Được Mỹ chỉ định, Iran vẫn lo sẽ bị Nga “bỏ rơi, dắt mũi” ở Syria

Không phải chỉ có Mỹ và phương Tây mới lo lắng vì các động thái tăng cường quân sự của Nga cho lực lượng quân chính phủ Syria mà theo giải thích từ Moscow, là nhằm chống lại IS.

Kể từ khi Syria rơi vào nội chiến năm 2011, Nga và Iran vẫn luôn ủng hộ cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Tuy nhiên, động thái mạnh mẽ mới đây của Moscow ở Syria, cùng với tuyên bố của Mỹ hồi tuần trước rằng họ hoan nghênh vai trò của Nga và Iran trong việc giúp đưa ông Assad ngồi vào bàn đàm phán, lại khiến giới chức Tehran lo lắng.

Tờ Financial Times dẫn một nguồn tin bên trong chính phủ của Tổng thống Hassan Rouhani cho hay: “Ở Iran, đang có những mối lo ngại rằng Nga sẽ bỏ lại chúng tôi phía sau và trở thành nhân tố trọng yếu trong việc phối hợp với Mỹ tìm cách giải quyết xung đột ở Syria”.

Tuy nhiên, ông này cho biết thêm, Nga “đã cam đoan với chúng tôi rằng đây không phải là ý định của họ”.

Theo Financial Times, Mặc dù Tehran không lên tiếng bình luận về những động thái quân sự của Moscow tại Syria, song nước này vẫn luôn quan sát chặt tình hình, song nước này vẫn luôn chú tâm tới mục tiêu cuối cùng của Nga.

“Nga đang tìm cách ổn định vị trí của mình ở Trung Đông. Nhưng Iran sẽ không để bị Nga dắt mũi nếu đó là những gì họ đang cố gắng đạt được”.

Theo các chuyên gia, đối với Iran, việc hợp tác cùng Mỹ và Nga giải quyết vấn đề Syria là cách tự nhiên giúp tăng cường ảnh hưởng địa chính trị của nước này sau khi đạt được thỏa thuận hạt nhân lịch sử với các cường quốc sau một thập kỷ bị cô lập vì các lệnh trừng phạt.

Tổng thống Rouhani từng bày tỏ sự hài lòng về việc Mỹ sẵn sàng mời Iran tham gia các cuộc bàn thảo về Syria.

Trong khi đó, ông này cũng khẳng định Iran và Nga sẽ cùng thành lập một phần của liên minh chống IS và các tổ chức khủng bố khác. “Tôi đã thấy một liên minh giữa Nga và Iran trong việc chiến đấu chống khủng bố ở Syria”.

TỔNG THỐNG IRAN HASSAN ROUHANI Iran là quốc gia có quyền lực và hoạt động hiệu quả trong khu vực.

Các lực lượng mang tư tưởng ôn hòa trong chính phủ của ông Rouhani tin rằng, việc tăng cường ảnh hưởng nói trên có thể đạt được một cách tốt nhất nếu đặt ngoại giao lên hàng đầu, cùng với một lực lượng quân sự hùng mạnh.

Tuy nhiên, một số người mang tư tưởng cứng rắn hơn lại không đồng tình.

Một cựu quan chức ngoại giao cấp cao của Iran cho hay: “Chúng tôi đã nhất trí rằng mình có thể tăng cường lợi ích trong khu vực, song lại có sự khác nhau về cách thức tiếp cận và việc liệu Iran nên theo đuổi hình ảnh quốc gia quân sự hay ngoại giao”.

“Giờ đây, chúng tôi có một cơ hội hiếm có khi Mỹ lần đầu tiên nói rằng Iran có thể đóng vai trò nhất định tại Syria. Nước này đã nhận ra rằng các quốc gia khác trong khu vực, đặc biệt là Ả Rập Xê-Út, không thể trở thành nhân tố mang tính thúc đẩy như chúng tôi”.

Nhà cựu ngoại giao Iran nói trên cũng tin tưởng: “Iran có thể và sẽ làm tốt trong việc giúp giải quyết khủng hoảng ở Syria. Iran sẽ là cầu nối tốt giữa Mỹ và Nga”.

Ông này nhấn mạnh, quốc gia của ông sẽ không để bị Nga làm cho lu mờ.

Theo Soha & Trí thức trẻ


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề