Liệu Putin có thể tồn tại nổi?

Có một quan điểm chung cho rằng ông Vladimir Putin cai trị Liên bang Nga như là một nhà độc tài, rằng ông đã đánh bại và đe dọa các đối thủ của ông, và rằng ông đã gây đe dọa mạnh mẽ đến các nước xung quanh. Đây là một quan điểm hợp lý, nhưng có lẽ nó nên được đánh giá lại trong bối cảnh của các sự kiện gần đây.

Chúng tôi xin trích đăng bài viết của George Friedman* do Lê Minh Nguyên dịch, để bạn đọc rõ hơn về vấn đề này.

Liệu Putin có thể tồn tại nổi?


Dòng nước ngược cho Putin

Những biến cố xảy ra trong năm 2014 ở Ukraine thì ngược lại, nó đã tàn phá ông Putin. Vào tháng Giêng 2014, Nga thống trị Ukraine. Qua tháng Hai, ông Yanukovich trốn khỏi đất nước này và một chính phủ thân phương Tây nắm quyền. Các cuộc nổi dậy chống Kiev mà ông Putin mong đợi ở miền đông Ukraine sau khi ông Yanukovich bị lật đổ đã không hề xảy ra. Trong khi đó, chính phủ Kiev, với các cố vấn phương Tây, đã tự bắt rễ vững chắc hơn. Đến tháng Bảy, người Nga kiểm soát chỉ vài mãnh nhỏ của Ukraine. Nó bao gồm Crimea, nơi mà người Nga luôn có căn cứ quân sự áp đảo do bởi sự cho phép của hiệp ước, và một khu tam giác lãnh thổ từ Donetsk đến Luhansk đến Severodonetsk, nơi mà một lượng nhỏ các phần tử nổi dậy được hỗ trợ bởi lực lượng đặc biệt của Nga kiểm soát chừng một chục thị trấn.

Nếu không có cuộc nổi dậy đòi dân chủ của người Ukraine xảy ra, thì chiến lược của ông Putin đã cho phép chính quyền Kiev tự tách ra khỏi phuơng tây theo cách riêng của mình và chia rẽ Hoa Kỳ với Châu Âu bằng cách tận dụng mối quan hệ thương mại và năng lượng mạnh mẽ của Nga với lục địa này. Và đây là lý do tại sao vụ tai nạn máy bay Malaysia Airlines bị bắn rơi rất là nghiệt ngã. Nếu nó được biết đến – như có vẻ trong trường hợp này – là Nga cung cấp các hệ thống phòng không cho lực lượng ly khai và gửi chuyên viên đến điều hành (vì điều khiển các hệ thống này đòi hỏi một sự huấn luyện rất lâu và kỹ), Nga có thể bị kết án là phải chịu trách nhiệm trong việc bắn hạ máy bay. Và điều này có nghĩa là khả năng của Moscow để phân hóa Châu Âu và Mỹ sẽ giảm. Ông Putin sau đó sẽ được xem, thay vì là một nhà cai trị tinh vi và hiệu quả, thì lại là một kẻ bất tài nguy hiểm, sử dụng quyền lực một cách tàn nhẫn để hỗ trợ một cuộc nổi loạn vô vọng với các vũ khí hoàn toàn không phù hợp. Và phương Tây, cho dù một số nuớc không muốn có sự chia rẽ với Putin, cũng phải đương đầu với việc thẩm định xem liệu ông ta có thực sự hiệu quả và hợp lý hay không.

Trong khi đó, Tổng thống Putin phải ngẫm nghĩ về số phận của những người tiền nhiệm truớc ông. Ông Nikita Khrushchev khi đi nghỉ hè trở về tháng 10 năm 1964, thấy mình bị thay thế bởi nguời cận thần là ông Leonid Brezhnev, và phải đối mặt với các cáo buộc, cùng với những thứ khác, bằng một “âm mưu nguỵ tạo”. Khrushchev vừa bị nhục trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Điều này cộng với sự thất bại của ông ta để đưa nền kinh tế đi tới, sau khoảng một thập niên cầm quyền, để thấy đồng chí thân cận nhất của ông cho ông về “nghỉ hưu”. Một thất bại lớn trong đối ngoại cộng với những thất bại kinh tế, nó đưa đến hậu quả là một khuôn mặt tuởng chừng như không thể công kích được, bị lật đổ.

Tình hình kinh tế Nga không đến nỗi thảm khốc như nó đã xảy ra duới thời Khrushchev hay Yeltsin, nhưng nó đã trở nên xấu đi đáng kể trong thời gian gần đây, và có lẽ quan trọng hơn, là nó đã không đáp ứng được kỳ vọng. Sau khi hồi phục từ cuộc khủng hoảng năm 2008, Nga đã bị suy giảm tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng quốc nội trong nhiều năm, và ngân hàng trung ương dự báo là không có tăng trưởng (số không) trong năm 2014. Do nhiều áp lực hiện nay, ta có thể đoán là nền kinh tế Nga sẽ đi vào suy thoái ở thời điểm của năm 2014. Các mức nợ của những chính quyền địa phương đã tăng gấp đôi trong vòng bốn năm qua, và nhiều vùng gần như phá sản. Hơn nữa, một số các công ty kim loại và khai thác mỏ đang phải đối mặt với sự phá sản. Cuộc khủng hoảng Ukraine đã làm cho mọi việc tồi tệ hơn. Chảy máu vốn từ Nga ra ngoài trong 6 tháng đầu 2014 ở mức $76 tỷ đôla, so với 63 tỷ cho cả năm 2013. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào/FDI đã giảm 50% trong nửa đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013. Và tất cả các điều này xảy ra mặc dù giá dầu vẫn còn cao hơn $100/một thùng.

Dư luận dân chúng ủng hộ ông Putin tăng vọt sau khi tổ chức thành công Thế vận hội mùa đông ở Sochi và sau khi các phương tiện truyền thông phương Tây làm ông nổi bật như là một kẻ xâm lăng Crimea. Ông đã, với tất cả những gì cho thấy, xây dựng danh tiếng của ông như là một lãnh tụ cứng rắn và luôn ở thế công. Tuy nhiên, khi tình hình thực tế Ukraine trở nên rõ ràng hơn, thì sự chiến thắng lớn được xem như là để bao che cho một sự thối lui ở thời điểm mà các vấn đề kinh tế đang nghiêm trọng. Đối với nhiều nhà lãnh đạo khác, các sự kiện ở Ukraine sẽ không tiêu biểu cho thách thức quá lớn như vậy. Nhưng ông Putin đã xây dựng hình ảnh của mình trên một chính sách đối ngoại cứng rắn, và nền kinh tế Nga cho thấy là ông không được xếp hạng quá cao dù trước khi có vụ Ukraine.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 23 phản hồi cho bài viết “Liệu Putin có thể tồn tại nổi?”:

  1. Nguyen Phuong viết:

    tat ca la ao tuong voi nuoc nga , Neu nuoc Nga ko co PuTin thi se nhu the nao mot nam nay , va Nato se mang gian ten lua den marxcova dat roi

  2. Nguyen Canh Hoa viết:

    Theo tôi ông Putin chẳng có đối thủ của mình nào để sánh cùng ông ít nhất cho đến thời điểm này …! Ông cai trị đất nước là do người dân Nga xô viết tín nhiêm…!

  3. Trang Vân Pham viết:

    tóm lại là ” độc tài” vậy ả rập saudi là 1 nước dân chủ>

  4. Trang Minh Vũ viết:

    Nước Nga mà không có Tổng thống Putin thì còn gì buồn hơn nữa!

  5. Trần Thắng viết:

    Nếu như có người nào đó có khả năng lật đổ ông Putin thì người đó không phải là người bình thường, và có khả năng là kể độc tài đáng sợ cho các nước Phương Tây. Giả sử như vậy thì Mỹ có muốn lật đổ ông Putin không nhỉ?

  6. Pham Viet Cuong viết:

    Người viết bài này chẳng hiểu biết gì về con người nước Nga, hầu hết các nhận xét đều mang tính ” suy bụng ta ra bụng người”.

  7. Huong Le viết:

    Anh Lan phát biểu sai bét – PUTIN đã và đang đươc Người dân Nga tôn vinh 100%.Ở trường học Nga dạy :Hãy sống và học tập theo gương PUTIN.

  8. Huong Le viết:

    Cái đồ ko hiểu biết về chính trị dám nói là PUTIN cai trị nước Nga.

  9. Huong Le viết:

    Cái lũ bán nước chỉ luôn tiếp tay cho giặc.Sống sung sướng nhưng có biết chăng hàng ngàn người chết vì chiến tranh.nhớ ngày còn ngồi trên ghế nha trường tôi đã chứng kiến cuộc chiến tranh NATO – Nam Tư trên màn ảnh nhỏ ti vi và giờ đây cũng NaTo trổi dậy..ôi..ôi bao nhiêu người dân chết chóc vết thương vẫn chưa lành…Các bạn trẻ ,các bạn là người có ăn học thì ko nên chỉ trích mà phải kêu gọi chống chiến tranh,tất cả phải được giải quyết bằng đàm thoại nhé Anh Lan.

  10. Anh Lan viết:

    ai kêu gọi chiến tranh đâu Hương Huong Le

  11. Huong Le viết:

    Tôi bảo Hãy kêu gọi chống chiến tranh chứ tôi ko nói là bạn kêu gọi chiến tranh-Bạn nên hiểu về chính trị nhiều hơn.

  12. Anh Lan viết:

    mình thấp cổ bé họng không dám kêu gọi, chỉ mong sao ko có chiến tranh, cảm ơn chị

  13. Anh Lan hết chém gió đưa bài bôi xấu Nước Nga và Putin bên NVU giờ chạy qua đây à. lolz

  14. Pham Viet Cuong viết:

    ” Muốn hoà bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh” – Câu tục ngữ của người Nga.

  15. Thang Le viết:

    Đề nghị Huong Le, Trương Nguyễn Phước Anh xóa câu còm thiếu văn hóa, nếu không sẽ mời ra khỏi nhóm!

  16. Thang Le ủa comment của em có gì sai vậy anh?

    Trương Nguyễn Phước Anh Anh Lan hết chém gió đưa bài bôi xấu Nước Nga và Putin bên NVU giờ chạy qua đây à. lolz?

  17. Thang Le viết:

    Câu cuối của bạn có ý gì thế?

  18. ‘LOL là gì?
    LOL là từ viết tắt của các chữ “Laughing Out Loud” trong tiếng Anh, nghĩa là cười to, cười lớn, cười phá lên, cười rụng rốn, cười ngả nghiêng… Giống biểu tượng cười này trong yahoo “ :)) ”

  19. Thang Le viết:

    Vậy bạn cứ cười ngả nghiêng đi nhé, bye!

  20. Anh Già viết:

    Việc đưa thông tin lên có nhiều cách nhìn nhận. Theo người này là đúng theo người khác là sai. Vc bài tồn tại được ở trên này đã theo nội quy của nhóm và được sự đồng ý của ban quản trị. Nên việc công kích cá nhân kg nên và đi trái với nội quy của nhóm.

Trả lời Huong Le Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề