Đóng tàu Nga khốn đốn: Phải mua động cơ Trung Quốc

Nga phụ thuộc Trung Quốc

Hãng tin TASS ngày 16/11 dẫn lời ông Ilyas Mukhutdinov, Phó giám đốc kỹ thuật tập đoàn đóng tàu Almaz (Nga) cho biết, tập đoàn này sẽ nhập khẩu động cơ diesel của Trung Quốc thay cho của Đức để trang bị cho các tàu tuần tra thuộc Dự án 22460 của Cảnh sát biển Nga.

Thông tin này được ông Ilyas Mukhutdinov tiết lộ tại cuộc họp báo ở St. Petersburg. Nguyên nhân dẫn đến quyết định này là do Đức đã đơn phương vi phạm hợp đồng với Nga khi từ chối cung cấp động cơ mà hai bên ký kết trước đó.

Vì vậy, giải pháp của Nga lúc này là trang bị cho các tàu đang đóng động cơ diesel do Trung Quốc cung cấp, vừa nhanh lại có sẵn, ông Ilyas Mukhutdinov cho biết thêm.

Ngoài ra, theo ông Alexey Naumov, Kỹ sư trưởng thiết kế của Tập đoàn thiết kế tàu Phương Bắc (SPKB) tiết lộ thêm rằng động cơ diesel của Trung Quốc là loại sản xuất theo giấy phép của Đức, vì vậy có độ tin cậy rất cao.

Theo những thông tin được Nga tiết lộ, tàu tuần tra thuộc Dự án 22460 (Rubin) được thiết kế vào năm 2007. Được biết, chiếc đầu tiên chính thức đi vào hoạt động trong Cảnh sát biển Nga năm 2009.

Chiều dài của tàu 62,5 m, lượng choán nước 630 tấn, tầm hoạt động 5.600 km, tốc độ tối đa 30 knot (50 km/h), hoạt động liên tục 30 ngày.

Về trang bị, tàu được thiết kế có sàn đậu trực thăng loại nhẹ và có thể mang theo máy bay không người lái loại S-100 Horizon. Về vũ khí, tàu thuộc dự án 22460 được trang bị 1 khẩu pháo bắn nhanh 6 nòng AK-306 loại 30 mm, 2 súng 12,7 mm.

Không chỉ dùng động cơ Trung Quốc cho tàu tuần tra, trước đó Nga đã ký hợp đồng mua động cơ TBD620V12 cũng do Trung Quốc sản xuất để trang bị cho 2 tàu chiến thuộc Project 21980 Grachonok.

Thông tin này được trang mạng Military Parade dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết. Quyết định này được đưa ra sau khi công ty Motor & Turbine có trụ sở ở Đức từ chối cung cấp động cơ theo hợp đồng đã được ký từ trước.

“Trung Quốc đã ký một hợp đồng với Nga vào cuối tháng 3/2015 cung cấp động cơ cho hai tàu chiến Project 21980 Grachonok mang số hiệu 01221 và 01222.

Cả hai tàu đang được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Vympel. Các tàu sẽ trang bị động cơ TBD620V12 được sản xuất tại Trung Quốc”, nguồn tin này cho biết thêm.

Ngoài việc cung cấp động cơ tàu chiến cho Nga, Trung Quốc còn cung cấp 2 bộ phận giảm tốc và hai bộ khớp nối cho các tàu chiến Nga.

Nga bán tháo chiến hạm vì thiếu động cơ

Ngoài việc phải dùng động cơ Trung Quốc thay cho hàng Đức, Nga còn phải bán tháo 2 chiến hạm thuộc Project 11356 đang đóng dở dang cho Ấn Độ vì thiếu động cơ do phía Ukraina cung cấp.

Theo ông Vladimir Tryapichnikov, người đứng đầu Cục đóng tàu của Hải quân Nga, hiện tại nhà máy Yantar đã đóng 5 tàu thuộc Project 11356 và dự kiến sẽ khởi đóng chiếc thứ 6.

Hai tàu đầu tiên mang tên Admiral Grigorovich và Admiral Essen sẽ được chuyển giao cho Hải quân Nga vào cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016.

Theo kế hoạch ban đầu, tất cả 6 khinh hạm thuộc Project 11356 đều lắp động cơ chế tạo tại nhà máy của Tập đoàn nhà nước Zorya-Mashproekt (Ukraina). Nhưng, do Kiev đóng băng hợp tác quốc phòng với Nga nên nhà máy Yantar chỉ nhận được 3/6 động cơ đặt mua.

Vì vậy, Nga đã phải bán 2 chiếc tàu đang đóng dang dở cho Ấn Độ. Hai khinh hạm thứ tư và thứ năm thuộc Project 11356 được nhà máy đóng tàu Yantar ở Kaliningrad chế tạo cho Hải quân Nga, sẽ được chuyển cho Ấn Độ.

“Chúng tôi đã gặp phải những vấn đề nghiêm trọng với hai khinh hạm Project 11356 thứ tư và thứ năm (trước đó được đặt tên là Đô đốc Butakov và Đô đốc Istomin)”, ông Tryapichnikov nói.

“Chúng sẽ được chuyển giao cho Ấn Độ. Nếu điều này được thực hiện, hai con tàu có thể thay đổi quyền sở hữu khách hàng cuối cùng và sẽ nhận được các động cơ turbine khí từ Ukraina”, vị quan chức này cho biết thêm.

Theo các nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga, Ấn Độ đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua thêm một số khinh hạm thuộc Project 11356 để mở rộng khả năng tác chiến.

Các tàu khu trục này đã nhận được những lời khen ngợi là một tàu chiến thành công với những khả năng quân sự tốt.

Nguồn xaluan.com.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 2 phản hồi cho bài viết “Đóng tàu Nga khốn đốn: Phải mua động cơ Trung Quốc”:

  1. Càng rẻ. Bán cho VN đằng nào cũng có lời nhiều cùng lại quả lớn.

  2. Phúc Lai viết:

    Trước là động cơ của Ukraine thì phải.

Trả lời Trần Phúc Châu Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề