Liệu sự thay đổi chế độ ở Nga có phải là mục tiêu của chính sách đối ngoại Mỹ? Câu trả lời là Có và Không.
Nếu với ý nghĩa mà trong đó sự thay đổi chế độ là mục tiêu như trong trường hợp của Saddam Hussein, Fidel Castro và Bashir Assad – thì câu trả lời là không.
Nhưng cũng là có, do chính sách cấm vận gây bất ổn chế độ, tạo khó khăn kinh tế đối nội và đối ngoại từ đó có thể gián tiếp gây ra sụp đổ chế độ.
Cho đến gần đây, thái độ của Mỹ đối với Putin là thân thiện hơn là thù địch. Người ta tin rằng bất chấp những khó khăn về sự tăng trưởng, Nga vẫn nằm trong quỹ đạo phương Tây. Putin đã được bỏ qua rất nhiều: cuộc chiến tranh với Gruzia, bóp nghẹt nền dân chủ và tự do ngôn luận, ám sát bằng chất phóng xạ Litvinenko tại London, tống tiền dầu và khí đốt, phá rối lập trường về vấn đề Iran và Syria, phát động tuyên truyền ở Nga chống Mỹ….
Có hai quan điểm cơ bản cho sự bỏ qua này :
- Đối với Nga về khách quan là không có lợi khi phải đối đầu với phương Tây;
- Phương Tây hy vọng rằng Putin – một người thực dụng và sẽ không gây tổn hại cho đất nước và tầng lớp tinh hoa của Nga.
Tình thế đã trở nên gống hệt như hồi sau Thế chiến II, khi quân Đồng minh đã dễ dãi và có thái độ khoan dung với Stalin khi đề nghị giúp đỡ hỗ trợ trong việc phục hồi của nền kinh tế và mở cửa cho sự hội nhập châu Âu hòa bình sau chiến tranh. Họ không thể hiểu tại sao Stalin đã hành động ngược lại lợi ích rõ ràng của Nga, và thờ ơ với những lo toan để cải thiện tình hình: từ chối Kế hoạch Marshall, các hành vi trộm cắp vũ khí hạt nhân, gieo trồng chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu. Và cuối cùng khi đã nhận ra vấn đề thì cuộc Chiến tranh Lạnh cũng bắt đầu.
Nhận thức của phương Tây chống lại Stalin vào năm 1947 và chống Putin trong năm 2014 là rất giống nhau: nó được hiểu rằng những nhân vật này không để ý đến việc thúc đẩy lợi ích quốc gia mà chỉ và quan tâm đến việc bảo tồn quyền lực cá nhân và tâm lý tự ti.
George Kennan, người được mẹnh danh là kiến trúc sư của “Học thuyết ngăn chặn” Liên Xô đã viết vào năm 1947: “Trên cơ sở những ảo tưởng thần kinh kỳ quặc của Kremlin về chính trị thế giới đã hình thành bản năng tự nghi ngờ mang tính truyền thống, sợ hãi trước xã hội có tổ chức tốt hơn, mạnh mẽ hơn,… nhà cầm quyền Nga đã luôn luôn cảm thấy rằng quyền lực của họ sẽ không thể tồn tại khi được so sánh với các hệ thống chính trị của các nước phương Tây. ”
Phản ứng tinh thần của ông Putin với cách mạng ở Ukraine đã chứng minh cho các nhà lãnh đạo phương Tây rằng ông ta coi bản thân mô hình tự do của xã hội như là một mối đe dọa. Theo diễn giải của Churchill: “Tự do đối với nhân vật độc tài không phải là một giá trị, mà chính hình thức nhân loại tự do đã dẫn ông vào một cơn giận dữ.”
Do đó, thay vì nên đi theo đường lối hòa bình thì lại đánh mất những thiện chí trong tầm nhìn ra thế giới. Thay vì hòa nhập là chính sách ngăn chặn – đưa ra những đòi hỏi chính trị cụ thể và trong trường hợp không đạt được đòi hỏi đó thì nhà độc tài tìm mọi cách có thể làm phức tạp cuộc sống của mình, cô lập với thế giới, tìm mọi cách để chính quyền của ông ta gây ra sự tốn kém nhất cho nền kinh tế Nga, cho người dân và các tầng lớp trí thức và những người giầu có.
Người Mỹ đưa ra một đòi hỏi rất rõ ràng – hoàn toàn rút khỏi Ukraine và trả lại mảnh đất Crimea – Đối với Putin đó là điều hoàn toàn không thể chấp nhận. Đồng thời, ông ta không thay đổi đường lối và sẽ thực hiện ý chí đó đến cùng, nhưng Hoa Kỳ đã vượt qua điểm giới hạn, và cũng sẵn sàng đi đến cùng. Do đó – không có giải pháp nào khác cho cuộc xung đột, ngoài giải pháp truất Putin khỏi sân khấu chính trường. Trong ý nghĩa này, chính sách của Mỹ – mặt dù chỉ mang tính gián tiếp, cũng khách quan hướng đến việc thay đổi chế độ.
Về nguyên tắc, có hai khả năng diễn biến tình hình . Đầu tiên – Putin rút lui, tự xin rút hoặc bị cưỡng ép. Trong trường hợp này, cuộc xung đột với phương Tây sẽ giải quyết rất nhanh chóng, vì giữa các bên không có lý do thực sự cho một cuộc đối đầu – vấn đề chỉ là loại bỏ một nhân vật mà do lỗi của ông ta dẫn tình hình đến bế tắc.
Thứ hai – Putin vẫn còn nắm chính quyền. Trong trường hợp này, cuộc xung đột sẽ kéo dài vô thời hạn, nói đúng hơn xung đột kéo dài cho đến khi nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ dưới áp lực của phương Tây. Nó sẽ không xảy ra sớm, nhưng cuối cùng là không thể tránh khỏi, bởi phương Tây sẽ mạnh hơn gấp nhiều lần.
Mỹ sẵn sàng chờ đợi lâu. Mới đây, tại một cuộc họp ở Washington, nhân vật được coi là kiến trúc sư của chính sách này – Daniel Fried, phụ trách về chính sách trừng phạt thuộc Bộ Ngoại giao – đã trả lời câu hỏi, liệu ông có một sự hiểu biết rõ ràng về hoạt động của điện Kremlin trong điều kiện trừng phạt: “Chúng tôi không hiểu mọi thứ về điện Kremlin. Trong cuộc Chiến tranh Lạnh, cũng không thể hiểu rõ tất cả. Nhưng chúng ta kết cục đã giành chiến thắng trong chiến tranh Lạnh! Chúng tôi không hiểu tại sao họ muốn lặp lại những kinh nghiệm cay đắng này một lần nữa. ”
Nguyễn Hoàng Lân
Lược dịch theo Blog của Alexandr Goldfarb
- Kết quả của cuộc họp ở Paris: núi ảo vọng bị xua tan
- KASPAROV: NƯỚC ĐỨC PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHO NHỮNG HÀNH ĐỘNG TÀN BẠO CỦA PUTIN
- NGA VÀ CHINA – ĐÔI BẠN BẤT ĐẮC DĨ
- Putin đã không được người ta mời đến dự lễ kỷ niệm cuộc đổ bộ của quân Đồng minh ở Normandy
- NƯỚC NGA TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ-TRUNG
- Portnikov: Zelensky nguy hiểm hơn nhiều đối với Putin so với Poroshenko
Một bài viết rất hay, phản ánh đúng tình hình cũng như qua hệ, vai trò của Mỹ