George Friedman: Nỗi sợ hãi và thù hận ở Ukraina

 

George Friedman bio

George Friedmannhà phân tích chính trị Mỹ, người sáng lập và Giám đốc điều hành của tổ chức tình báo và phân tích tư nhân StratforDự báo chiến lược“), hoạt động trong lĩnh vực thu thập và xử lý thông tin kinh tế, địa chính trị và an ninh đ tạo ra các dự báo chiến lược cho khách hàng.  Danh sách khách hàng luôn là bí mật.

Trung tâm ảnh hưởng Stratfor là rất lớn, đến mức Mỹ mọi người gọi nó  là “cái bóng của CIA

 Gần 20 năm qua, ông đã giảng dạy khoa học chính trị tại Dickinson College, đã tổ chức cuộc họp giao ban thường xuyên về các vấn đề an ninh và quốc phòng cho các chỉ huy của lực lượng vũ trang và các nhân viên của Trung tâm điều hành đánh giá toàn diện,  các nhân viên của Trung tâm kỹ thuật bộ tổng tham mưu NATO tại châu Âu, Cao đẳng Chiến tranh Quân đội, Đại học Quốc phòng Quốc gia và các tập đoàn RAND. Năm 1994, ông thành lập Trung tâm Nghiên cứu Địa chính trị tại Đại học bang Louisiana. Trung tâm này chuyên nghiên cứu các mô hình kinh tế, chính trị và quân sự tích hợp và đưa ra các dự đoán. Friedman nghiên cứu triết học chính trị, chuyên gia về chủ nghĩa Mác và xung đột quốc tế, bao gồm cả việc nghiên cứu các khía cạnh quân sự của quan hệ Xô-Mỹ.

Sau sự sụp đổ của Liên Xô Friedman ông chuyển sang nghiên cứu khả năng xung đột giữa Mỹ và Nhật Bản.

Ông là tác giả và đồng tác giả của bốn cuốn sách, trong đó có cuốn “tương lai của chiến tranh” («Future of  the War»), The Economist Intelligence Edge («trước dòng trinh sát») và Secret War của Mỹ (Bí mật chiến tranh «của nước Mỹ”). Friedman sống ở Bang Austin, Texas.

________________________________________________________________________

Ký giả xin giới thiệu bài nói chuyện của George Friedman về Ukraina trong tương quan lực lượng giữa Mỹ và Nga, bài nói chuyện được thực hiện vào cuối tháng 2 năm 2015, nhưng đến nay vẫn mang ý nghĩa chiến lược và thời sự:

George Friedman: Hiện tại có hai câu chuyện  về đất nước  Ukraina. Hoa Kỳ kể rằng họ rất ủng hộ những người đấu tranh cho sự tôn trọng nhân quyền, Hoa kỳ  cung cấp tiền bạc cho họ – và v.v.. Còn người Nga thì kể rằng một chính phủ được bầu lên một cách  dân chủ đã bị lật đổ bởi một đám đông giận dữ, giống như một buổi sáng chủ nhật đẹp trời toàn bộ  Hiến pháp đã bị thay đổi  – và tất cả điều này xảy ra cùng với  sự thông đồng  và kích động của Hoa Kỳ. Người Mỹ cho rằng chúng tôi đã chỉ cho người dân Ukraina quyền lựa chọn. Người Nga: dân  Ukraina  đã lựa chọn cho mình một con đường từ trước đó, nhưng sự lựa chọn của họ không làm cho Hoa Kỳ hài lòng – và thế là họ đã tổ chức cuộc đảo chính này…

Tuy nhiên, chúng ta hãy đặt sang một bên những lời kể của các bên. Tôi đã đến nước Nga, đã có một cơ hội để nói chuyện với mọi người, chủ động tổ chức những cuộc trò chuyện thú vị… vì vậy chúng ta hãy gác các câu truyện của các lãnh đạo của các nước sang một bên, hãy cùng nhau  xem xét các sự kiện.

Ngay sau khi kẻ một đường thẳng từ St. Petersburg đến Rostov, thì thấy rằng lục địa được chia làm hai phần, và phần lãnh thổ về hướng tây tính từ đường cơ sở  được gọi là “bán đảo châu Âu.” Phía tây của đường  này là các nước vùng Baltic, Belarus, Ukraina – đó là  một phần của bán đảo châu Âu. Và về phía đông của đường này là toàn bộ lãnh thổ của nước nga. Và nước Nga cần phải di chuyển về hướng Tây, nếu muốn đạt được bất kỳ quyền truy cập vào các biển và một số vùng đất “đệm”. Và – dù đúng hay sai – Nga luôn coi các nước đã đề cập ở trên như những nước,chư hầu, tạo ra các “mặt trận ” quan trọng cho sự tồn tại tiếp tục của họ. Nga có thể sẽ cùng tồn tại với một nước Ukraina  trung lập, tuy nhiên, không thể láng giềng với một nước Ukraina thân phương Tây.

Còn chính Hoa Kỳ đang trải nghiệm nỗi sợ hãi đang đến gần.  Sợ nhất là ý nghĩ cho rằng  sẽ xuất hiện  một quốc gia bá chủ có khả năng huy động tất cả các nguồn tài nguyên của châu Âu. Thế kỷ trước  đã xảy ra chiến tranh thế giới thứ nhất, Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến tranh lạnh – vì vậy các chính sách đối ngoại Hoa Kỳ tập trung vào phòng ngừa trong tương lai những cuộc chiến tranh tương tự.

Nếu nước Nga khuất phục được Ukraina, còn người châu Âu sẽ  yếu đuối và bị phân tán như hiện nay – thì liệu người Nga sẽ dừng lại ở điểm nào và liệu họ đã thỏa mãn hay chưa?

Như vậy, hai quốc gia này đều giáp mặt, đều có cơ sở và trên mọi khía cạnh sợ hãi lẫn nhau. Tướng Ben Hodges, chỉ huy của quân đội Mỹ:

– Sự hiện diện quân đội Mỹ  ở châu Âu là phải có, tuần trước ông đã đến Kiev, nơi đó ông công bố về những kế hoạch và sự hiện diện của các cố vấn quân sự Mỹ. Ông cũng gắn huân  chương trên ngực của một số binh sĩ Ukraina.

– huân chương “vì lòng dũng cảm”. Điều này hoàn toàn mang tính tượng trưng. Ngoài ra, vị tướng cũng công bố: Hoa Kỳ sẽ tiến tới đặt xe bọc thép, pháo binh và các vũ khí khác trong các nước vùng Baltic, Ba Lan và Romania. Kìm chân nước Nga theo cách này có nghĩa là để lãnh vào mình những bất lợi. Hoa Kỳ muốn cho người  Nga hiểu rằng: ngay cả khi Nga chiếm lĩnh được  Ukraina đi chăng nữa, chúng tôi sẽ ngăn chặn họ. Và điều này được thực hiện  bên ngoài NATO, mà không có bất kỳ tính toán các khoản hỗ trợ từ phía châu Âu. Đã bao lần, Châu Âu vẫn đứng “ngoài cuộc.”

Người Nga bây giờ đang đối mặt với một sự lựa chọn rất quan trọng. Đầu tiên họ cần phải khuất phục được Ukraina. Trước tiên là phải có được  một chính quyền thân Nga, và trước tiên Nga phải chiếm lĩnh bán đảo Crimea  – hoặc không xâm chiếm bán đảo Crimea, nhưng cần phải có sự hiện diện quân sự tại đó, theo hợp đồng. Và cuộc nổi dậy ở miền Đông Ukraina đối với người Nga đã trở thành một nghịch cảnh thực sự. Bộ phận FSB ở Ukraina bị giải tán, và hai tuần trước, ông Putin tuyên bố thay đổi hoàn toàn cấu trúc của FSB, giải thích rằng FSB – thành trì quyền lực của nhà nước Nga – đã chứng tỏ sự bất lực của mình. Đây là – một cuộc khủng hoảng không thể tin được…

Vì vậy, không đi sâu vào tất cả các chi tiết, chúng ta hãy nhớ lại một câu hỏi mà luôn mang tính thời sự nóng: ở đâu, trên thực tế, là biên giới phía đông của Đế chế Nga? Mỹ muốn rằng giữa bán đảo châu Âu và Nga không có vùng “đệm”, và như là một tham số quyết định các quốc gia có quyền tự quyết, thế còn phía Nga đòi hỏi sự hiện diện của, ít nhất, là một vùng đệm trung lập – và như một đối số quyết định, đòi hỏi các quyền tự quyết cho cuộc sống của người Nga ở phía Đông của Ukraina. Tức là, cả hai bên đều quan ngại về quyền tự quyết  của các dân tộc, nhằm đáp ứng nhu cầu địa chính trị  và các lợi ích khác của riêng mình.

Xuất hiện một tình huống, mà khi  đó người Nga, bị o ép mạnh về kinh tế, trở nên nguy hiểm trong mối quan hệ quốc phòng. Khi đó, rất có thể,  họ sẽ quyết định thực hiện một điều  gì đó không mong muốn.

Đã gần tới tháng Tư, và chúng ta cần phải thực hiện một quyết định. Tôi nói “tháng tư”, là vì  trong tháng Tư ở dưới chân mặt đất rắn lại và các chất bẩn sẽ được rửa sạch. Nước Nga sẽ tiếp tục gia tăng sự hiện diện của mình – mặc dù không rầm rộ  – ra tăng chiến sự ở những điểm nóng, và chúng ta  chờ đợi những động thái tiếp theo. Nước cờ Mỹ  đã được đưa ra: chúng ta đã thiết lập cho mình một giới hạn, biểu hiện bằng chuyến thăm của tướng  Hodges tới Kiev. Câu hỏi đặt ra: Người Nga sẽ có những quyết định gi?

 

Nguyễn U Quốc, chuyển ngữ theo http://economistua.com


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “George Friedman: Nỗi sợ hãi và thù hận ở Ukraina”:

  1. Cao Nam viết:

    Sự định biên về lòng tham hay mục đích theo đuổi của một quốc gia căn cứ trước tiên vào cách thể chế chính trị đó đối ứng xử với chính người dân của dân tộc mình; thứ hai vào các dân tộc láng giềng; và thứ ba là cách truyền thông và quản trị truyền thông quốc gia như thế nào. Vì điều này về lâu dài sẽ kiến tạo văn hoá xã hội, nhất là có mang dâu ấn tư tưởng đề cao chủ nghĩa dân tộc không? Để định dạng Nga tham vọng với châu Âu thế nào, có nguy hiểm không, Crime có phải là mảng ghép quốc gia cuối cùng không ta có thể căn cứ vào các tiêu chí trên!

Trả lời Cao Nam Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề