Hoa Kỳ kêu gọi Hy Lạp nhằm chống lại đường ống dẫn khí đốt của Nga

Hoa Kỳ muốn Hy Lạp tập trung vào dự án đường ống dẫn khí do phương Tây hậu thuẫn chứ không phải là đường ống dẫn khí của đối thủ hiện Athens đang thảo luận với Nga, nhà ngoại giao năng lượng hàng đầu của Mỹ cho biết hôm thứ Sáu sau cuộc hội đàm với các quan chức Hy Lạp.

Trong tình trạng thiếu tiền mặt Hy Lạp đã nhận được lời đề nghị từ Nga tham gia vào dự án dẫn khi do Moscow khởi xướng. Athens cho biết Moscow đang xem xét thanh toán trước một lượng tiền mặt cho đường ống dẫn khí Turkish Stream. Đường ống này vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu qua Hy Lạp, sau khi từ bỏ dự án South Stream vào năm ngoái.

Tuy nhiên Hoa Kỳ đang đẩy Hy Lạp tham gia vào đường ống dẫn khí Trans-Adriatic (TAP) được thiết lập để đưa khí đốt từ Azerbaijan tới châu Âu đi qua Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Albania và Biển Adriatic.

“Những gì chúng ta đã thống nhất là điều quan trọng để tập trung vào những dự án đang bàn ngày hôm nay và đó là TAP, đường ống này sẽ kết nối với đường ống Azerbaijan. Đó là những điều đặt trên bàn  với Hy Lạp ngày hôm nay”, Amos Hochstein, đặc phái viên Mỹ về các vấn đề năng lượng, nói với các phóng viên sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng năng lượng và một phụ tá cao cấp của Thủ tướng.

“Turkish Stream không tồn tại. Không có tập đoàn để xây dựng nó, không có thỏa thuận để xây dựng nó. Vì vậy, chúng ta hãy gác nó sang một bên chờ cho đến khi có một số hoạt động trên đó và xem xét liệu nó thích đáng hay không? Trong lúc đó hãy tập trung vào những gì quan trọng đó là đường ống dẫn khí mà chúng ta đã thống nhất, Hy Lạp đã thống nhất”.

Theo ông Hochstein trong cuộc hội đàm với các quan chức Hy Lạp “chúng tôi đã thống nhất những sự khác biệt trước đó “, ông không đưa ra chi tiết cụ thể về sự khác biệt.

Nhưng trong một tuyên bố sau cuộc hội đàm, Bộ trưởng Năng lượng Panagiotis Lafazanis thuộc liên minh đảng cánh tả của Chính phủ, rất muốn tăng cường quan hệ với Nga, Hy Lạp sẽ tiếp tục trở lại tham gia đường ống dẫn khí đốt của Nga.

“Chúng tôi đang hỗ trợ dự án này bởi vì chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ có ích cho đất nước của chúng tôi”, theo tuyên bố.

Hochstein nhắc lại quan điểm của Mỹ rằng cách tốt nhất đối với châu Âu để đảm bảo việc cung cấp năng lượng là đa dạng hóa các nguồn của mình và đảm bảo cạnh tranh.

“Không có lý do tại sao Nga không phải là một nhà cung cấp khí cho khu vực châu Âu và Mỹ không thách thức bằng bất kỳ cách nào,”. Nhưng ông nói thêm rằng đa dạng nguồn khí sẽ “hỗ trợ cho giá cả, độ tin cậy của nguồn cung cấp và điều đó sẽ giúp loại bỏ các yếu tố chính trị ra khỏi hệ thống cung cấp.”

Đức Dũng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề