Gazprom bế tắc đầu ra

Công ty độc quyền khí đốt “Gazprom” – Nga trong hoảng loạn: Những khối lượng khí đốt tự nhiên đang khai thác không có nơi nào để bán nữa và hợp đồng được quảng cáo rộng lớn, ầm ĩ với Trung Quốc đã đánh mất ý nghĩa kinh tế của nó. Người đứng đầu công ty độc quyền khí đốt Alexei Miller gần đây đã báo cáo với Tổng thống Vladimir Putin, về điều này nhà phân tích cơ quan tư vấn năng lượng của Nga RusEnergy Michael Krutikhin trong phần bình luận của ​​chuyên gia cho “Trung tâm Carnegie Moscow” Cho biết.

Theo ông, đã báo cáo con số gây sốc cho Vladimir Putin: Khối lượng khai thác hàng năm có thể của công ty độc quyền khí đốt Nga  “Gazprom” trong năm 2014 là 617 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên, nhưng chỉ tiêu thụ được 444 tỷ. Còn lại 173 tỷ mét khối nguyên liệu hydrocarbon vẫn không có người cần. Trong đó thị trường khí đốt truyền thống châu Âu đang chậm nhưng chắc, dần dần “co lại” vì sự cạnh tranh với các nhà sản xuất khí đốt của Na Uy và nhà cung cấp khí hóa lỏng LNG, và những khách hàng mới là các công ty Trung Quốc đang không thấy trong hợp tác với “Gazprom” có ý nghĩa kinh tế. Cũng tương tự đúng như vậy, đang mất đi ý nghĩa cho các dự án phát triển mới của “Gazprom” như trong những công bố trước đó là phát triển xây dựng Yamal và lối ra thềm lục địa biển. Tại sao lại đầu tư tiền vào những dự án đó, nếu thậm chí khi khối lượng hiện đang có không bán được cho ai cả?

Sự quảng cáo rùm beng ầm ĩ hợp đồng xây dựng đường ống dẫn khí đốt “Sức mạnh của Siberia” đến Trung Quốc đang chứng minh cho thấy không hơn không kém như một canh bạc có vấn đề. Theo ước tính của các chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, thậm chí đến năm 2020, Trung Quốc sẽ chỉ cần nhập khẩu 170 tỷ mét khối khí đốt từ nước ngoài. Trong đó hiện nay đã có khả năng hàng năm để nhập 80 tỷ mét khối theo đường ống đi từ Turkmenistan, 12 tỷ mét khối bằng đường ống từ Myanmar và khoảng 82 tỷ mét nhập khẩu dưới hình thức tàu chở khí hóa lỏng. Ba nguồn như nói ở trên hoàn toàn đáp ứng nhu cầu khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc, và các nhà cung cấp mới chỉ đơn giản là không có chỗ đứng trong thị trường của Thiên An Môn. Không hài lòng đối với Nga về chuyện giá có thể: ví dụ, cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng LNG cho các thị trường Trung Quốc giá cả được ước tính chỉ $ 260 cho mỗi ngàn mét khối, và rất rõ ràng rằng mặt hàng khí đốt của Nga, về nguyên tắc, người Trung Quốc có thể quan tâm đến chỉ với điều kiện là giá phải rẻ hơn cái mà họ đang có bây giờ.

Trong cùng một con số – $ 260 – những nhà kinh tế “Gazprom” đã chuẩn bị một báo cáo bí mật cho Vladimir Putin đã phân tích đánh giá và giá thành của khí đốt tự nhiên từ Yakutia và vùng Irkutsk vào thời điểm nhận hàng bằng đường ống đến biên giới với Trung Quốc. Thậm chí trong những điều kiện này, dự án không có khả năng hoàn vốn cho đến năm 2050. Nhưng từ đó còn phải xây lắp đường ống dẫn khí đốt tới các vùng công nghiệp phía đông của Trung Quốc với chiều dài vài ngàn kilomet. Tất nhiên, để làm được điều đó người Trung Quốc sẽ không bao giờ bỏ tiền xây dựng: việc xây dựng sẽ bắt đầu chỉ với điều kiện là chính nước Nga phải bỏ tiền đầu tư. Thật là hiển nhiên, nhu cầu đầu tư như vậy với tình hình hiện nay của thị trường giá cả khí đốt hóa lỏng LNG ở Trung Quốc là chẵng có gì ngoài thiệt hại rất nhiều tỷ đô la mà “Gazprom” sẽ mang lại. Putin có giám mạo hiểm liều mình đầu tư vào đường ống dẫn khí “từ Yamal đến Thượng Hải” chỉ vì lý do chính trị là một câu hỏi lớn, thậm chí bất chấp sự cám dỗ để có được “vòi ma thuật”, cho phép chuyển khí đốt cho Trung Quốc nếu châu Âu bất ngờ đột ngột từ chối.

Tẩu Vi Theo by24


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 38 phản hồi cho bài viết “Gazprom bế tắc đầu ra”:

  1. Na Nguyen viết:

    Nhà có điều kiện !
    Của trong chum nhón ra bán tiêu dần … khỏi lo Bò trắng răng !

  2. Nguyễn Tuấn viết:

    =)) vấn đề là chúng ta đều cần nhau. Để cả 1 EU thay đổi nhà cung cấp hoặc dùng nhiên liệu mới ko dễ dang, đơn cử đây là khí tự nhiên ảnh hưởng tới môi trường thấp … nếu dùng dạng năng lượng khác chắc chắn sẽ phải thay đổi rất rất nhiều thứ kéo theo chi phí, luật pháp hiện hành, phản ứng của dân chúng, môi trường. Nga thì dĩ nhiên cần bán để có ngoại tệ, nếu ko bán được thì đốt bỏ là tiêu cực nhất ko lại phải tăng chi phí xây dựng nơi chứa đựng khí hóa lỏng mà điều kiện thực tế thì o cho phép…. Các hợp đồng đã được ký kết sẽ vẫn được thực hiện thôi mà… dân châu âu ko lo chết rét mùa đông tới. 2 thằng đầu gấu đánh nhau thì tôm tép ukraina chết thôi … người ta bảo trong 1 cuộc đấu sẽ ko có người thắng và người thua mà chỉ có người mắc kẹt … chém 1 chút ^^!

  3. Vuanh Nguyen viết:

    Bài viết này lấy nguồn từ báo by24 không cso tên tuổi nên số liệu không chính xác. Bài viết nói trong năm 2014 Gazprom khai thác được 617 tỷ m3 khí trong khi đó rất nhiều nguồn trên mạng thì trong năm 2014 Gazprom chỉ khai thác khoảng 432 tỷ m3. Tổng cộng toàn bộ các công ty khai thác khí đốt của Nga năm 2014 mới khai thác được 640 tỷ m3. Ví dụ ngoài Gazprom thì NAVOTEK là gần 55 tỷ m3 nữa.

  4. Nguyen Duc Huy viết:

    Nguyễn Tuấn, “vấn đề là chúng ta đều cần nhau” là hoàn toàn đúng .Chỉ khác nhau điều kiện buôn bán.Giá trước kia bán cho Châu Âu khá cao.Nhưng để “trả thù” Tây Âu vì bi cấm vận do xâm lược Ukraine, cq Nga đã quay sang “hợp tác” với TQ.Ngay từ đầu hợp tác này đã thể hiện rõ rằng TQ là người chủ động Giá ga bán cho TQ rất rẻ và chi phí xây đường ống dẫn khí đến gần TQ hình như là do Nga đảm nhiệm.Trong thời gian đó , những nước Tây Âu khác cũng kg lãng phí tg khai thác ga nội địa để cung cấp cho những nước khác.Mỹ cũng dần dần bắt đầu chuẩn bị bán ga thay vì hạn chế xuất khẩu như trước đây.Tình hình kém như vậy là do Nga tự gây ra không quan trọng là bài báo này đúng hay sai.

  5. Vinh Nguyen viết:

    Không những bài báo này mà tất cả các báo khác cũng có số liệu tương đối chính xác như nhau (ví dụ:http://professionali.ru/Soobschestva/biznes-klub/kak-gazpromu-stalo-nekuda-devat-gaz/ ) , họ nói là gazprom khả năng CÓ THỂ khai thác được trong năm 2014 là 617 tỷ (có thể gộp các khoản của các công ty khác ngoài Gazprom mà họ mua lại), nhưng thực ra họ khai thác được có 444,4 tỷ do suy thoái và nhu cầu của năm này thời tiết khí ấm lên thì lượng tiêu dùng giảm, họ còn có kế hoạch sản suất đến 2020 con số lên tới 670 tỷ m3 thì số liệu kia là bình thường. Nhìn về tổng thể thì bài báo rất hay và chính xác.xem thêm :http://www.gazprom.ru/about/production/extraction/,

  6. Các chú mua nhiều thì anh đào lên bán nhiều. Mua ít thì anh không đào nữa. Nhà có điều kiện, lo gì. Các bác Việt Nam sao cứ phải lo giúp người ta.

  7. Vuanh Nguyen viết:

    Cái câu này trong bài dịch của bác Vinh Nguyen sẽ làm cho người đọc hiểu nhầm: Còn lại 173 tỷ mét khối nguyên liệu hydrocarbon vẫn không có người cần (không đẩy đi đâu được)
    Thực tế phải nói rằng Gazprom không khai thác hết công suất mà họ có thể khai thác được. Khí nó vẫn nằm ở dưới đất có kahcsh mua thì họ sẽ tăng lượng khai thác lên thôi

  8. Vinh Nguyen viết:

    Người cố tình hiểu nhầm thì hiểu ngay, trong bài đó nó sờ sờ ra đấy theo thủ thuật toán học thôi,có gì mà phải dùng đến văn với toán ra đây nhỉ.

  9. Vuanh Nguyen viết:

    Công ty Gazprom nếu hết công suất họ có thể khai thác được 617 tỷ không có nghĩa là họ đã lập kế hoạch khai thác 617 tỷ. Nhưng chỉ bán được 444 tỷ m3. Vậy là thừa công suất không dùng đến. Điều này giống như động cơ xe của bác có thể chạy 150 km/giờ nhưng bác chỉ chạy 100 km/giờ thôi.
    Đây là sản lượng khai thác khí của cả nước Nga trong các năm. Thậm chí trong những năm đỉnh nhất toàn Nga cũng chỉ khai thác xấp xỉ 600 tỷ m3

  10. Tolian Hoang viết:

    tiền vận hành và bảo quản đủ chết chưa nói tiền trả lương cho tập đoàn! rất căng,

  11. Nghe nói lương dầu khí cao lắm anh Tolian Hoang

  12. Tolian Hoang viết:

    mình đang ngụ cư tại nơi sx dầu mà, lương cao thật sự! nhưng hiện nay đang có vấn đề bảo quản dầu và khí!

  13. Bảo quản dầu chắc đơn giản hơn, còn khí thì phải có kho chứa với tiêu chuẩn kỹ thuật cao phải ko anh?

  14. Vinh Nguyen viết:

    Người nhà mình làm quan (trưởng phòng cán bộ) công ty khai thác khí ở Pangoda Naduma lương tháng là 80 ngàn rúp từ năm 2010 đến bây giờ vẫn không thay đổi, hồi đó thì tương đương với 2700$, nhưng chi phí cho ăn uống cũng mất 2/3 số lương vì ở đấy thực phẩm rất đắt đỏ, cả năm thì đâu chỉ có 2 tháng mùa nóng, dưới lòng đất bất kỳ mùa nào dưới 1,2 mét là có lớp băng vinh cữu, ai ai cũng được mua nhà riêng trả góp 25 năm ở ngoại ô thành phố Kirov, vì cách thành phố 28 km, cho nên hầu như cách ly với thế giới văn minh, vì khu nhà này không phát triển khi lâm vào tình trạng suy thoái. Lực lượng sản xuất khi chủ yếu là người Ukraina sang, họ bằng cách nào đó mà làm được 2 quốc tịch, nhưng khi con cái lớn đi học đại học ở các thành phố khác bên LB Nga thì bọn chúng không quay lại Pangoda nữa, kêu là lạnh và buồn, mùa đông trung bình nhiệt độ -50 độ, thường mùa hè hay về VN nghỉ vì gần, nhưng 2 năm nay cũng bắt đầu kêu ca, vì so với $ lương không ăn thua, vì chi phí vào thực phẩm hết.

  15. chờ Khựa nó làm pipe cho, mịa

  16. Vinh Nguyen viết:

    Năm 2009 khi cuộc chiến tranh năng lượng do Nga gây ra để ép Ukraina phải ký hợp đồng với giá cứa cổ và lại theo công thức “hoặc là lấy và trả tiền, hoặc không lấy nhưng vẫn trả tiền”, chính ông Putin khệnh khạng tuyên bố trên vô tuyến kênh Nga 24 là : vì cuộc chiến năng lượng một tháng này mà nước Nga đã cho 200 mỏ khoan khí cháy vào không khí ầm ầm…, đơn giản là không có chỗ chứa và đầu ra.

  17. Anh Già viết:

    Bác nào có xiền lám ít cổ phiếu của Rosneft, Gazprom, tập đoàn Uralvagonzavod , hay tập đoàn sản xuất máy bay Thống nhất. Mấy năm nữa là OK đấy.

  18. Kiem Xuan Hoang viết:

    Ko nên xúi bẩy vào chỗ chết.

  19. Anh Già viết:

    Em nghĩ không đến mức tiêu cực như vậy đâu anh. Doanh thu về vũ khí của Nga vẫn tăng, hiện giá cổ phiếu rẻ, vài năm nữa Nga thoát khỏi cấm vận các nhà đầu tư lại đổ vào thị trường Nga. Đầu tư là mạo hiểm 50/50 hay anh có ý định làm ván Poker chăng?

  20. Lai Phúc viết:

    Bài này vi phạm nội quy, viết có vài chữ.

  21. Anh Già viết:

    Xóa luôn và gửi cho người đăng bài nội quy của nhóm. “Quân pháp bất vị thân”.

  22. E đã sửa, sorry bác Lai Phúc và BQT 😉

  23. Lai Phúc viết:

    Cuong Huy Nguyen thôi được, lần sau lưu ý bro quote đủ 300 ký tự nhé 😉

  24. Ok anh, tại e phải tập trung lái xe chở vợ nên ko để ý :ṕ

  25. Cuộc đời là biết mình biết ta,nguyễn tắc yếu thì đừng ra gió.Chính thái độ của Nga khệnh khạng,dùng khí đốt làm vũ khí buộc Châu Âu phải tìm nguồn khác để cân bằng.Đúng là họa vô đơn chí

  26. Lai Phúc viết:

    Chở vợ mà còn mê mẩn thế là tốt đấy Cuong Huy Nguyen 😀

  27. Tolian Hoang viết:

    hơn hai chục năm rồi mà người dân nga vẫn không hiểu tại sao lx tan rã: đó là cuộc sống bị kìm kep, dẫn đến sản xuất kém do tụt hậu công nghệ tất yếu là mức sống thấp, nhưng khi cuộc sống tương đối rồi thì họ lại quên quá khứ của họ nên gặp phải cảnh thế giới quay lưng lại, chắc mọi ngươi không quên là thời LX ko có gas và dầu mỏ của Lx cũng như không xuất khẩu sang lx hay nga thì phương tây và Mĩ vẫn luôn có cuộc sống sung túc giàu có và luôn có nền công nghiệp phát triển , chứ tuyệt nhiên không hề có chuyện chết rét vì không có gas như người nga vẫn tưởng và một số người vn mình cũng nghĩ vậy!

  28. Trong qs “Vì sao các quốc gia thất bai” đã chứng mình rằng .không phụ thuộc vào địa lý,văn hoa,bất cư quốc gia nào chọn đúng thế chế thì se thịnh vương.Thế chế của Lx va Putin hiện nay đều trải với kinh tế khách quan.Một điều người Nga nào cũng biết hầu 100% con đều học v sống ơ Phương Tây ,mà hệ thống tuyên truyền đã cài được vào đầu người Nga la các giá tri ph. Tây là xấu xa

  29. Vuanh Nguyen viết:

    Bài của bác Vinh Nguyen có viết: “Nhưng từ đó còn phải xây lắp đường ống dẫn khí đốt tới các vùng công nghiệp phía đông của Trung Quốc với chiều dài vài ngàn kilomet. Tất nhiên, để làm được điều đó người Trung Quốc sẽ không bao giờ bỏ tiền xây dựng: việc xây dựng sẽ bắt đầu chỉ với điều kiện là chính nước Nga phải bỏ tiền đầu tư”

    Trung Quốc bắt đầu xây đường ống tuyến “Sức mạnh Siberi” phần TQ rồi.
    http://korrespondent.net/world/3533413-v-kytae-nachalos-stroytelstvo-rossyiskoho-hazoprovoda

  30. Vinh Nguyen viết:

    Ở! có thế mà vẫn không hiểu hay sao? nếu thằng Tàu xây thì tức là nó đã thỏa thuận với Nga về khoản tiền nong và điều kiện có lợi cho nó .ví dụ TQ sẽ bỏ tiền ra .cứ xem là khoản trả trước mua khí cho Nga, thậm chí có % nào đó, đồng thời quản lý điều hành lại là TQ có bao nhiêu %, và công nhân lao động là của ai.v.vv cái đó có gì mà phải băn khoăn. TQ là thằng đi mua hàng, lại phải bỏ tiền để người ta chế tạo ra hàng để mình mua hay sao? cứ nghĩ thì sẽ sáng tỏ ra tất cả.

  31. Vuanh Nguyen viết:

    Vào thời điểm ký Nga đã bán cho TQ giá rẻ rồi ạ. Cũng như tuyến Phương Bắc hay Phương Nam các đối tác mà Nga bán khí đốt cho cũng tham gia xây đường ống trên đất của mình và do vậy họ sẽ có giá ưu đãi. Có thấy thằng nào dám kêu mày muốn bán cho tao thì tự mày xây đâu

  32. Trungdung Pham viết:

    Trong hợp đồng này Nga ở thế yếu, TQ nó chẹt cho là phải ! Chẳng ai ngu nhưng rơi vào thế phải chịu ! Ngày hôm nay vị thế của Nga đã khác nhiều về gas, ko thể ” độc quyền ” như xưa, đừng nghĩ Nga tốt đẹp gì với Ukraine, châu Âu khi phải hạ giá xuống còn 247 $/ 1000 m3 gas. Tình thế là như vậy . Tôi ko phải chuyên gia về dầu khí, nhưng tôi hiểu không đơn giản khi đang khai thác các mỏ khí, mà do nhu cầu mua giảm đi mà có thể giảm ngay công xuất các mỏ khí được, chắc chắn phải bị lãng phí và mất thời gian điều chỉnh công xuất !

  33. Trungdung Pham viết:

    Nga sẽ phải tự xây đường ống dẫn khí, TQ hưa cho vay tiền xây, sau trừ dần vào tiền khí, nhưng lãi xuất vay cũng không ưu đãi. Và nghe nói Nga vẫn chưa nhận được xu nào tiền vay , TQ cũng xương lắm !

  34. Vinh Nguyen viết:

    Hôm qua buổi tối Thủ Tướng Nga D.Mevedev nói là sau một hồi làm thuật sổ sách thì đi đến quyết định giá khí bán cho UKraina là 247,phẩy mấy $/1000m3 và nhắc đi nhắc lại là có khuyến mại rồi…, khía Ukraina thì chưa tuyên bố chính thức điều gì, vì đang tính là có thể khí nhập khẩu từ nguồn khác hoặc là giá mềm hơn, hoặc là bằng giá này, có thể chút xíu hơn một tẹo, thì Ukraina mua của nơi đó, vì không bị ép buộc điều kiện nào lại không phải trả trước.

  35. Nguyen Duc Huy viết:

    Cá thòng lọng của TQ bắt đầu thong thả thu nhỏ dần “cái cổ” của Nga tự đưa vào…

Trả lời Anh Già Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề