Kinh tế Nga – Ukraine: Hai mảng màu sáng tối
Không lâu trước đây, nền tài chính của Nga và Ukraine trong tình trạng bấp bênh. Mặc dù Ukraine vừa nhận gói viện trợ 25 tỷ USD từ phương Tây, nhưng nước đang vươn lên về mặt kinh tế lại là Nga – quốc gia đang hứng chịu trừng phạt, tạp chí The Economist nhận xét.
Kinh tế Nga - Ukraine: Hai mảng màu sáng tối
Đầu năm 2015, bản tệ Nga chưa bằng 1/3 giá trị đồng USD so với 6 tháng trước. Ảnh: Themoscowtimes
Không lâu trước đây, nền tài chính của Nga và Ukraine trong tình trạng bấp bênh. Mặc dù Ukraine vừa nhận gói viện trợ 25 tỷ USD từ phương Tây, nhưng nước đang vươn lên về mặt kinh tế lại là Nga – quốc gia đang hứng chịu trừng phạt, tạp chí The Economist nhận xét.
Cuối năm 2014, đồng Rúp rơi tự do. Đầu năm 2015, bản tệ Nga chưa bằng 1/3 giá trị đồng USD so với 6 tháng trước. Giữa các dự báo tiêu cực về một cuộc đại suy thoái vào năm 2015, các nhà kinh tế cho rằng tình hình tại Nga sẽ tiếp đà thoái trào.
Cùng lúc, Ukraine mấp mé bờ vực phá sản, kho dự trữ ngoại hối cạn kiệt xuống mức báo động. Xung đột âm ỉ phá hủy phần lớn nền kinh tế, trong khi cứu trợ tài chính từ phương Tây chưa về tới nơi.
Tỷ giá đồng Rúp Nga và đồng hyrvnia của Ukraine so với USD.
Nhưng kể từ đó tới giờ, tình hình cải thiện mạnh mẽ đối với Nga. Trong 3 tháng qua, Rúp tăng giá 30%. Giá trái phiếu chính phủ leo dốc ổn định. Ngày 13/3, Ngân hàng Trung ương Nga hạ lãi suất từ 17% trong tháng 12 xuống 14%.
Đà tăng của nền kinh tế Nga ảnh hưởng một phần từ tâm lý của nhà đầu tư. Nhiều người cho rằng Rúp đã mất giá quá mức cần thiết, ông Timothy Ash, chuyên gia tại ngân hàng Standard Bank, chỉ ra. Vì trên thực tế, những địa hạt còn lại trong nền kinh tế xứ bạch dương vẫn duy trì phong độ.
Cán cân thanh toán của Nga sẽ đạt mốc thặng dư 65 tỷ USD trong năm nay. Kho dự trữ ngoại hối vẫn ở mức cao, bất chấp 12 tháng rút ròng.
Các điều kiện ngoại cảnh cũng nghiêng về hướng có lợi cho Nga. Hiệu ứng từ lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu đang phai nhạt.
Ví dụ, các lệnh cấm từ Liên minh châu Âu sẽ hết hạn vào cuối tháng Bảy tới. Muốn gia hạn, EU phải được cả 28 quốc gia thành viên bỏ phiếu nhất trí. Nga đang chống lưng Hy Lạp, nên một sự đồng nhất trong toàn EU là nhiệm vụ bất khả thi.
Khi giá dầu ngừng dò đáy, triển vọng mở ra xán lạn hơn với Nga: Nguồn thu từ xuất khẩu dầu khí chiếm 70% tổng doanh thu xuất khẩu hàng năm và đóng góp vào 52% vào ngân sách quốc gia. GDP thực tế của Nga sẽ teo tóp 3-5% vào năm 2015, nhưng đà giảm tốc chỉ diễn ra trong ngắn hạn.
Còn với trường hợp của Ukraine, niềm tin vẫn chưa đảo chiều. Tháng Ba năm ngoái, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã thống nhất sẽ không hỗ trợ trước nhiều tiền mặt. Kết quả là Ukraine liên tục phải đối mặt với các hạn chót thanh toán, sắp tới sẽ là món nợ 750 triệu USD mà Ngân hàng Xuất nhập khẩu quốc gia phải trả vào 27/4.
Điều kiện để IMF giải ngân bao gồm nhiều biện pháp thắt lưng buộc bụng khốc liệt, chúng có thể làm nổi lên các vấn đề kinh tế mới.
Trong vài tháng tới, tình hình sẽ xấu đi đối với Ukraine, kể cả khi lệnh ngừng bắn được tuân thủ. Ngày 10/4, tổ chức xếp hạng tín dụng Standard and Poor’s đã hạ bậc tín nhiệm quốc gia của Ukraine.
Kho dự trữ ngoại hối vẫn chịu sức ép. Chưa kể, IMF kỳ vọng Ukraine đệ trình kế hoạch tái cấu trúc nợ trước tháng Sáu. Nếu không kịp hạn chót, chính quyền Kiev sẽ phải chấp nhận một khoản khấu trừ nợ nhỏ hơn từ phía chủ nợ quốc tế.
Tất nhiên, triển vọng kinh tế Nga chưa thể khởi sắc trong dài hạn. Ngày càng nhiều thành phần trí thức rời đất nước, giới doanh nghiệp chưa hoạt động có hiệu quả.
Với Ukraine, tương dài hạn hạn có phần tươi sáng hơn. Các thành viên cấp cao trong chính phủ đang theo thúc giục cải cách, một số biện pháp đã được tiến hành để thân thiện hóa môi trường kinh doanh. Nhưng trước mắt, Nga – nước chịu nhiều bất lợi – lại đang bứt lên so với quốc gia láng giềng.
Tolian (theo nguoivietufa)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 10 phản hồi cho bài viết “Kinh tế Nga – Ukraine: Hai mảng màu sáng tối”:

  1. Misa Pham viết:

    Uh. Các dchi cứ công kích Nga cho lắm, nhìn lại thì a U cũng k hơn j.

  2. Trungdung Pham viết:

    Thông tin không chính xác : Cả năm ngoái Ukr nhận 4,5 tỷ $ ( nhưng trả nợ 13 tỷ $). Năm nay Ukr mới nhận 3,2 tỷ $ . Như vậy không có chuyện Ukr nhận 25 tỷ $. Ukr đang trong tình trạng chiến tranh, việc khó khăn về kinh tế là chuyện đương nhiên, nên khi so sánh kinh tế với Nga lúc này là khập khiễn. Nước Nga tự gây ra khó khăn cho mình ( gây chiến với Ukr, cướp Crưm…), bị trừng phạt, kinh tế khó khăn, và còn nhiều khó khăn khác về lâu dài, đưng nghĩ đồng rúp lên giá là giải quyết được mọi khó khăn. Đọc bình luận mà buồn cho các bạn proNga, viển vông quá, quá ảo tưởng về sức mạnh nước Nga !

  3. Thi Vinh Hoang viết:

    Chiếm 1/6 diện tích thế giới, lười lao động thích chiến tranh thì nhập với nước dân yêu lao động như Tàu thành Tà Ngau đi . (Trần Phúc Châu Vũ Hoàng Hưng chuyển cái còm về stt anh Tolian Hoang cho yên vui. Khi còm quên để ý tinh thần chủ stt kia : “Để ý sẽ thấy từ TT đến báo chí Nga 2 tháng gần đây, sau khi chết hàng chục nghìn người ở Donbass, gọi Ukraine là phát xít, là “dân tộc tự nghĩ ra chứ chưa hề có” nay đổi giọng là: anh em, chúng ta người một nhà, môi răng liền khít”)

  4. Cái gọi là tỷ giá là thước đo “độ mạnh yếu” của đồng tiền mà không quyết định độ mạnh yếu của quốc gia chủ sở hữu đồng tiền đó.
    Khi một đô đổi ra 120 yen không có nghĩa là hehe, nước Mỹ mạnh hơn Nhật những 120 lần cũng như khó mà mạnh hơn VN những hai mươi mấy ngàn lần nhỉ ?
    Không nhớ đế quốc Mỹ đã bị VN đánh cho chạy re kèn sao ?
    Cho nên bạn nào tự sướng khi thấy ZÚP chợt có giá hơn vơi ĐÔ thì phải hiểu là hôm nay, bọn Nga giàu có nó đã đổi đo xong và té hết ra nước ngoài gồi.
    Mấy ông VN phò Nga nay cũng ít tiền hơn nên chả thể mua tiền đô đáng ghét kia gửi về cho bu nữa.
    Còn lại mấy ông Nga ngố ngất ngất chỉ cần khleb và vodka thì mua đô mà làm giề ?

  5. Thực ra kinh tế con gấu ko hẳn đã lạc quan như những gì poo đang khoác lác. Mức giảm hơn 3% trong quý 1 năm 2015, tỷ lệ thất nghệp tăng chóng mặt, đến hết tháng 3 đã là hơn 4,5 triệu người ko có việc làm. Đồng lương bị trượt giá lên bây giờ đời sống người dân Nga khổ cực hơn nhiều khi chưa poo chưa cướp Criema.

  6. Tolian Hoang viết:

    bài đăng trên “” Thời báo Moscow”!

  7. Nguyen Duc Huy viết:

    Trần Phúc Châu Anh Châu nói chuyện vừa rất đúng vừa hài quá.Đọc xong mà cười ngây ngất !!!

  8. Trang Vân Pham viết:

    trả tháy nhiều hay ít $$ nhưng Mỹ đang phải đập cho giá vàng xuống để :)) vàng thì tư bản MỸ đang phải bán ầm ầm tránh giá lên còn tư bản Trung Quốc, Nga, Ấn thì đang mua vàng ầm ầm >>>> Dolla Mỹ in ra để trả nợ vậy Mỹ đợt này trắc trả hết nợ nên bội thu dolla.

  9. Trang Vân Pham viết:

    chiều hôm qua giá vàng xuống thảm dự là bọn Nga, TQ, Ấn đang cầm vàng chết nhăn răng.

Trả lời Trang Vân Pham Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề