(bộ nhớ đệm: 04:41:53 20/04/2024)
Kygia
Đất Thánh: tại sao Nga không thể thay thế Mỹ ở Trung Đông

Theo các chuyên gia Nga, dự trữ cho độ bền vững kinh tế của Nga chỉ đủ cho một vài năm, chưa nói đến chi phí cho những cuộc phiêu lưu ở nước ngoài. Cả Quỹ dự trữ và Quỹ phúc lợi quốc gia, mà được thành lập để nhằm bảo hiểm chống lại sự biến động của giá dầu, đang bị vơi nhanh sau mỗi lần giá dầu  tụt dốc.

Có vẻ như tất cả mọi thứ đều hợp lý. Tuy nhiên, có lý do để tin rằng sự tích lũy tiền bạc và các nguồn lực  là cần thiết cho điện Kremlin để thiết lập một “trật tự thế giới mới”, trong đó (theo tư duy của giới lãnh đạo của “Putin”), Nga đã có cơ hội để xem xét kết quả của cuộc Chiến tranh Lạnh. Thật là trớ trêu, khi mọi thứ đã được sẵn sàng cho việc mở rộng, thì bỗng nhiên giá dầu sụp đổ. Do đó xuất hiện mối nguy hiểm cho toàn bộ “cuộc chiến chớp nhoáng” về địa chính trị.

Những căn cứ quân sự vô dụng

Nếu như Nga không sụp đổ và thậm chí có thời gian để xây dựng cho mình một vài căn cứ quân sự ở Syria, ngoài những cơ sở đã tồn tại, thì điều này cũng sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích gì cho Moscow.

Thổ Nhĩ Kỳ, nơi mà ở đó Đảng của Tổng thống hiện tại với tham vọng địa chính trị rất lớn và  vừa giành được thắng lợi trong các cuộc bầu cử, là đất nước láng giềng của Nga. Thêm vào đó Thổ Nhĩ kỳ còn là thành viên của NATO và kiểm soát eo biển Bosporus. Vì vậy Thổ Nhĩ Kỳ có trong tay một thẻ bài mạnh trước Nga là họ có thể ngăn chặn con đường liên lạc giữa  nước Nga và Hạm đội nga tại Địa Trung Hải. Trong trường hợp xảy ra đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO, eo biển Bosporus sẽ đóng cửa đối với tầu bè của Nga và khi đó các căn cứ quân sự sẽ hoàn toàn bị cô lập.

Mặt khác, không thể đánh giá được là cuộc chiến tranh tại Syria sẽ đem lại cơ hội lịch sử độc đáo nào cho nước Nga. Chưa bao giờ lực lượng quân sự của Nga trước đây có thể tiến hành các hoạt động quân sự ở Trung Đông mà không bị kiềm chế. Khẩu vị của người Nga  luôn luôn được cân bằng bởi những thế lực nào đó: Hoa Kỳ, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Iran, người Ottoman hoặc Safavids.

Ai là người tiếp theo?

Nhưng liệu Nga có thể chơi con bài Syria sao cho có lợi cho họ hay không? Mục đích của ông Putin là biến Syria (hay đúng hơn – phần lãnh thổ mà ông dự định dành cho tổng thống Bashar al-Assad) thành một nước chư hầu. Vâng, ở giai đoạn này, ông Putin đã cố gắng thiết lập một nhiệm vụ cơ bản, đơn giản và hoàn toàn khả thi. Bởi thế ông trông có vẻ “mạnh mẽ” hơn Barack Obama trong con mắt của nhiều nhà quan sát phương Tây. Nhưng càng đi xa vào rừng – càng xuất hiện nhiều cây hơn. Hiện tại có một “bạn  hàng” chính trị của Kremlin – Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đang bắt đầu có các vấn đề do cuộc bầu cử quốc hội sắp tới. Vâng, Hugo Chavez vào thời điểm trước đó đã kịp chuyển giao chính quyền cho Maduro, nhưng bây giờ người kế thừa đang trong một thời kỳ khó khăn. Ông không có đủ uy tín của Tổng thống Chavez, cũng không có khả năng thuyết phục mọi người rằng cuộc sống ngày mai sẽ tốt hơn nhiều so với ngày hôm nay. Một sự suy giảm nghiêm trọng mức sống và lạm phát phi mã ở Venezuela đã dẫn đến tỷ lệ ủng hộ Maduro vào lúc này không vượt quá 25%. Có thể không nghi ngờ rằng trong các cuộc bầu cử,những người ủng hộ tổng thống sẽ tuyên bố về “chiến thắng” của họ, nhưng trên thực tế liệu phe đối lập có chấp nhận với điều này hay không, chỉ có thời gian mới trả lời được câu hỏi này.

Trong trường hợp này thì tình hình có thể sẽ nóng lên. Moscow liệu có dám từ bỏ một đồng minh quan trọng và có giá trị trong ý nghĩa tư tưởng – là cả một câu hỏi lớn. Nếu điện Kremlin vẫn quyết định can thiệp, thì ngoài vòng siết mới của cuộc đối đầu, họ sẽ phải vác thêm một chiếc vali khác không có tay nắm. Mặt khác, từ chối hỗ trợ cho các đồng chí ở Mỹ Latin có nghĩa rằng Putin, như trước đây,vẫn đang cố gắng thiết lập mục tiêu đơn giản và có thể đạt được (ví dụ, bảo vệ chính phủ của Assad trên vùng bờ biển của Syria, chứ không phải trên toàn lãnh thổ cả nước, ngăn cản Ukraina hội nhập châu Âu và hiện đại hóa, chứ không phải xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ, và v.v..).

Cái giá của chiến tranh rất lớn

Liệu Moscow có sẵn sàng chịu gánh nặng tài chính khi tiến hành các hoạt động quân sự ở Trung Đông hay không? Xin phép được cung cấp những số liệu thống kê về chi phí  cho các chiến dịch quân sự, mà được tiến hành tại  khu vực này trong những thập kỷ gần đây.

Trong thời kỳ chiến dịch của Hoa Kỳ và Liên minh Odyssey Dawn do Hoa Kỳ cầm đầu năm 2011:

– Đánh bom một ngày ở Libya tốn kếm $ 200 triệu đô la mỹ và tổng chi phí cho một tuần của chiến tranh vượt quá $ 1 tỷ USD.

-Kiểm soát không phận trong vùng chiến sự sẽ có giá 30-100 triệu đô la một tuần.

Trong cuộc chiến toàn diện với việc sử dụng các lực lượng mặt đất (như ở Iraq vào năm 1991 và 2003) chi phí cần thiết tính ra hơn 1 tỷ USD mỗi ngày.

Như thế, Liên bang Nga liệu có đủ nguồn lực để chi phí cho các chiến dịch quân sự ở Syria không?

Trong năm 2012 (trước khi cuộc phiêu lưu quân sự của Putin ở Ukraina và giá dầu giảm) chi phí của các quốc gia hàng đầu NATO về quốc phòng  lên tới 796 tỷ đô la Mỹ, trong đó hơn 630 tỷ đô la là chi tiêu của Mỹ. Ngân sách quân sự của Nga trong năm 2012 đạt khoảng 60 tỷ USD.

Cho đến nay, dự trữ quốc gia của Nga đã giảm từ gần 540 tỷ đô la vào đầu 2013 xuống còn 369 tỷ đô la Mỹ. Trong khi vàng và các khoản đầu tư có tính thanh khoản gần bằng 120 tỷ USD. Với động thái tiêu cực như vậy có khả năng là Liên bang Nga đến năm 2020 lặp lại kịch bản của Liên Xô năm 1991.

Không phải ngẫu nhiên, một số chuyên gia quân sự Nga cho rằng tiềm năng tài nguyên của Nga, bao gồm cả ngân sách quốc phòng, không thể là cơ sở để khẳng định rằng, nước này có khả năng tham dự vào bất kỳ phạm vi ảnh hưởng nào trên thế giới. Vì vậy:  sẵn sàng  thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong các cuộc xung đột vũ trang địa phương, trong các hoạt động chống khủng bố và cuộc chiến ủy nhiệm là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của các lực lượng vũ trang và những quân đội khác của Liên bang Nga.

Putin sẽ không thể đủ khả năng để tiếp tục các cuộc “phiêu lưu” quân sự. Có thể bỏ qua thực tại kinh tế một thời gian nào đó, nhưng các chính sách quân sự –  đó là trò chơi rất tốn kém.

Putin nỗ lực chứng minh cho thế giới thấy chính sách Trung Đông hung hăng của mình, rằng Nga tiếp tục là một cường quốc thế giới. Nhưng chính điện Kremlin đã tự lừa mình khi cho rằng họ có thể đánh bật Hoa Kỳ ra khỏi Trung Đông. Moscow đã thất bại ngay cả trong thời Xô Viết. Moscow hiện cũng đang ở vào thế thất bại, mặc dù Nhà Trắng đã thông qua chính sách “không can thiệp trực tiếp”.

Hiện nay, Nga về mặt lý thuyết, có thể củng cố vị trí  đang có trong khu vực để tiếp tục triển khai xung đột. Vì chiến thuật này làm cho Nga có thể có được kết quả đáng kể với một chi phí tương đối thấp. Đồng thời các gánh nặng của việc giải quyết các cuộc xung đột như vậy sẽ dần dần chuyển giao lại cho những thế lực khác, khi đó Nga lại có thể đóng vai trò “sứ giả hòa bình”, hay là một nước thuộc “lực lượng thứ ba”.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của phóng viên, chuyên viên quân sự  VICTOR Kaspruk, đăng tải trên trang mạng Politeka.net

Nguyễn Hoàng Lân dịch

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề