Máy bay, tên lửa Trung Quốc áp sát Myanmar, liệu có can thiệp để “bảo vệ người Hoa”?

Xung đột Kokang chỉ có con đường quân sự, Tổng thống Myanmar tuyên bố cứng rắn rằng, Trung Quốc không thể can thiệp, đây là công việc nội bộ của Myanmar.

“Myanmar không thể trốn tránh trách nhiệm”

Trang mạng sina Trung Quốc trong những ngày qua tập trung đưa tin về chiến sự Kokang ở miền bắc Myanmar cũng như các hoạt động triển khai quân sự của Trung Quốc để đối phó với tình hình này.

Mặc dù Trung Quốc điều lực lượng quân sự, cảnh sát áp sát biên giới Myanmar, nhưng theo tờ “Thời báo Hoàn Cầu” ngày 18 tháng 3 đưa tin, Bộ Ngoại giao hai nước Myanmar và Trung Quốc đã tiến hành hợp tác chặt chẽ qua kênh ngoại giao, Quân đội Myanmar và Quân đội Trung Quốc cũng tiến hành hợp tác chặt chẽ, căn cứ vào 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, cùng bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực biên giới.

Theo hãng AFP Pháp ngày 16 tháng 3, sau khi sự kiện khiến dân thường Trung Quốc bị thương vong, Myanmar đã bày tỏ “đau buồn”, tuyên bố tiến hành điều tra, nhưng hoàn toàn không cho biết sẽ gánh lấy trách nhiệm. Vụ việc này bị Bắc Kinh lên án mạnh mẽ, Trung Quốc đã điều máy bay chiến đấu tuần tra biên giới, “cảnh cáo và xua đuổi” máy bay chiến đấu Myanmar.

tuong_myanmar

Tướng Myanmar: Phát hiện lính đánh thuê Trung Quốc ở biên giới. Phiến quân Kokang tấn công cướp chính quyền bao gồm cả các cựu binh Trung Quốc đã từng được huấn luyện quân sự tham gia với vai trò lính đánh thuê

Trước đó, quan chức Myanmar đã phủ nhận vụ việc do Quân đội Myanmar gây ra. Phó chủ nhiệm Văn phòng Tổng thống Myanmar ngày 14 tháng 3 nói: “Sự kiện này không phải là hành động của quân chính phủ, máy bay của chúng tôi có ghi chép, chúng tôi có chứng cứ chứng minh sự kiện này không liên quan đến chúng tôi. Chúng ta chỉ có hợp tác điều tra manh mối, mới có thể biết sự kiện này do ai làm”. Ông còn cho hay: “Khả năng là kẻ thù cố ý tiến hành tập kích, có ý đồ gây ra hiểu nhầm giữa chúng tôi với phía Trung Quốc”.

Đáp lại, Trung Quốc nói rằng, sự kiện này rõ ràng do Myanmar làm. Sau đó Myanmar điều tổ điều tra đến khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar, cam kết điều tra nghiêm túc. Lực lượng phiến quân Kokang cũng lên tiếng sẵn sàng “đợi kết quả điều tra”, nếu cần cũng sẵn sàng “tham gia điều tra làm rõ chân tướng”, cho rằng, sẵn sàng “đàm phán hòa bình” với Chính phủ Myanmar, “giải quyết chính trị là con đường duy nhất”. Tuy nhiên, gần đây, Myanmar đã tuyên bố thẳng thừng, đàm phán hòa bình không dành cho phiến quân Kokang.

25507819203f55.img

Lực lượng pháo binh Trung Quốc tập kết ở biên giới Trung Quốc-Myanmar

Luc_luong_phao_cao_xa_PLA_den_bien_gioi_voi_Myanmarsina

Lực lượng pháo cao xạ Trung Quốc tập kết ở biên giới Trung Quốc-Myanmar

 

Bài báo dẫn nhà nghiên cứu Hứa Lợi Bình, Viện nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương và chiến lược toàn cầu, Viện khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, bất kể thế nào, Myanmar đều “không thể trốn tránh trách nhiệm”, vì sự kiện do xung đột giữa Quân đội Myanmar và lực lượng vũ trang địa phương gây ra.

Nhà nghiên cứu Tôn Tiểu Nghênh, Viện khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, cho đến nay, Trung Quốc “đã giữ kiềm chế”. Để khi điều tra rõ sự việc, phải nói rõ cho người Trung Quốc bị thương vong và gia đình họ, tiến hành xin lỗi và bồi thường, trừng trị kẻ gây họa.

Phóng viên mạng sina Trung Quốc lấy tin từ Văn phòng thông tin thành phố Lâm Thương cho biết, từ sau khi “bom của máy bay quân sự Myanmar rơi ở Lâm Thương, Trung Quốc, gây ra thương vong cho người dân biên giới”, điều tra của Trung Quốc và Myanmar đối với sự kiện vẫn chưa kết thúc, cách nói “Myanmar đề nghị bồi thường mỗi người gặp nạn Trung Quốc 70.000 nhân dân tệ” là không đúng.

Theo bài báo, sau khi sự kiện xảy ra, thành phố Lâm Thương nhanh chóng điều hơn 300 cán bộ đến các hộ dân, làm công tác tư tưởng, để duy trì sản xuất, sinh hoạt bình thường. Trong khi đó, lực lượng quân đội, cảnh sát tiến hành tuần tra vũ trang ở những thời điểm và địa điểm có hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân biên giới tương đối tập trung, tăng cường cảm giác an toàn cho người dân tuyến đầu biên giới.

Trước đó, theo tuyên truyền của báo chí Trung Quốc, máy bay quân sự Myanmar đã xâm nhập không phận Trung Quốc, tấn công lực lượng phiến quân Kokang, nhưng đã gây thương vong cho người dân biên giới Trung Quốc, trong đó có 5 chết, 8 người bị thương.

60 nghìn lượt người dân Myanmar đã vượt biên sang Trung Quốc?

Liên quan đến tình hình Myanmar, trang mạng Cri Online Trung Quốc ngày 20 tháng 3 dẫn lời phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc có tên là Hồng Lỗi cho rằng: Từ trung tuần tháng 2 đến nay, do xung đột vũ trang ở một số khu vực ở Myanmar kéo dài, rất nhiều người dân biên giới Myanmar do vấn đề an toàn đã tràn sang lãnh thổ Trung Quốc, đến ngày 7 tháng 3, có tổng cộng 60.000 lượt người dân biên giới Myanmar tràn sang lãnh thổ Trung Quốc.

Hồng Lỗi nói rằng: Trên “tinh thần nhân đạo”, Trung Quốc đã tiến hành “hỗ trợ cần thiết và bố trí ổn thỏa”. Trung Quốc muốn các bên ở Myanmar có thể “giữ kiềm chế”, làm cho trật tự bình thường của biên giới nhanh chóng khôi phục, những “người dân biên giới” này có thể sớm trở về nhà.

Trung Quốc tăng cường tập kết lực lượng ở biên giới với Myanmar

Theo mạng quân sự sina Trung Quốc, ngày 14 tháng 3, người phát ngôn Không quân Trung Quốc tuyên bố, Không quân Trung Quốc đã tổ chức nhiều tốp máy bay chiến đấu cất cánh, tiến hành theo dõi, giám sát, cảnh cáo, xua đuổi đối với Myanmar bay đến gần biên giới Trung Quốc. Trên báo chí điện tử Trung Quốc xuất hiện không ít hình ảnh triển khai của máy bay, tên lửa phòng không Trung Quốc.

Theo bài báo, thị trấn Nam Tản của thành phố Lâm Thương – khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar cách thị trấn Mạnh Định (cả hai thị trấn này đều thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) khoảng 80 km. Mỗi khi Kokang nổ ra chiến sự, Nam Tản thường là khu vực người tị nạn đổ vào nhiều nhất. Ở khu vực này, phía Trung Quốc đã cho “cắm cờ đỏ” (ý là để máy bay Myanmar nhìn thấy), tăng cường quản lý an ninh khu vực lân cận biên giới, điều xe bọc thép vũ trang tuần tra ban đêm, điều máy bay trực thăng tuần tra biên giới Trung Quốc-Myanmar…

Theo bài báo, Quân đội Trung Quốc đã tiếp quản sân bay Lâm Thương, đường băng sân bay đậu vài máy bay chiến đấu J-7 của Không quân Trung Quốc, đều ở trạng thái lắp đạn thật, sẵn sàng chiến đấu.

Trong khi đó, chiến sự ở Kokang vẫn quyết liệt. Theo bài báo thì điều đó cho thấy “tầm quan trọng của việc Trung Quốc triển khai quân đội”.

Trong một bài báo khác, mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 18 tháng 3 cho biết, để ngăn chặn tái diễn hoạt động xâm nhập không phận Trung Quốc của máy bay quân sự Myanmar, Trung Quốc đã khẩn cấp điều động rất nhiều lực lượng như pháo cao xạ (chủ yếu là pháo cao xạ 37 mm 2 nòng), tên lửa phòng không (HQ-12 và HQ-6), máy bay chiến đấu J-7H, máy bay chiến đấu J-11 đến tập kết ở biên giới Trung Quốc-Myanmar.

Trong đó, máy bay chiến đấu J-11 (sao chép từ Su-27 Nga) hầu như hàng ngày đều cất cánh tiến hành tuần tra cảnh giới trên không; cụm máy bay chiến đấu J-7H cũng lắp tên lửa không đối không PL-8, đợi lệnh sẵn sàng chiến đấu ở sân bay Lâm Thương, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Theo bài báo, ngày 16 tháng 3, ở một thao trường còn cất hạ cánh 2 máy bay trực thăng, chúng tiến hành tuần tra ở đường biên giới Trung Quốc-Myanmar. Đường băng sân bay Lâm Thương đậu vài chiếc máy bay chiến đấu J-7H của Không quân Trung Quốc, đều được lắp đạn sẵn. Lực lượng phòng không Trung Quốc cùng triển khai ở khu vực cột mốc 125, triển khai radar và hỏa pháo phòng không, ngày 17 tháng 3 tiến hành diễn tập.

Tổng thống Myanmar: Xung đột Kokang là công việc nội bộ

Trước các hành động triển khai quân sự của Trung Quốc, Quân đội Myanmar vẫn kiên quyết tấn công phiến quân Kokang ở khu vực biên giới với Trung Quốc. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Myanmar cũng đã ra tuyên bố cứng rắn.

Xung đột Kokang là công việc nội bộ – đó là tuyên bố rõ ràng của Tổng thống Myanmar U Thein Sein trước khả năng Trung Quốc can thiệp vào cuộc xung đột ở miền bắc Myanmar với nhiều động thái quân sự đáng quan ngại. Khu vực Kokang là nơi đồn trú của phiên quân mang dòng máu người Hoa, nhiều tiếng nói từ nội bộ Trung Quốc yêu cầu Chính phủ và Quân đội Trung Quốc can thiệp để bảo vệ phiến quân này, trên thực địa đã triển khai máy bay chiến đấu, tên lửa phòng không… sẵn sàng bắn hạ máy bay Myanmar khi chúng xâm phạm không phận Trung Quốc.

Tuyên bố trên của Tổng thống Myanmar U Thein Sein đã đưa ra khi ông trả lời phỏng vấn báo chí tại Thủ đô Naypyidaw, được BBC Anh ngày 20 tháng 3 đưa tin và được các báo Trung Quốc đăng lại trong ngày 21 tháng 3.

Theo BBC Anh, trong chiến sự xảy ra ở khu vực biên giới Kokang, Myanmar trong 6 tuần vừa qua, hơn 200 binh lính tham chiến bị chết, rất nhiều dân thường thiệt mạng.

Ngày 20 tháng 3, Tổng thống U Thein Sein cho biết, đây là công việc nội bộ của Myanmar, cần được giải quyết trong nội bộ.

Theo ông U Thein Sein: “Trung Quốc không thể giải quyết, chúng tôi chắc chắn phải tự giải quyết, Trung Quốc có chính sách không can thiệp, hơn nữa đã cho biết họ không cho phép bất cứ tổ chức nào tấn công Myanmar từ trong nước Trung Quốc”.

Theo bài báo, hiện nay, đối với Myanmar, xung đột Kokang chỉ có con đường giải quyết quân sự, bởi vì đề nghị đàm phán của phiến quân Kokang đã bị từ chối.

Tổng thống U Thein Sein tuyên bố, Quân đội Myanmar sẽ tiếp tục phát huy vai trò quan trong trong thực hiện nhiều dân chủ hơn ở nước này.

Tại Thủ đô Naypyidaw, ông cho biết, quân đội đã khởi động cải cách, nhưng ông chưa đưa ra thời gian biểu cho việc quân đội giảm thống trị đời sống chính trị của Myanmar.

Bài báo cho biết, trong thời gian nhậm chức 4 năm của ông U Thein Sein, Myanmar đã có sự thay đổi to lớn, nhưng vai trò của quân đội hoàn toàn không thay đổi to lớn. Quân đội Myanmar vẫn chiếm 1/4 số ghế trong Quốc hội.

(Theo Giáo Dục)

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 15 phản hồi cho bài viết “Máy bay, tên lửa Trung Quốc áp sát Myanmar, liệu có can thiệp để “bảo vệ người Hoa”?”:

  1. Trung Quốc liệu có học theo cách của Nga như ở Ukraina không?

  2. Nguyen Duc Huy viết:

    Tôi nghĩ là Tq sẽ áp dụng bài học của Nga ở Myanmar

  3. Thanh Duong viết:

    tôi nghĩ trung quốc chưa có khả năng đấy, họ chỉ dung cây dọa khỉ.

  4. Chú Thanh Duong chắc là chột dạ nên đang khấn vái để TQ khỏi làm vậy ?
    Nếu TQ chơi Miến thì các chú, những kẻ phò Pu và ủng Pu trong việc xâm lược Krym của Ukr. để “cứu” người Nga sẽ là quả báo nhãn tiền và các chú sẽ trở thành kẻ suốt đời mang mặc cảm bởi các chú đã góp phần vào việc gợi ý cho anh Tập cứ yên chí lớn mà làm VN sau khi làm Miến chăng ?

  5. Thanh Duong viết:

    a châu à tôi nghĩ truung quốc chưa có khả năng vì.
    Thứ nhất. Trung quốc có qúa nhiều kẻ thù, đặc biệt là các nước quanh biên giới với tq, trong đó vn,nhật, ấn độ.
    Thứ hai. Miến cũng là nước đang chịu ảnh hưởng của tq, vì vậy tq sẽ k cần phải đánh. Những lời lẽ dọa nạt của tq chỉ là xua tan đi dư luận về việc miến ném bom nhầm vào lãnh thổ tq.
    Thứ ba. Nếu đánh miến tq sẽ bi cộng đồng thế giới lên án cũng có khả năng nhân cơ hội này hàn quốc, nhật xua quân đánh tq, thì tq toi.
    Thứ tư. Tq k có tiềm năng và vị thế lớn như nước nga đc.
    Cuối cùng có cho kẹo tq, cũng k dám.

  6. Kiem Xuan Hoang viết:

    TQ cái gì cũng bắt chước rất nhanh. Từ máy bay Mig, Su, vv… cho đến cái gần nhất là Hybrid War của Nga ở Ukraina. Họ đang áp dụng ở Myanma… Rồi ở quốc gia này cũng dễ là một Ukraina mới, bởi vì vị trí địa chính trị của quốc gia này đối với TQ. TQ muốn xây dựng đường ông ko mất thiền thuê xuyên quốc gia này để tiếp dầu khí Trung Đong qua đây, giảm được 2/3 đường vận chuyển và giảm 3/4 thời gian vận chuyển!!!!!!!!!! Hehe…… Chờ xem sao..

  7. Thanh Duong viết:

    Nếu nói về tham vọng thì nước nga phải gọi tq là bậc thày. Nhưng tq chưa đủ khả năng để làm đc, họ chỉ sử dụng chính sách dăn đe mà thôi. nếu muốn đánh thì tq cũng cần có thời gian. Nếu vậy các nước cũng có thời gian chuẩn bị khi đấy tq có muốn đánh thì cái giá họ trả cũng k nhỏ. Theo tôi tq vẫn sẽ sử dụng chính sách dăn đe mà thôi.

  8. Nguyen Duc Huy viết:

    Thanh Duong TQ đúng là có nhiều kẻ thù nhưng họ sẽ không dám nổ súng trước và họ cũng không dám can thiệp vao quan hệ TQ- nước khác.Nga cũng có khối kẻ thù (cà chẳng có 1 người bạn nào hết) nhưng ai đã can thiệp khi Nga xâm lân Moldova, Grudia và Ukraine?

  9. Thanh Duong viết:

    Nguyễ đức huy theo tôi đc biết.
    8/8/2008 tt GRUZIA mikheil saakshvili phát động cuộc chiến chống lại nam ossetia. Đây là cái cớ để nga phát động cuộc chiến và chỉ kéo dài 7 ngày.
    26/08/2008 nga công nhận 2 vùng lãnh thổ ly khai này là quốc gia độc lập. Sau đấy có các nước
    kazakhsta,uzbekistan,belazut,tajikistan,syrya,bulgary,bolyvia,và toàn bộ các quốc gia nam mỹ.
    Những nước thân mỹ, và phương tây thì luôn phản đối. còn đa số các nước châu phi và châu á theo quan điểm trung lập. Điều đó nói lên k có nước nào tốt đẹp gì.

  10. Nguyen Duc Huy viết:

    Thanh Duong Trung Quốc cũng tố cáo mình khiêu khích nó nên năm 1979 nó đánh mình tàn khốc.Chiến tranh ở những tỉnh biên giới kéo dài đến tận những năm 1983 TQ mới để mình yên.Mới đây TQ kéo giàn khoan vào vùng biển VN vì nó nói đó là lãnh thổ của TQ.Hoàng Sa , Trường Sa TQ đang thu tóm dần dần vì đó là lãnh thổ của nó.Nga xâm chiếm Crimea để “bảo vệ quyền lợi người nói tiếng Nga”(???) ở đó.Tôi dám bảo đảm là trong vòng 10nawm cuối Putin đến Crimea ít hơn gia đình tôi.Người thực sự cần được bảo vệ laf người Tatari (dân gốc ở Crimea) và người nói …tiếng Ukraine.Nghịch lý phải không bạn.Tôi nói và hiểu tiêng Nga và Ukraine như nhau nhưng ở Crimea nói tiếng Nga mới được trọng .Vì sao nối nói nhiều như vậy. Để cho bạn hiểu chỉ có những thằng “to đầu” như TQ, Nga ,Mỹ mới ơaam lược đươc.Để làm điều đó họ tự tổ chức khiêu khích và vu khống.Điều này đã và đang được chứng minh và lặp đi lặp lại bao nhiêu năm nay rồi

  11. Theo như tôi biết, chiến tranh biên giới kéo dài tới 1988 đấy.

  12. Nguyen Duc Huy viết:

    Trần Phúc Châu co the em nho nham nam anh a!

  13. Thanh Duong viết:

    Nói đi nói lại thì chúng ta cũng có thể hiểu đc, cục diện thế giới chia da làm 4.
    1: liên minh mỹ nato.
    2: liên minh nga các nước nam mỹ.
    3: các nước trung lập
    4: trung quốc nước luôn nhân cơ hội trục lợi.
    Như vậy chúng ta đủ thấy các nước lớn luôn có luận điệu diêng của mình, trước khi đánh một nước nhỏ hoặc yếu nào đó. Mục tiêu của họ chính là các nước trung lập, hay các nướ manb nhiều quyền lợi của họ.
    Mỹ từng đánh irăc vì mỹ vu cho nước này sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng kết qủa là gì hẳn chúng ai cũng biết.
    Anh cũng từng sáp nhập một vùng lãnh thổ của achentyna, cũng với lý do như nga sáp nhập crum.
    Khi đấy k có bất cứ một nước nào phản đối, và các bạn ở đâu.

  14. Hoàng Trần Tuấn Phong viết:

    Đừng có xem thường Trung Quốc. Quân đội của họ hiện nay được trang bị hiện đại đến tận răng. TQ cũng là một cường quốc hạt nhân hùng mạnh. Vè quân số của Quân đôi TQ gồm. Lực lượng thường trực gồm tất cả các quân binh chủng như bộ binh, tăng thiết giáp, không quân, hải quân, thủy quân lục chiến V.v là hơn 2 tr người. Tuy nhiên lực lượng dự bị động viên cả nam và nữ tuổi từ 16 đến 49 tuổi tổng cộng là 756 triệu quân. Nếu như tổng động viên để tấn công Mianmar thì TQ có thể huy động 150 triệu quân được trang bị hiện đại để tấn công. Lúc đó kê cả Mỹ cũng phải rút chạy.

Trả lời Thanh Duong Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề