Leonid Kravchuk: “Chúng tôi không muốn quỳ gối trước Nga”

Theo vị tổng thống đầu tiên của Ukraina độc ​​lập, bây giờ cần tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc Ukraina gia nhập NATO

Cuộc nói chuyện đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 26 năm ngày Ukraina giành độc lập, trang web “Hôm nay” đã nói chuyện với vị Tổng thống đầu tiên của Ukraina độc ​​lập Leonid Kravchuk, ông nhìn thấy Ukraina sau năm năm sẽ như thế nào. Về cải cách, về hội nhập vào EU và NATO, và sự quay trở lại của Donbass và Crưm, tờ báo “hôm nay”  đăng các câu trả lời của tổng thống đầu tiên của Ukraina Leonid Makarovich

Năm ngoái tôi đã có cuộc gặp gỡ với các đồng nghiệp độc lập. Mọi người cùng ngồi đâu đó khoảng 250-300 người, tất cả ở lứa tuổi 25. Tôi nhìn vào mắt những người trẻ tuổi này, đây là một thế hệ khác. Họ có kiến ​​thức tuyệt vời về ngôn ngữ, họ biết về Châu Âu, họ biết về cuộc sống… Tôi là Tổng thống của Ukraina và lần đầu tiên trong đời tôi mới cầm trong tay được chiếc điện thoại di động vào năm 1991. Còn bây giờ đứa trẻ em trong nhà trẻ đã dùng điện thoại. Mọi thứ đang thay đổi, chúng ta đang tiến lên phía trước, chúng ta đang làm một cái gì đó. Nhưng chúng ta không thể làm điều này như một hệ thống, bởi vì mọi người đều kéo cày của mình và nới lỏng dây buộc của mình mà không nhìn vào người khác. Do đó, tôi muốn nói với các bạn những điều dưới đây: trước mối đe dọa mất mát rất nhiều người, và chúng ta đang mất họ mỗi ngày, dưới sự đe dọa mất mát lãnh thổ và độc lập của các lãnh thổ này, mọi thứ khác nên phải dẹp sang một bên và đoàn kết cùng nhau vai kề vai dưới những khẩu hiệu bảo vệ đất nước Ukraina, tất cả cùng nhau xây dựng Nhà nước pháp quyền dân chủ, cả thế giới. Và cần nên tuyên bố to hơn và dũng cảm cho châu Âu và cho cả thế giới biết.

Liên minh châu Âu và NATO

“Thật lòng mà nói tôi không phải lúc nào cũng có cùng quan điểm về NATO. Đã có lúc tôi nghĩ rằng chúng ta nên chọn: hoặc bằng cách nào đó thiết lập quan hệ với phía Đông và phía Bắc của chúng ta, hoặc là với NATO. Và trong một thời gian tôi đã nghiêng về phía Bắc. Nhưng sau một cuộc trò chuyện với Boris Yeltsin, khi ông nói với tôi rằng Nga sẽ không bao giờ đồng ý để Ukraina vào châu Âu và ông đã cho xem một nghị định đã được thông qua về hướng chính của chính sách đối ngoại của LB Nga, và Ukraina đã được coi là một phần không thể tách rời ảnh hưởng của Nga ở Ukraina. Vùng ảnh hưởng, các bạn có biết không? Tôi đã nhận ra rằng chúng ta không thể cùng chung nấu cháo với Nga. Đó là lý do tại sao tôi đã nói và bây giờ tôi kiên định ủng hộ để Ukraina trở thành một thành viên của khối NATO.

Tôi đã thay đổi quan điểm của mình, và bây giờ hàng triệu người đang thay đổi quan điểm đó. Theo cuộc thăm dò gần đây, đã có 47% người dân Ukraina ủng hộ việc Ukraina gia nhập NATO. Và có một thời gian nào đó trước đây chỉ có 18% hoặc thậm chí ít hơn. Tôi dẫn đến thực tế rằng quy luật của đời sống chính trị, chính sách hung hăng, ấu trĩ của Nga khiến chúng ta phải tự bảo vệ mình. Bảo vệ độc lập, chủ quyền của chúng ta, xây dựng cuộc sống Châu Âu, bởi vì chúng ta có địa lý ở Châu Âu, và chúng ta tuyên bố các giá trị của châu Âu. Do đó, đối với Ukraina thì NATO không chỉ là một lối ra, mà còn là một đường đi thực sự. Để không có những mâu thuẫn và buôn bán chính trị giả tạo khác, tôi kêu gọi bây giờ hãy tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc Ukraina có nên gia nhập vào khối NATO hay không. Bởi vì một số người nhìn Ukraina như một cô gái để kết hôn. Và khi cô gái ấy đã quyết định trưng cầu dân ý về NATO, dù có được hay không được thì LB Nga và mọi người khác đều sẽ hiểu rằng cô gái đó đã đi lấy chồng. Và đừng e ngại rằng ai đó sẽ trở nên hung dữ hơn. Nó (Nga-NV) thì ngày nào chả hung dữ

Đối với Liên minh Châu Âu, chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải trải qua. Và cải cách, và các vấn đề khác, nhưng hướng đi của chúng ta là đến Liên minh châu Âu. Và việc miễn thị thực mà chúng ta đã nhận được cho thấy từng bước chúng ta có thể hy vọng vào Liên minh Châu Âu. Nhưng trước họ không nên làm những động tác giả vờ

. Và rồi họ nói, hãy đốn rừng đi, và chúng ta lại bắt đầu đốn. Chúng ta cần nên nói rằng: “Chúng tôi sẽ không chặt rừng vì cái đó sẽ đe dọa đến những người Carpathians”. Và nếu các bạn đặt ra hỏi câu hỏi là có phụ thuộc vào châu Âu hay không nếu vào đó mà với những khu rừng và đồi núi trọc ở Carpathian – thì chúng tôi không muốn vào châu Âu như thế này”. Cần phải biết nói, cần phải mạnh dạn nói, chứ không phải chỉ để được người ta khen rằng ôi chà bạn thông minh và linh hoạt làm sao. Có những điều mà chúng ta nên phải giữ vững lập trường, chứ không bị chịu nhục và không giơ má cho người ta tát bên này hay bên kia. Chúng ta phải thể hiện tính cách và đối với Nga cũng vậy.

Cải cách

Có ba vấn đề đối với chính quyền. Thứ nhất là sự chấm dứt chiến tranh ở phía Đông và sự trở lại của Ukraina – theo thời gian, cái đó không phải ngay lập tức sẽ có là họ đã lấy đi bằng vũ lực ở chúng ta hoặc hung hăng chiếm lãnh thổ. Thứ hai là sự nghèo đói. Theo thống kê của các tổ chức quốc tế, hiện nay 60% người dân của chúng ta đang sống dưới mức nghèo khổ. Đây là nền tảng cho bất kỳ thách thức nào, về chính trị, hoặc thậm chí là quân sự, cách mạng. Thứ ba là tổ chức chính quyền dưới hình thức như thế nào đó để thực hiện được các cuộc cải cách, và ngăn chặn được  tham nhũng quy mô lớn. Đây là ba vấn đề cho chính quyền. Nếu nó bắt đầu, tôi nhấn mạnh điều này, chúng ta có thơ dại đâu, rằng ngày mai chúng ta có thể làm mọi thứ đó nhanh chóng, nhưng mọi người sẽ cảm thấy rằng không phải tất cả đang ngồi ở offshore với đống tiền triệu của mình, mà ngồi với mọi người. Rằng không phải sống riêng một mình, bay riêng, xây nhà riêng biệt, mà nên cùng với mọi người. Tôi tin rằng người ta sẽ bắt đầu có cái nhìn khác về chính quyền và về Ukraina, và chúng ta sẽ bắt đầu tiến lên. Và trong năm năm chúng ta sẽ thực hiện các bước rất quan trọng. Nhưng để nói rằng chúng tôi sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề ư? Những vấn đề sâu sắc như thế mà chúng ta đã bám vào và gắn bó, và bởi sự ngu dốt, và bởi sự thiếu hiểu biết, sự hiểu lầm hay sự hiểu lầm ngây thơ của những người chưa có chút kinh nghiệm nào lên nắm chính quyền – chúng ta cần phải qua nhiều thế hệ. Chúng tôi với các bạn mới có qua một thế hệ. Người ta nói rằng một thế hệ là 25 năm. Thế hệ tiếp theo cần phải giải quyết các vấn đề khác và các nhiệm vụ quy mô lớn khác.

Sự trở lại của Crưm và Donbass

Tôi không nghĩ rằng Nga sẽ đồng ý trả lại Donbass và Crưm một cách nhanh chóng. Về nguyên tắc, chính sách của Nga là một chính sách hung hăng. Nga đã liên tục chiến đấu 150 năm. Và bây giờ, nếu các bạn nhìn vào các điểm nóng ở châu Âu, Syria và những nơi  khác, – ở những đó đang có quân đội Nga. Cho nên Nga cũng như tầng lớp tinh hoa chính trị của Nga, và giới trí thức đã được giáo dục trong những điều kiện áp lực mạnh mẽ đối với các nước láng giềng của mình. Khi họ nói về Ukraina, họ không thể tưởng tượng rằng Ukraina có thể được ngang vai phải lứa bên cạnh. Ukraina nhất thiết phải nằm dưới chướng họ, và họ nằm ở trên. Vâng lúc đó thì Ukraina là tốt. Khi mà Ukraina chống lại và vọt ra khỏi nó (Nga), không muốn nằm dưới gã đó, thì Ukraina không còn là loại người nữa. Nước Nga là như vậy. Vì vậy, đối với công dân Nga rất quan trọng là đối với họ để họ thấy rằng lãnh đạo của họ tiến hành chính sách như thế:…Putin đang hy vọng sẽ giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống của mình và các cổ tức chính trị của ông. Và chính việc thông qua áp lực, xâm lược, chiếm giữ đất đai và người của nước khác. Vì vậy, tôi không nghĩ rằng sẽ có một cái gì đó thay đổi trước cuộc bầu cử tổng thống ở Nga. Vâng, nếu Putin thắng, và tôi nghĩ rằng ông ấy có nhiều cơ hội thắng, nếu lấy thống kê, thì ông ta sẽ theo đuổi cùng một chính sách. Trừ khi áp lực đối với Nga sẽ mở rộng, không chỉ về kinh tế mà còn về mặt chính trị, tài chính, và các đường lối khác. Và Nga sẽ thấy rằng họ không thể đối phó với các lãnh thổ mà họ đã chiếm, bao gồm cả Crưm và Donbas. Lúc đó, chúng ta sẽ lấy lại tất cả mọi thứ cho mình rất nhanh, hoặc là những nơi đó sẽ tự trở lại. Đó là lý do tại sao tôi dự đoán như vậy. Làm thế nào sẽ được? Thật khó để nói, nhưng ta muốn điều đó sẽ xảy ra như chúng ta muốn. Chúng tôi muốn hòa bình, hòa hợp, hiểu biết lẫn nhau, không muốn có chiến tranh với Nga, nhưng cũng không muốn quỳ gối trước nó.

Nguyễn Vinh (theo segodnya)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Leonid Kravchuk: “Chúng tôi không muốn quỳ gối trước Nga””:

  1. Cao Nam viết:

    Cuối cùng thì Kravchuk cũng đã nói sự thật về một phần cơ bản của Nga. Cần khẳng định rằng Nga, Trung Quốc, khủng bố là thách thức to lớn cho thế giới văn minh hiện nay.

Trả lời Cao Nam Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề