Hy Lạp và Trung Quốc đang lặp lại lịch sử?

Hai điểm tương đồng lịch sử đang cùng nhau đồng hành trên sân khấu thị trường tài chính thế giới – Hy Lạp và Trung Quốc.

Hy Lạp rất có thể giống số phận Đức trong những năm giữa hai cuộc chiến, chiến đấu với sự suy giảm đồng thời với lạm phát phi mã, nếu họ phải ra khỏi khu vực đồng euro và bắt đầu in đồng tiền riêng drachmas để thanh toán những món nợ không lồ.

Thời gian gần đây thị trường chứng khoán Trung Quốc gia tăng nhanh chóng và bốc hơi 30% trong ba tuần qua, giống như Nhật Bản vào cuối năm 1989 và đầu những năm 1990: Một sự gia tăng được thúc đẩy bởi niềm tin vào nền kinh tế tăng cao cuối cùng dễ bị tổn thương như bất kỳ bong bóng đầu cơ trong lịch sử thị trường thế giới.

Cả hai kịch bản đều u ám.

Trong một số trường hợp vết thương kinh tế nghiêm trọng tự họ gây ra. Hy Lạp đang hoạt động trong điều kiện khốn khó nhất để đủ điều kiện đáp ứng những đòi hỏi từ Liên minh châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Trung ương châu Âu.

Những biện pháp thắt lưng buộc bụng, theo yêu cầu của Troikan (Ba định chế Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ủy ban châu Âu ), để đổi lấy gói cứu trợ mới nhằm giữ Hy Lạp sống sót khi phải vật lộn với món nợ quá tải 271 tỷ USD từ các quốc gia chủ nợ.

Một mặt, người dân Hy Lạp đang sống nhờ vào lòng tốt của người lạ, được hưởng lương hưu hào phóng, tuần làm việc ngắn hơn, độ tuổi nghỉ hưu sớm hơn và tránh thuế, trong khi anh chị em châu Âu của họ phải thanh toán giúp hóa đơn. Nhưng yêu cầu về biện pháp hà khắc thắt lưng buộc bụng đã làm suy yếu nghiêm trọng nền kinh tế “cà nhắc”. Một số nhà phân tích cho rằng chính điều này đã đẩy Hy Lạp đến bờ vực phá sản.

Nhà kinh tế trưởng Pháp, Emmanuel Macron, so sánh các biện pháp thắt lưng buộc bụng được áp dụng đối với Hy Lạp đến Hiệp ước Versailles. Đó là năm 1919, đã yêu cầu Đức bồi thường chiến tranh vì gây ra những thiệt hại cho châu Âu trong Chiến tranh thế giới I.

Nhà kinh tế học nổi tiếng John Maynard Keynes, khi nền kinh tế chưa suy thoái đã cảnh báo “Những hậu quả kinh tế của hòa bình”, rằng gánh nặng bồi thường sẽ có cả những hậu quả khôn  lường và không mong muốn đối với Đức và phần còn lại của châu Âu. Dự đoán của ông đã chính xác. Đức nằm trong cả hai tình trạng: Suy giảm và siêu lạm phát cùng lúc châu Âu đã rơi vào cuộc chiến tranh thế giới thứ II, một phần là kết quả của chính trị và kinh tế cũng như sự sỉ nhục của Đức.

Tất nhiên Hy Lạp không thể lặp lại các hành động chính trị và quân sự giống như Đức tại  châu Âu, nhưng hồi đáp không thấu hiểu đến khủng hoảng đang hằn sâu hơn ở Hy Lạp có thể dẫn đến bất ổn thêm cho nền kinh tế Châu Âu. Làm suy yến nền kinh tế của các nước khác như Bồ Đào Nha, Ireland, Ý và Tây Ban Nha; Một ngày nào đó, tiêu diệt những lý tưởng của việc duy trì đồng tiền chung châu Âu.

Hậu quả thảm khốc không phải duy nhất phát sinh từ chiến tranh.

Tại Trung Quốc, nền kinh tế đang được thế giới ca tụng, có nguy cơ suy giảm khi mục tiêu tăng trưởng giảm trong khi thị trường chứng khoán đang có nguy cơ trải qua một vụ tai nạn toàn diện.

Bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm ổn định thị trường, cổ phiếu Thượng Hải chỉ có sự hồi đáp khiêm tốn từ sự can thiệp của chính phủ, tại thị trường Thâm Quyến càng đầu cơ càng giảm. Vốn hóa thị trường chứng khoán Trung Quốc bốc hơi hơn 3000 tỷ USD trong ba tuần – gấp hơn 10 lần GDP của Hy Lạp.

Cũng giống như trường hợp của Trung Quốc hiện nay, Nhật Bản vào năm 1989, được cho là bất khả chiến bại họ được coi là một đối thủ của nền kinh tế Mỹ. Bạn quá cố của tôi, Michael Crichton, tuyên truyền rộng rãi uy tín của Nhật Bản, với cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất “Rising Sun”. Trong đó miêu tả Nhật Bản đã học để trở thành một cỗ máy sản xuất bằng cách tập trung vào chất lượng và hiệu quả, áp dụng “Quản lý chất lượng” mà các nhà sản xuất Mỹ đã từ chối.

Cả thế giới ghen tỵ với các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, họ như là toàn bộ nền kinh tế sản xuất, một hệ thống trọng thương. Nhật Bản còn tuyên bố họ là mô hình đầu tầu của chủ nghĩa tư bản nhà nước. Thị trường chứng khoán Tokyo đã trở thành thị trường có giá trị nhất trên thế giới, cũng như các giá trị tài sản của thành phố.

Các nhà đầu tư Nhật Bản đã mua các tài sản quan trọng mang tính bước ngoặt của Mỹ, khi nền kinh tế thương mại của họ được ca ngợi là một mô hình cho tương lai, trong khi gom mua các cổ phiếu, thị trường chứng khoán với số lượng lớn, cho vay vốn để thành cổ đông trong các công ty.

Đồng sở hữu các Ngân hàng, nhà sản xuất và công ty hàng tiêu dùng, gọi là tập đoàn doanh nghiệp Nhật Bản, đã trở thành chuẩn mực cho các hoạt động của công ty. Vấn đề là mỗi cổ phiếu của công ty giá trị tăng lên, các chủ sở hữu tương ứng như Mitsubishi Bank, Mitsubishi Heavy Industries, vv, sẽ tăng tương ứng. Một khi các chủ sở hữu này suy giảm, sẽ có tác động đảo ngược… như cơn mưa dữ dội.

Chỉ số Nikkei của Nhật là 225, hiển nhiên nó đã được định giá quá cao, như giá bất động sản của Nhật Bản. Khi các ngân hàng Nhật Bản đã bắt đầu tăng lãi suất trong năm 1990, các thị trường chứng khoán và bất động sản lao dốc và chưa lấy lại mức đỉnh của năm 1989.

Chúng tôi đã nghe những điều tương tự về nền kinh tế nhà nước của Trung Quốc. Mô hình “mệnh lệnh và kiểm soát” can thiệp quá sâu. Doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc cạnh tranh tốt với các tập đoàn Mỹ độc lập. Nhưng cũng giống như Nhật Bản, Trung Quốc đang đương đầu với giới hạn về “tiềm năng vô hạn”.

Trung Quốc đã chi gần 6 nghìn tỷ USD vào cơ sở hạ tầng trong sáu năm qua. Phần lớn đang xấu đi. Khả năng để chống đỡ cho thị trường chứng khoán bằng tiền dễ dàng hơn, các quy định nới lỏng và đình chỉ những vụ IPO mới, chỉ đơn thuần là một dải được định giá quá cao và đòn bẩy thị trường có lẽ không thể được kiểm soát bởi chính phủ, mặc dù đã nỗ lực hết sức.

Các nhà đầu tư cá nhân, tham gia đầy đủ và sẵn sàng gặp gỡ trong cuộc họp mặt lịch sử này, đã phải vay mượn ngoài khả năng của mình để mua cổ phiếu, cũng giống như Nhật bản năm 1989, hay Hoa Kỳ năm 1999 đã thực hiện.

John Kenneth Galbriath, nhà kinh tế học Mỹ đã chỉ ra trong cuốn sách của ông về “”The Great Crash 1929″ (Ác mộng cuộc đại khủng hoảng 1929) cho dù đó là Mỹ, Nhật Bản hay Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách ở bất cứ đâu không dễ dàng cho việc “xì hơi bong bóng thị trường”.

Do đó, thị trường thế giới có thể không lặp đi lặp lại lịch sử một cách chính xác, nhưng nó hết sức quen thuộc.

Câu hỏi được đặt ra cho chúng tôi ở đây  là nếu Hy Lạp giống như năm 1923 và Trung Quốc năm 1989 thì phản ứng từ Mỹ sẽ thế nào? Vâng họ sẽ xem xét chuẩn, kỹ  hơn nhằm tránh cú sốc tài chính.

Ron Insana (cnbc)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 12 phản hồi cho bài viết “Hy Lạp và Trung Quốc đang lặp lại lịch sử?”:

  1. Anh Già viết:

    Anh Trần Phúc Châu Hy Lạp sẽ không ra EU đâu anh lại còng lưng rồi. Khổ vậy đấy

  2. Tôi thì biết rằng không ai trong các thành viên Eurozone muốn HL ra đi nhưng HL sẽ ra đi. Tôi dám lấy mọi hiểu biết của tôi để cá với chú AG trong vụ này.
    Tôi biết là bà Me đang rất muốn Hy ở lại vì như con bạc khát nước khi đã mất 240 tỷ rồi nên đang muốn chi thêm để gỡ.
    Tôi biết anh Ô cũng muốn cứu trợ cho khối Eurozone vì sau HL có thể Pháp và Ý sẽ trở thành mục tiêu của những tính toán phá hoại của tài phiệt tài chính.
    Tôi biết là chứng khoán tại TQ đang nguy ngập và cũng do vậy hôm qua, thị trường chứng khoán tại Newyork đột ngột bị sự cố mất điện mà thực tế là sợ cái gọi là fast trading.
    Lý do rất buồn cười là bị trục trặc kỹ thuật.
    Tất cả đang lo sợ, một cuộc khủng hoảng kinh tế tầm cỡ to lứn toàn cầu có thể xảy ra.
    Và đó là cái tôi tiên đoán, Grexit là chắc chắn 95%.

  3. Anh Già viết:

    Hy lạp có thể ra đi nhưng ngay lúc này thì chưa. Có thể Hy Lạp sẽ tống tiền Eu hay Nato khi họ hợp tác công nghệ cao với Nga. Phá vỡ lệnh trừng phạt Nga biến nước này thành nơi trung chuyển tất cả những gì Nga thiếu. Tạm thời thuế a đóng cho Cp một ít sẽ biếu người Hy lạp.

  4. Chú đánh giá HL quá cao so với sức nó có thể.
    Chú có biết HL có bao nhiêu dân không ?
    10 triệu người.
    Như vậy chú nghĩ nó sẽ làm được gì để “cứu” 150 trẹo dân Nga thoát ra khỏi cái thế bí mà Nga đã giây vào.
    Tính toán của Pu là có nhưng có lẽ nội lực của HL, tự đứng dậy còn khó thì nói chuyện đủ sức để xỏ xiên phá hoại nghe ra hơi khó đấy.
    Cái chuẩn nhất mà HL làm và làm giỏi là ăn hại.
    Nếu nó bám vào Nga thì có lẽ là phương án hay nhất, nhưng có thể người ta sẽ lo cái gọi là … mang tiếng mà thôi.
    Chú có biết ngày xưa bọn tôi chia ra để chơi đá bóng gôn tôm thì thằng ngu ngơ nhất bao giờ cũng bị đẩy sang bên ….. khỏe hơn để vì nó mà thế lực của bên khỏe sẽ hehe yếu đi và hai bên trở nên cân bằng ?

  5. Anh Già viết:

    Hy Lạp có trong khối Nato kg a Châu?

  6. Có. Nhưng chú chả lẽ không biết ?
    Hỏi để gợi ý về vụ gián điệp chứ gì ?
    Hehe.

  7. Chú AG dốt một chút về kinh tế (địa) chính trị học dư lày.
    Chú vẫn biết tay Thổ chả hề được vào EU, chả bao giờ có € nhưng đã từ lâu là thành viên Lato đấy.
    Những anh bạn như Anh hay Thụy điển hoặc Na Uy lẫn bao nhiêu tay khác như Tiệp Ba Lan vẫn là thành viên EU nhưng lại chả có Oi Zô.
    Như vậy khả năng Hy bay ra khỏi Eurozone có khác gì vị trí chú Thổ nay đang đứng ?
    Chú cứ lo bò trằng dăng nhể ?

  8. Anh Già viết:

    Hehe chưa xong đâu. Như vậy Hy Lap sẽ phải trang bị quân sự theo chuẩn Nato. Họ cùng các nước trong hệ thống gọi là phòng thủ chung. Vũ khí của họ ngang với các nước Nato.
    Vậy cơ sở hạ tầng quân sự của họ theo chuẩn Nga à? Kg thể mà phải theo chuẩn Nato. Đến đây cái đầu sáng láng của anh đã có tý ánh sáng nào rọi vào chưa?

  9. Nói về hiệu ứng domino như anh Bình chỉ đúng ở khía cạnh hẹp vì domino là hiệu ứng giây chuyền trước một ngoại lực trong khi ra hay ở lại Eurozone thì quyết định là là nội bộ.
    Mặc dầu ta biết là những nước có cán cân kém thăng bằng là Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thậm chí cả Pháp cũng sẽ là đích phá hoại để kiếm lời từ những tên speculante tài chính.
    khi sụp đổ về taig chính, nói tiếng tây là statbancrott thì hơn ai hết, kẻ trong cuộc sẽ bị đau đớn nhất và do vậy, nó sẽ quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
    Hy Lạp hôm nay là thằng đầu tiên, bản thân nó được vào Eurozone do châm chước lại là một nền kinh tế nhỏ, nghe đâu chỉ chiếm 3% GDP toàn khối và do vậy người ta mới tính đến cứu chứ mấy tay to đầu như Ý hay Pháp mà đứt thì chỉ có trời cứu thôi.
    Nói vậy để tôi cũng nghĩ trước cho các bạn giật mình chơi rằng, lớ ngớ chính Đức sẽ tự lập ra lịch trình chuồn ra khỏi Euro trước cả bọn để lấy lại đông D Mark đấy.
    Nếu tôi là Me, tôi sẽ chỉ đạo chuyên gia làm việc theo hướng này.

  10. Anh Già viết:

    Hôm nay EU đã thúc các chủ nợ giảm nợ cho Hy Lạp rồi. Vyaj là EU biết nguy hiểm là gì

Trả lời Anh Già Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề