự do tạo ra chỉ vì khối EAEC đã được thành lập để đảm bảo sự tăng trưởng thương mại giữa các đối tác, thị trường rộng lớn và hoạt động kinh tế cởi mở giữa các thành viên của khối này. Nhưng nó đã không làm việc: Nga, bắt đầu xem khối EAEC như một thực thể chính trị, đã đe dọa Belarus và Kazakhstan, những quốc gia lo ngại sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Moscow.

Liên minh của sự tụt giảm thương mại

Hiệp ước thành lập Cộng đồng kinh tế Á-Âu (EAEC) có hiệu lực gần một năm trước đây – từ ngày 01 tháng 1 năm 2015. Nhiệm vụ chính của việc hình thành khối mới hậu Liên Xô cũ đã đưa ra tuyên bố về sự thiết lập thương mại cùng có lợi giữa các quốc gia của cựu Liên minh Hải quan (Nga, Belarus, Kazakhstan), có thêm Armenia và Kyrgyzstan. Nhưng đây là một nghịch lý: các nhà lãnh đạo của các quốc gia này nói nhiều hơn về EAEC trong năm 2013-2014, hơn là sau khi bắt đầu hoạt động của khối Liên minh Á-Âu.

Những người sáng lập ra khối EAEC đã tự tin rằng khối liên minh mới sẽ cho phép các nhà sản xuất trong nước hiển thị các sản phẩm vào thị trường mới nhanh hơn, rẻ hơn và ở quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, một năm sau khi Liên minh mới bắt đầu với công việc, và số liệu thống kê, và các sự phát triển kinh tế hiện nay đang cho thấy tình hình kinh tế ở mỗi nước thành viên cá nhân đã xuống cấp, và thương mại lẫn nhau đã giảm mạnh.

Vâng, Ủy ban Thống kê Bộ Kinh tế quốc gia nhà nước Kazakhstan khẳng định: từ khoảng tháng Giêng – đến Tháng 9 năm 2015 kim ngạch thương mại nước ngoài giảm 36,4% so với cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu của nước này giảm 42,5% và nhập khẩu giảm là 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Một mô hình tương tự cũng được quan sát cho thấy đã xảy ra ở cộng hòa Belarus. Kim ngạch thương mại nước ngoài từ tháng Giêng đến tháng Chín năm 2015 là $ 42,7 tỷ. Kim ngạch ngoại thương đối với cùng kỳ của năm 2014 -là $ 57,9 tỷ, điều này có nghĩa là đã giảm 26,7%. Cán cân thương mại bị âm – đến $ 1,7 tỷ. Trong đó, nếu trong năm 2014 kim ngạch thương mại giữa Belarus và Nga đã lên đến $ 35 tỷ, thì trong mười tháng đầu năm 2015 – chỉ còn có 22 tỷ $.

Vấn đề không tốt hơn cũng cho thấy diễn ra ở Armenia từ tháng Giêng – đến tháng 9 năm 2015 Armenia xuất khẩu sang Nga hàng hóa trị giá 158,500 triệu $, trong khi con số tương ứng vào năm 2014 – là $ 219,500 triệu. Sự sụt giảm này tăng 27,8%. Liên bang Nga trong chín tháng đầu năm 2014 nhập khẩu từ Armenia hàng hóa trị giá khoảng $ 795 triệu, và vào năm 2015 – chỉ còn đến $ 712,7 triệu. Sụt giảm khoảng 11%.. Kết quả là, trong tháng mười hai quốc gia Armenia đã ra thông báo rằng quốc gia này sẽ nối lại đàm phán với Ủy ban châu Âu về một thỏa thuận thương mại tự do với EU. Một năm trước đây, Armenia đã từ bỏ thỏa thuận này vì lợi ích của việc gia nhập khối liên minh EAEC. Bây giờ họ lại quay lạm bàn đàm phán.

Nhưng sự sụt giảm lớn nhất cho thấy quốc gia chính của khôi Liên minh EAEC – là Liên bang Nga. Kim ngạch thương mại nước ngoài của mình trong chín tháng đầu năm 2015 đạt 403,700 tỷ $, đấy là chỉ chiếm có 65,7% so với cùng kỳ năm trước (số liệu từ Ngân hàng của Nga). Lượng xuất khẩu đạt 260 tỷ $ (bằng 68,2% của chỉ tiêu của năm 2014); lượng hàng nhập khẩu – khoảng $ 143,7 tỷ (chiếm 61,5% so với cùng kỳ của năm 2014).

Trong đó chính liên bang Nga – là đối tác kinh doanh chính của tất cả các nước của Liên minh Âu-Á, là quốc gia tiêu thụ chính nguồn xuất khẩu của các nước kia. Xét về hình thức cấm vận và giá dầu tụt giảm thì các nước của khối EAEC đã bị rơi vào bẫy: Các quốc gia này đã hy vọng vào các thị trường quan trọng của Nga, và kết quả về sự sụp đổ của nền kinh tế Nga thì thành thử họ lại ở ngay cạnh máng lợn sứt. Cái này Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã thừa nhận, người đã nói rằng hai năm tới sẽ là một thời gian thắt lưng buộc bụng.

Vấn đề chính trị

Trong khoaqngr thời gian của năm 2013-2014 – khi mà đang chuẩn bị thỏa thuận về việc thành lập khối Liên minh Á-Âu  EAEC – Tổng thống Belorus Alexander Lukashenko và Tổng thống Kazastan Nursultan Nazarbayev thường xuyên lặp đi lặp lại rằng khối Liên minh này được tạo ra chỉ với mục đích kinh tế. Ông Vladimir Putin, về phía mình thì thấy khối Liên minh EAEC có mục tiêu toàn cầu hơn, “mô hình của một Liên minh siêu quốc gia hùng mạnh có khả năng trở thành một cực của thế giới hiện đại “. Tổng thống Nga đã viết trong một bài báo chính sách của mình, đã được công bố trong “Izvestia”. Khi khôi Liên minh EAEC bắt đầu hoạt động, thì tất cả đã trở nên rõ ràng rằng Moscow xem Liên minh này như một chỗ dựa trong việc đối đầu chính trị với phương Tây. Hơn thế nữa, điện Kremlin đã cố gắng đột ngột thúc đẩy mạnh sự hội nhập các quốc gia – thành viên của EAEC.

Ngày 20 Tháng Ba tại Astana hội nghị thượng đỉnh của Liên minh Kinh tế Á-Âu, ông Vladimir Putin bất ngờ bày tỏ ý tưởng áp dụng một đồng tiền duy nhất. “Chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc để nói về khả năng hình thành một liên minh tiền tệ, – ông Putin nói tại một cuộc họp báo, đề cập đến sự phối hợp của chính sách tiền tệ. – khi làm việc vai kề vai, thì là dễ dàng hơn để đối phó với các mối đe dọa về tài chính và kinh tế đối ngoại, để bảo vệ thị phần của chúng ta”.

Trong khí đó người Nga đặc biệt không thèm hỏi ý kiến của các đối tác thuộc khối EAECcủa mình. Thậm chí ngay trước khi có cuộc họp ở Astana Tổng thống Nga đã chỉ đạo cho Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga nghiên cứu tính khả thi của việc tạo ra một liên minh tiền tệ trong Liên minh Kinh tế Á-Âu. Các kết quả của việc nghiên cứu này, Thủ tướng Dmitry Medvedev và người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina đã phải báo cáo trước ngày 01 Tháng Chín 2015.

Hóa ra là ông Lukashenko và Nazarbayev đã đặt trước thực tế đã rồi. Và điều này là họ rất khó chịu và không thích. Bởi vì chính cuộc họp báo ngày 29 tháng Giêng tại Minsk, ông Alexander Lukashenko đã cho biết rằng vấn đề của đồng tiền duy nhất trong khối EAEC không mang tính cấp bách. “Điều này không nhất thiết phải là đồng rúp của Nga. Có thể sẽ có một tiền tệ nào đấy. Các cuộc tranh luận đã đi vào chủ đề này, và chúng tôi đã đồng ý trên thực tế là sẽ đến lúc chúng ta sẽ đi đến vấn đề này – Lukashenko cho biết. – Tôi không nghĩ rằng nó sẽ là ngày mai, và tôi không nghĩ rằng nó sẽ được xảy ra ở đời tổng thống của tôi. Bởi vì, để đi đến đồng tiền duy nhất, là cần thiết để giải quyết nhiều vấn đề. Vì vậy, hôm nay chúng tôi không làm căng quyết định của chủ đề về đồng tiền chung “.

Từ quan điểm của Kremlin, bước đầu tiên hướng tới một đồng tiền chung trong không gian hậu Liên Xô – được đề xuất bởi các nước trong khối EAEC thỏa thuận về sự hội nhập của thị trường tiền tệ. Để bắt đầu, ông Vladimir Putin đã đề xuất từ ​​bỏ đồng đô la Mỹ như là một phương tiện để chuyển đổi các hợp đồng thương mại, và điều này đã gây nhiều tranh cãi. Bước tiếp theo là sử dụng đồng rúp của Nga như một tiền tệ phổ quát chung của EAEC mà như điện Kremlin đã tích cực thúc đẩy. Nhưng lập tức trở nên được biết rằng ông Lukashenko và Nazarbayev sẽ không đồng ý chuyển đổi đất nước của họ vào đồng rúp Nga, mà không được truy cập vào đòn bẩy in ấn tiền của chủ sở hữu. Chỉ cần nhớ rằng việc tranh chấp về trung tâm phát thải (trung tâm in ấn và hủy tiền -nd) đã kết thúc, thậm chí là chưa kịp bắt đầu, lịch sử đồng tiền chung của Nhà nước Liên hiệp Belarus và Nga.

“Năm đầu tiên của Liên minh Kinh tế Á-Âu, thẳng thắn mà nói là đã không được thực thi. Thương mại giữa các quốc gia chỉ có giảm đi, Nga đang tìm cách áp đặt các hạn chế về việc nhập các sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm, từ Belarus và Kazakhstan – chuyên gia phân tích dự án An ninh Blog Belarus Victor Evmenenko cho biết. – Tất cả những xung đột này đã trở thành có thể bởi tầm nhìn khác nhau về mục tiêu của Liên minh.

Nếu phía Nga xem khối EAEC là một dự án chính trị, mà liên minh đó cần củng cố hình ảnh của Nga như là ” người thu nhặt đất đai “, thì cộng hòa Belarus và Kazakhstan thấy dự án này như là một liên minh kinh tế, sẽ giúp họ giải quyết vấn đề hiện tại của mình – chủ yếu là do sở thích từ phía Nga”.

Cho đến nay, có vẻ rằng Liên minh kinh tế Âu Á hóa ra đã biến dạng là liên minh hậu Xô Viết với phương thức không chắc chắn và không hiệu quả. Những người đứng đầu các nước thành viên đang cố gắng để ít nhất có thể nhắc đến cái tên EAEC trong các  bài phát biểu của mình với lý do rằng nền kinh tế của họ trông giống như là những nạn nhân của liên minh này. Kết quả là, ngày hôm nay, không ai có thể nói chắc chắn liệu khối Liên minh EAEC sẽ tồn tại  hay không và vân vân, và nếu như vậy – thì trong năng lực nào: như là nền tảng kinh doanh hoàn chỉnh để cải thiện kinh tế hoặc sân khấu địa chính trị.

” Khối EAEC phần lớn là tương tự như Liên minh châu Âu và được dựa trên các điều khoản của” bốn quyền tự do “: tự do đi lại của hàng hóa, dịch vụ, lao động và vốn, – ông Dmitry Bolkunets một chuyên gia của Trường Kinh tế cao cấp giải thích. – Với sự ra đời của khối EAEC đã trở nên tệ hơn sự cạnh tranh giữa phương Tây và Nga về quyền thống trị không gian hậu Xô Viết. Một số thành viên của Liên minh, trong đó có Belarus, đang cố gắng để sống ký sinh trên những mâu thuẫn và hưởng lợi “.

Không có tiền – không có căn cứ không quân

Một trong những dấu hiệu cho thấy hôm nay sự mâu thuẫn căng thẳng giữa các thành viên của khối EAEC đang ở mức độ như thế nào – những vấn đề hiện tại của Belarus để nhận được một khoản vay mới từ quỹ bình ổn của Phát triển Á-Âu (EFSR) là $ 2 Tỷ USD.  Mặc dù quỹ được gọi là “Âu-Á”, trong thực tế nó được điều khiển và kiểm soát bởi Liên bang Nga.

Bộ trưởng Tài chính Liên bang Nga Anton Siluanov đã từ ngày 08 tháng 12 đưa ra tín hiệu cho thấy rằng Moscow trái lại đang chặn việc chi khoản cho vay này đối với Minsk. “Chúng tôi muốn có được những kết quả từ việc thực hiện chương trình thuộc các biện pháp phát triển kinh tế, trong đó đã được đưa vào kế hoạch hành động về nhận khoản vay. Trong khi các quyết định cần thiết để thực hiện các kế hoạch này, chúng tôi đã không nhìn thấy, nên chúng tôi đã hoãn quyết định về việc cung cấp các gói cứu trợ cho đến khi sẽ thấy kết quả cụ thể – Siluanov cho biết, khi được hỏi về quyết định Hội đồng quản trị của Quỹ cho vay đối với Belarus. – Về Belarus, chúng ta thấy có một sự sai lệch từ các số liệu ban đầu về sự tăng tiền lương cho nhân viên nhà nước, không tuân thủ với một số chỉ tiêu, bao gồm cả sự năng động của thuế đối với nhà ở và dịch vụ xã hội và giao thông, theo chỉ số hóa và một loạt số khác “.

Ngay cả chuyến thăm của Tổng thống Lukashenko đến Moscow vào ngày 14-15 tháng 12, đã không giúp giải quyết vấn đề cho Belarus vay khoản tiền từ quỹ “Á-Âu” – từ Nga Tổng thống Belarus đã trở về nhà mà không có  một khoản tiền cho vay nào. Câu trả lời đã đến một cách nhanh chóng: ngày 18 tháng 12 Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Andrei Ravkov đã tuyên bố rằng vấn đề của việc xây dựng căn cứ không quân của Nga tại Belarus vẫn chưa được giải quyết, và nói chung tình hình về vấn đề này đã không thay đổi.

” Đã không có gì thay đổi. Vấn đề này đã không được thảo luận (trong chuyến thăm của Alexander Lukashenko đến Moscow) và sẽ không được thảo luận, có lẽ vậy “- người đứng đầu Bộ Quốc phòng Belorus cho biết. Trong khi đó, vào đêm trước chuyến thăm Nga của ông Alexander Lukashenko vào ngày 14 Tháng 12 Trưởng ban tác chiến Bộ Tư lệnh lực lượng hàng không vũ trụ Nga Alexander Lyapkin nói rằng căn cứ không quân của Nga tại Belarus Bobruisk sẽ bố trí 12 máy bay chiến đấu và 4 máy bay trực thăng. “Tại sân bay Bobruisk có kế hoạch bố trí một phi đội máy bay chiến đấu (12 máy bay chiến đấu) và đơn vị trực thăng (bốn máy bay trực thăng vận tải quân sự Mi-8),” – Ông tướng cho biết. Theo ông, căn cứ không quân Nga, cơ cấu tổ chức và nhân viên của nó đã được phê duyệt. Cùng trong tuyên bố đó ông Lyapkin đã kêu gọi Belarus tăng tốc độ ký kết thỏa thuận về việc triển khai căn cứ không quân Nga, và nói thêm rằng ông đã thỏa thuận với Minsk.

Nguyễn Vinh (theo gazeta.ru)

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề