Lực lượng đặc biệt bảo vệ kho vũ khí hạt nhân hủy diệt của Nga

Tờ Russia & India Report cho

biết, các robot đang được phát triển cho Lực lượng tên lửachiến lược Nga (RVSN) sẽ được giao phó nhiệm vụ bảo vệ các hệ thống tên lửa.

Trong tương lai, nhiều loại robot thậm chí sẽ được thiết kế để điều khiển phóng tên lửa đạn đạo

nhưng trước mắt, nghiên cứu khoa học hiện thời đang hướng tới mục tiêu thiết lập tiêu chí dành cho các robot làm nhiệm vụ bảo vệ kho vũ khí hạt nhân của Nga.

Các robot đang được Nga phát triển sẽ sớm có khả năng đảm nhận nhiệm vụ canh giữ các hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa như Topol-M và Yars – những thành phần vô cùng quan trọng của RVSN.

Ngày 17/12/2015, phát biểu trước báo giới, Tư lệnh RVSN Sergei Karakayev cho biết, các hệ thống robot sẽ có đủ khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau: từ trinh sát (dưới mọi hình thức) khi triển khai các sư đoàn tên lửa cho tới hỗ trợ lực lượng tác chiến.


Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars.

Ông Karakayev không loại trừ khả năng các robot bảo vệ tên lửa Topol-M và Yars sẽ được phát triển trong khuôn khổ chương trình mà Nga đang tiến hành để thiết lập các hệ thống tên lửa tiềm năng.

Về cơ bản, hệ thống đang được xây dựng này sẽ có 1 loại robot đặc biệt bảo vệ và robot này có thể sẽ có khả năng điều khiển phóng tên lửa đạn đạo.

“Những con sói” bảo vệ tên lửa

Công tác phát triển và thử nghiệm vẫn đang tiếp tục được tiến hành trên hệ thống robot di động “Wolf-2” dành cho RVSN.

Đây là robot hạng nặng và vô cùng mạnh mẽ, có thể thực hiện bất cứ nhiệm vụ tác chiến nào, từ tuần tra vùng lãnh thổ theo chương trình được lập trình sẵn, trinh sát, cho tới bảo vệ các hệ thống quan trọng và hỗ trợ hỏa lực cho các nhóm tác chiến chiến thuật.

Những “chiếc răng” sắc nhọn của Wolf là súng máy hạng nặng Kalashnikov, cùng súng máy cỡ nòng lớn ‘Utes’ và ‘Kord’.


Hệ thống robot di động Wolf-2 (Volk-2).

Hệ thống robot di động Wolf-2 (Volk-2).

Lợi thế chủ đạo của robot này là khả năng vừa di chuyển vừa bắn (ở tốc độ trên 20 dặm/giờ) dù trong môi trường có tầm nhìn hạn chế, bao gồm cả ban đêm.

Thiết bị ảnh nhiệt, máy đo khoảng cách bằng laser… cho phép Wolf có những phát bắn vô cùng chuẩn xác.

Ông Karakayev cũng không loại trừ khả năng sử dụng những robot tác chiến đang phục vụ trong các lực lượng khác.

Chẳng hạn như lực lượng lục quân Nga hiện đang sử dụng tích cực các robot Platform-M, với kích cỡ nhỏ hơn robot Wolf-2 nhưng có thể thực hiện các chức năng tương tự chúng.

Platform-M là robot điều khiển từ xa, được trang bị súng phóng lựu và súng máy.


Gần đây, robot Platform-M được cho là đã tham chiến tại Syria (Xem chi tiết tại đây)

Gần đây, robot Platform-M được cho là đã tham chiến tại Syria

Trí tuệ nhân tạo

Ông Karakayev cho biết trong tương lai gần, ngoài nhiệm vụ bảo vệ các tên lửa đạn đạo và hỗ trợ binh sĩ RVSN, các hệ thống kiểm soát vũ khí bằng robot thế hệ thứ 4 và thứ 5 sẽ trực tiếp truyền lệnh từ chỉ huy tới các hệ thống phóng.

Như vậy, quá trình này sẽ bỏ qua các liên kết trung gian, ngay cả trong điều kiện tác chiến điện tử và hạt nhân.

Trong trường hợp có mối đe dọa trực tiếp (như khi hệ thống cảnh báo sớm phát hiện một vụ phóng tên lửa của đối phương hoặc khi đã bị tấn công), các robot sẽ tự quyết định có phát động tấn công trả đũa hay không.

Hiện tại, các robot của Nga (phục vụ quân sự hoặc cả quân sự – dân sự) chưa thể được giao phó nhiệm vụ quan trọng như vậy, phần lớn các hệ thống hiện tại đều được điều khiển từ xa.

Vì vậy, theo ông Karakayev, “còn phải tiến hành các nghiên cứu sâu hơn và nhiều cuộc thử nghiệm trước khi đưa các hệ thống robot mới vào trang bị”.

Nga sẽ dùng robot bảo vệ tên lửa và yểm trợ lực lượng tác chiến.

Triển vọng tương lai

Những cuộc thử nghiệm như vậy đã và đang được tiến hành trong khuôn khổ một chương trình đặc biệt, được thiết kế để phát triển các robot quân sự, hướng tới mục tiêu cung cấp cho lực lượng vũ trang Nga các hệ thống robot chiến đấu mới vào năm 2025.

Ủy ban Công nghiệp Quân sự Nga (MIC) đã kết hợp với Bộ Quốc phòng Nga để thiết kết một chuỗi các bài tập chiến thuật vào tháng 9/2015 nhằm kiểm tra các hệ thống robot dành cho quân đội.

Tháng 10 năm ngoái, Đại diện Tập đoàn Chế tạo Thiết bị Thống nhất (UIMC) của Nga thông báo đã hoàn thành một hệ thống điều khiển tự động dành cho các nhóm robot, gọi là ‘Unicum’.

Theo nhà phát triển, hệ thống này không cần sự can thiệp của con người trong quá trình điều khiển mà vẫn mang lại cho robot những khả năng tương tự như của loài người.

Theo Trí thức trẻ


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề