Đòn trừng phạt của Ukraine với Nga đáng sợ hơn phương Tây

Vừa qua, tại Triển lãm hàng không vũ trụ Chu Hải 2014, Tổng giám đốc tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật của Nga, ông Boris Obnosov cho biết công ty Motor Sich của Ukraine đã ngừng hoàn toàn việc cung cấp cho Nga các động cơ tuốc bin khí cỡ nhỏ sử dụng trong tên lửa hành trình có cánh.

 9

Trong ảnh: Tên lửa Kh-35E sử dụng động cơ do Motor Sich cung cấp.

Ông Obnosov khẳng định: “Vào thời điểm hiện nay, quan hệ hợp tác với Ukraine đã ngừng hoàn toàn theo mọi hướng”. Quyết định này của phía Ukraine là bước đi tiếp theo Tập đoàn Nhà nước Ukroboronprom (Ukraine) tuyên bố hồi cuối tháng 3/2014.

Theo đó, ông Yuri Tereshchenko, đại diện của Ukroboronprom tuyên bố: “Ngay hôm nay, vì những lý do dễ hiểu, Ukraine sẽ ngừng cung cấp cho Nga các vũ khí và thiết bị quân sự. Quan hệ của chúng tôi sẽ đóng băng cho đến khi giảm leo thang căng thẳng”.

Tuyên bố của Ukraine đồng nghĩa với việc nền công nghiệp quốc phòng của Nga phải đối mặt với hàng loạt thách thức lớn.

4

Trong ảnh: Trực thăng Mi-35M.

Theo đó, những cơ sở công nghiệp quốc phòng quan trọng nhất của Ukraine đối với Nga là Motor Sich ở Zaporizhzhya, chuyên sản xuất động cơ trực thăng, Yuzhmash ở Dnipropetrovsk, chuyên sản xuất động cơ tên lửa, và nhà máy chế tạo máy bay Antonov của Nga đặt tại Kiev.

5

Igor Sutyagin, một nhà phân tích chuyên về nước Nga ở London, đưa ra ví dụ về thiệt hại Nga phải đối mặt riêng với động cơ trực thăng: “Nga cần khoảng 3.000 động cơ nhưng chỉ mới chế tạo một động cơ duy nhất được nội địa hóa toàn bộ. Kế hoạch hiện nay là sản xuất khoảng 50 động cơ như vậy hàng năm, nhưng theo nhu cầu thực tế thì cần phải đạt mục tiêu 3.000 động cơ chỉ trong vòng từ 2 đến 3 năm”.

Vai trò quan trọng nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine đối với Nga là cho lực lượng hạt nhân chiến lược. Phần lớn các tên lửa chiến lược của Nga có động cơ đẩy được sản xuất, thiết kế tại Ukraine, hoặc sử dụng các bộ phận được sản xuất tại đây.

6

Trong ảnh: Tên lửa SS-18 Satan.

Theo một số nguồn tin quân sự, hơn một nửa linh kiện trên các tên lửa liên lục địa của Nga có nguồn gốc từ Ukraine. Những tên lửa này chứa hơn 80% số đầu đạn hạt nhân của Nga.

Những bộ phận thiết yếu bao gồm hệ thống điều khiển và dẫn đường, đặc biệt là cho mẫu tên lửa liên lục địa của Nga, RS-20B (Nato gọi là SS-18 Satan). Hệ thống dẫn đường của nó được sản xuất tại nhà máy Khatron ở thành phố Kharkov, Ukraine.

Ngoài ra, những chuyên gia người Ukraine hiện vẫn đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra thường kì các tên lửa Nga và xác nhận tình trạng sẵn sàng chiến đấu của chúng.

Việc xác nhận tình trạng kỹ thuật này rất quan trọng vì những tên lửa Satan mới nhất cũng đã gần 25 năm tuổi và sắp hết thời gian sử dụng. Nga muốn tiếp tục dùng chúng cho đến 2018-2020, khi mà loại tên lửa liên lục địa mới, Sarmat, dự kiến sẽ đi vào hoạt động.

Mặc dù các chuyên gia Nga vẫn có thể tự mình thực hiện việc kiểm tra thường kì, nhưng sẽ mất thời gian hơn khi không có các đồng nghiệp người Ukraine cùng tham gia.

Đây cũng chính là điểm mấu chốt trong mối quan hệ bấy lâu nay giữa Nga và Ukraine, khi các nhà máy của Ukraine đảm nhiệm vai trò đảm bảo kỹ thuật cho các tên lửa của Nga sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh cho tới nay. Và phía Nga hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống các nhà công nghiệp hàng không vũ trụ của Ukraine trong quá trình bảo dưỡng duy trì các tên lửa của mình.

Ông Viktor Esin, cựu tham mưu trưởng lực lượng hạt nhân chiến lược, lạc quan cho rằng: “Chắc chắn sẽ có khó khăn, vì việc hồ sơ theo dõi được xử lý ở Ukraine, nhưng việc này có thể khắc phục được”.

7

Để khắc phục tình trạng này, Tổng thống Putin cho biết tại một cuộc họp hồi tháng 5/2014: “Chúng ta có những thách thức mới cần giải quyết bây giờ, đó là tìm ra các phương án để thay thế các hàng nhập khẩu…” Trong ảnh: Trực thăng Mi-28.

“Nga sẽ dùng 20 nghìn tỷ Rúp (hơn 576 tỷ USD) đã được phân bổ để hiện đại hóa lực lượng vũ trang. 3 nghìn tỷ Rúp (tương đương 83 tỷ USD) được dùng để hiện đại hóa các công ty quốc phòng”, Tổng thống Putin cho biết thêm. Tuy nhiên đây chỉ là khoản ngân sách theo kế hoạch ban đầu, trên thực tế để tự chủ được các thiết bị nhập khẩu từ Ukraine, Nga phải bỏ ra số tiền lớn hơn, một số chuyên gia quốc phòng nhận định.

Nguồn: Báo Đất Việt


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 4 phản hồi cho bài viết “Đòn trừng phạt của Ukraine với Nga đáng sợ hơn phương Tây”:

  1. Trừng phạt kiểu này thì cả hai bên cùng thiệt hại về kinh tế. Thực chất các doanh nghiệp quốc phòng của U từ trước đến nay vẫn kiếm tốt của Nga. Nhưng điều Nga lo ngại hơn cả là những bí mật quân sự của họ có thể bị U trao cho Mỹ và NATO

  2. Vu Hoang Hung viết:

    Công nghệ tên lửa của Nga chưa thoát ra khỏi sự phụ thuộc ngành quốc phòng của U một sớm một chiều.

  3. Đúng hơn là hai bên phụ thuộc lẫn nhau

  4. Tam Hang Le viết:

    Nga phụ thuộc U ở cơ sở sx, và đúng nhu Nam nói, Nga lo ngại bị U bán thông tin và bí mật qsu của mình cho Mỹ. Còn về mặt chuyên gia mình đã dc nghe một bác U bảo: bọn tao chỉ là công nhân sx, là nguoi thực hiện. Còn chỉ đạo kỹ thuật và hoạch định chiến lược phải là nguoi Nga. Người U ko có tố chất này.

Trả lời Tam Hang Le Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề