Dự báo lạm phát ở Venezuela tới 500%

CNN – Nền kinh tế Venezuela lao xuống vùn vụt như sao chổi, trong khi lạm phát tăng cao như diều gặp gió.
Theo dự kiến lạm phát ở Venezuela tăng 481% trong năm nay và làm thế giới trợn mắt khi có thể lên tới 1.642% trong năm tới, theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế công bố ngày hôm nay.
“Venezuela đang tiếp cận với cơn bão siêu lạm phát”, Kathryn Rooney Vera, giám đốc nghiên cứu tại BullTick Capital Markets ở Miami nói.
Venezuela hiếm khi công bố số liệu thống kê kinh tế nhưng theo dự báo từ IMF tỷ lệ thất nghiệp trong năm nay là 17% và lên gần 21% trong năm tới.
Để dễ thấy hãy so sánh tỷ lệ thất nghiệp trong từng bối cảnh, như trong cuộc đại suy thoái năm 1930 Hoa Kỳ có tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên 25%.
“Venezuela đang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế rất nghiêm trọng”, Francisco Rodriguez, chuyên gia kinh tế tại Bank of America Merrill Lynch cho biết. “Đây không phải là một cuộc suy thoái, mà đây là cuộc đại suy thoái.”
Lạm phát đã trở thành một vấn đề lớn tại Venezuela. Vào tháng Giêng, chính phủ Venezuela đưa ra dự báo lạm phát cho đến tháng 9/2016 là 141%. Điều đó có nghĩa là giá của tất cả các loại hàng hóa cụ thể như sữa, đường và bột mì, đang tăng vọt. Những hàng hóa khác như giấy vệ sinh, xà phòng đều bị khan hiếm vì vậy một số khách sạn yêu cầu khách thuê phòng mang kèm theo.
Trên hối đoái thị trường hối đoái tại chợ đen để đổi từ đồng bolivar sang đồng USD còn thê thảm hơn rất nhiều hiện 1 USD ăn 1.125 bolivar. Trong khi một năm trước đây, một đô la đổi được 258 bolivar.
Hệ thống tỷ giá hối đoái chính thức của Venezuela rất phức tạp và có nhiều tầng. Một tỷ giá hối đoái bình thường để trao đổi khi bán một USD chỉ thu về 306 bolivar, nếu so sánh thì tỷ giá tại chợ đen sẽ tốt hơn nhiều so với tỷ giá của nhà nước.
Tổng thống Nicolas Maduro đang tiếp tục đi theo con đường người tiền nhiệm Hugo Chvez đã vạch sẵn hơn một thập kỷ trước đây: Chi tiêu công và phúc lợi khổng lồ.
Tuy nhiên Venezuela khó có khả năng để thực hiện điều này. Nền kinh tế đang bị ốm nặng và giá dầu giảm mạnh chỉ làm đất nước trở nên tồi tệ hơn. Venezuela có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới và khoảng 95% lượng hàng xuất khẩu là dầu. Trong khi đó để tăng sức mạnh nền kinh tế họ lại hoàn toàn phụ thuộc vào dầu mỏ. Giá dầu vẫn ở mức thấp đã kéo theo nhiều vấn đề liên quan. Venezuela không thể chi trả lương cơ bản, không có tài chính để nhập khẩu các thiết bị y tế, thực phẩm khiến người dân thiếu thốn trầm trọng, họ thiếu các loại thực phẩm cơ bản và các loại thuốc chữa bệnh.
Trong một dấu hiệu của sự bất mãn tăng cao phe đối lập đã dành thắng lợi trong tháng 12 khi nắm quyền lãnh đạo quốc hội. Đa số các đại biểu trong quốc hội buộc tội Maduro tuy nhiên điều đó sẽ rất khó khăn vì Thẩm phán Tòa án tối cao do ông Maduro bổ nhiệm vì vậy họ sẽ không xét xử bất kỳ bất kỳ vấn đề gì liên quan đến Tổng thống Venezuela.
Các chuyên gia nói rằng sự thay đổi chính sách của Tổng thống có vẻ không chắc chắn và có thể làm trầm trọng hơn cho nền kinh tế đang ốm nặng.
“Chúng tôi có thấy tình trạng tê liệt, nó góp phần vào sự suy thoái kinh tế”, Mauro Roca, một nhà kinh tế tại Goldman Sachs nói. “Hậu quả từ tình trạng tê liệt này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn để cải cách kinh tế”.
Venezuela có thể lâm vào tình trạng khốn cùng hơn nữa trong năm nay vì trong tháng 11-12 chính phủ phải thanh toán 5 tỷ USD cho các chủ nợ. Dự trữ ngoại hối của nước này đang cạn kiệt và nằm ở mức thấp nhất trong 12 năm trở lại đây. Trong tháng 2/2016 dự trữ ngoại hối của Venezuela là 13,565 triệu USD và giảm xuống còn 13.237 triệu USD trong tháng ba.
Đức Dũng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề