Washington (AFP) – Quỹ Tiền tệ Quốc tế tức giận “đập bàn” ở Ukraina đe dọa cắt nguồn viện trợ tài chính quan trọng vì nước này “chậm chạp” trong cuộc chiến chống tham nhũng.
“Nếu không có một nỗ lực mới đáng kể nào tiếp thêm sinh lực cho cuộc cải cách quản trị và chống tham nhũng, IMF sẽ rất khó để xem xét chương trình hỗ trợ tiếp theo và có kết quả”, Christine Lagarde Giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế có trụ sở tại Washington đưa ra tuyên bố mạnh mẽ và dứt khoát.
Cuộc khủng hoảng đã đã sôi lên sùng sục khi Bộ trưởng kinh tế – Thương mại Aivaras Abromavicius có đầu óc cải cách mạnh mẽ cáo buộc quan chức trong chính quyền tham nhũng và cản trở cải tổ.
Theo Giám đốc IMF sự việc từ chức của ông Bộ trưởng đã gây phiền hà và làm tình hình xấu đi.
“Tôi lo ngại về tiến độ chậm chạp trong việc cải cách quản trị và chống tham nhũng của Ukraina. Đồng thời nước này sẽ không có lợi ích được hưởng từ chương trình hoạch định chính sách với các tổ chức tín dụng”.
“Điều quan trọng là lãnh đạo của Ukraina ngay bây giờ phải nỗ lực biến những hứa hẹn bằng hành động cụ thể để đưa đất nước trở lại con đường cải cách.”
Nếu IMF cứng rắn với những tuyên bố, họ sẽ đóng băng tất cả các khoản vay tiếp theo trong gói cứu trợ tài chính có thời hạn 4 năm trị giá 17,5 tỷ USD bắt đầu vào tháng 3-2015. Điều kiện bắt buộc của khoản vay là Ukraina phải hành động quyết liệt trong chương trình cải cách. Cho đến nay IMF đã giải ngân cho Ukarine 6,7 tỷ USD.
Chương trình cứu trợ tài chính của IMF là nền tảng của một gói cứu trợ trị giá 40 tỷ USD giúp nền kinh tế nước này tránh sụp đổ và tăng trưởng bền vững. Nền kinh tế Ukraina đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng cùng những tác động của cuộc xung đột với ly khai do Nga ủng hộ.
IMF là nhà cung cấp chính lớn nhất trong cuộc cứu trợ tài chính cho Ukraina. Quốc gia Liên Xô cũ này đang dựa vào nguồn tài chính của IMF để chống đỡ cho thị trường tài chính, giảm các khoản nợ, các khoản vay song phương và đa phương.
Trò chơi chính trị
Thủ tướng Ukraina, Arseniy Yatsenyuk trấn an mối đe dọa của IMF bằng cách nhắc lại những cam kết của chính phủ để cải cách nền kinh tế.
“Các trò chơi chính trị gần đây khiến đất nước tôi phải trả giá đắt”.
“Chúng tôi sẽ không cho phép các quy tắc cũ của Ukraina trở lại,” Yatsenyuk nói trong cuộc họp ngoại giao với sự tham dự của các đại diện ngành an ninh và pháp luật cùng các quan chức nước ngoài, Đại sứ nước ngoài trong đó có Mỹ và Đức. Yatsenyuk trước đó đã đe dọa từ chức cùng giải tán toàn bộ chính phủ càng làm cuộc khủng hoảng chính trị thêm trầm trọng sau khi Bộ trưởng kinh tế từ chức.
“Chúng tôi sẽ chỉ nhận được sự giúp đỡ khi cả thế giới thấy rằng chúng ta đang thay đổi chính mình và đưa đất nước tiến về phía trước.”
Những nước đóng góp lớn cho IMF là Mỹ cùng EU đã bị chỉ trích vì gây áp lực với tổ chức này khi tiếp tục thực hiện gói cứu trợ cho Ukraina bất chấp những lo ngại về nợ, suy thoái kinh tế và cuộc xung đột địa chính trị nghiêm trọng với nước láng giềng Nga.
Trong thời gian gần đây IMF đã phá vỡ một trong những quy tắc cho vay quan trọng vì những quy tắc này đe dọa nguồn cứu trợ tiếp theo cho Ukrainaư về các vấn đề phát triển bền vững. Sự phá vỡ đó đã làm Nga giận dữ khi cho rằng đây là động thái “phá hoại nghiêm trọng” làm mất đi sự tính độc lập và minh bạch trong các quyết định của IMF.
Những diễn biến mới nhất từ Ukraina cũng gợi lại những ký ức xấu đối với IMF. Cụ thể trong năm 2008 và năm 2010, IMF đã hủy hai gói tín dụng cho Ukraina trị giá 16,4 tỷ USD và 15,1 tỷ USD vì chính quyền lúc đó thiếu ý chí chính trị để cải cách.
“Ukraina có nguy cơ quay trở lại với mô hình chính sách kinh tế đã thất bại trong lịch sử gần đây của họ,” Lagarde cho biết hôm thứ Tư.
Thậm chí Đại sứ Mỹ ở Ukraina, Geoffrey Pyatt còn “chắc như đinh đóng cột” viết trên Twitter. “Nếu Chính sách và hành động thực tế của nước này trở lại thời quá khứ sẽ không được dung thứ”.
Đức Dũng
Trả lời