“Đắng lòng” – Su-34, Su-35, T-50 không hề tốt như quảng cáo

(Soha.vn) – Những sự cố xảy ra liên tiếp gần đây với các máy bay chiến đấu hiện đại bậc nhất của Nga đã khiến nhiều người phải đặt câu hỏi về chất lượng thực sự của chúng.

Đối vũ khí nói chung và máy bay chiến đấu nói riêng, mọi quốc gia đều dành những mỹ từ đẹp nhất để ca ngợi rằng sản phẩm do mình sản xuất có tính năng vượt trội hẳn so với quốc gia khác. Máy bay chiến đấu không chỉ phục vụ mục đích trang bị cho quân đội mà còn là một sản phẩm hướng đến thị trường xuất khẩu nên việc ca ngợi thậm chí hơi quá cũng là điều dễ hiểu.

Nga là một “Ông lớn” trong ngành công nghiệp hàng không quân sự thế giới, họ có rất nhiều chủng loại máy bay chiến đấu đang làm mưa làm gió trên thị trường xuất khẩu. Tất nhiên, để có được những thành quả như ngày hôm nay, Nga đã tốn không ít thời gian và tiền bạc để quảng bá cho các sản phẩm của mình.

Nổi bật trong các chương trình máy bay chiến đấu đình đám, đang được quảng cáo rầm rộ của Nga là cường kích Su34 Fullback, tiêm kích đa năng Su35S và tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50. Truyền thông Nga từng ví von rằng Su-34 Fullback là tiêm kích-bom có “1-0-2” trên thế giới, Không quân Nga ưu ái đặt cho Su-34 biệt danh “xe tăng bay” bởi khả năng mang theo lượng vũ khí khủng của nó.

Trong khi đó, tiêm kích đa năng Su-35S với các thiết bị công nghệ cao như động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3D cho khả năng siêu cơ động cùng radar quét mạng pha điện tử thụ động Irbis-E có tầm phát hiện mục tiêu tới 400 km được kỳ vọng sẽ làm thay đổi cán cân quân sự bất cứ nơi nào nó xuất hiện. .

Cuối cùng là tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50, phía Nga từng nhiều lần tuyên bố T-50 vượt trội so với F-22 Raptor, ngay cả tiêm kích tang hình mới nhất F-35 của Mỹ cũng bị xếp vào “cơ dưới”.

Từ quảng cáo đến sự thật

Mặc dù truyền thông và giới chức Quân đội Nga luôn ca ngợi hết mức các máy bay chiến đấu chủ lực của mình nhưng từ quảng cáo đến sự thật có một khoảng cách rất xa mà không phải lúc nào cũng được nhắc đến.

dang-long-su34-su35-t50-khong-he-tot-nhu-quang-cao

Su-34 là một thiết kế thời Chiến lạnh, không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại.

Trong bộ 3 máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Nga thì tiêm kích bom Su-34 là cái tên được đặt nhiều câu hỏi nhất. Mặc dù được quảng cáo là một siêu cường kích nhưng sau thời gian ngắn đưa vào sử dụng, xe tăng bay đã bắt đầu bộc lộ những nhược điểm chết người.

Vấn đề đầu tiên phải kể đến là bản chất thiết kế của Su-34 đã lạc hậu và không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại. Su-34 được thiết kế nhằm thay thế cho cường kích Su-24 đã lỗi thời, trong khi đó từ sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam hàng không quân sự thế giới đã chuyển sang xu hướng phát triển các loại tiêm kích đa nhiệm.

Thực tế suốt thời gian qua các nước phương Tây không phát triển thêm một mẫu cường kích nào mới mà tập trung vào tiêm kích có tính năng tàng hình. Trong tác chiến phòng không hiện đại, việc thực hiện các cuộc tấn công mặt đất tầm thấp sẽ đặt Su-34 vào tình thế nguy hiểm.

Một nhược điểm chết người khác của Su-34 là hệ thống điện tử hoạt động không như mong đợi. Đặc biệt là radar quét mạng pha điện tử thụ động V004 tỏ ra kém hiệu quả khi nhận dạng mục tiêu tại các khu vực lộn xộn, khu vực rừng núi. Bên cạnh đó, hệ thống ngắm bắn quang điện cũng hoạt động kém hiệu quả và thua xa các hệ thống tương tự của Mỹ.

Riêng tiêm kích thế hệ 5 T-50 có lẽ là chương trình tốn nhiều giấy mực nhất của giới truyền thông Nga. Loại tiêm kích tàng hình đầu tiên của Moscow vẫn đang chật vật trong quá trình phát triển và thử nghiệm. Thời điểm đưa loại siêu tiêm kích này vào hoạt động liên tục bị trì hoãn do những khó khăn không rõ nguyên nhân.

dang-long-su34-su35-t50-khong-he-tot-nhu-quang-cao (1)

Động cơ bên phải của một chiếc T-50 bốc cháy trong lần trình diễn tại triển lãm MAKS-2011.

Giới chức quân sự Ấn Độ từng nhận định rằng, “Nga đang khoác lác về đặc tính kỹ chiến thuật của T-50. Họ nhiều lần tuyên bố T-50 vượt mặt F-22 của Mỹ nhưng lại không thể chứng minh được điều này”

Nga – Ấn đang xúc tiến chương trình hợp tác phát triển chung tiêm kích thế hệ 5 FGFA dựa trên T-50 nhưng dự án này vẫn giậm chân tại chỗ do phía Nga từ chối cung cấp tài liệu kỹ thuật và dữ liệu bay thử nghiệm. Điều đó cho thấy rằng T-50 đang tồn tại những vấn đề mà Nga không muốn người khác biết đến, ngay cả với một đối tác chiến lược như Ấn Độ.

Vấn đề của T-50 có lẽ nằm ở phần động cơ. Ít nhất một lần động cơ của T-50 đã bốc cháy trong khi bay thử nghiệm. Điều đáng nói ở đây là những lần động cơ bốc cháy đều ở trong tình cảnh mà Nga không thể che giấu. Sự cố đầu tiên diễn ra tại triển lãm MAKS-2011, động cơ bên phải của một chiếc T-50 đã bốc cháy khi cất cánh ngay trước ống kính của giới truyền thông thế giới.

T-50 được trang bị 2 động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3D 117 (AL-41F1), đây là loại động cơ thế hệ 5 đang được phát triển để trang bị cho T-50. Động cơ mới mang lại cho T-50 khả năng siêu cơ động mà các tiêm kích khác không có được.

Theo thông tin từ phía Sukhoi, các mẫu thử nghiệm T-50 đang tạm thời dùng động cơ 117S (AL-41F1S) trang bị cho Su-35S trong khi chờ động cơ 117 hoàn tất quá trình phát triển. Tuy nhiên, Tư lệnh Không quân Nga Alexander Zelin thừa nhận quá trình phát triển của động cơ thế hệ 5 117 đang gặp vấn đề.

Sự cố gần đây nhất diễn ra vào ngày 10/06/2014, điều tệ hại là chiếc T-50 số hiệu 055 đã bốc cháy đúng vào thời điểm bay trình diễn trước phát đoàn quân sự cấp cao của Ấn Độ. Nguyên nhân của sự cố này đến nay vẫn không được công bố. Đối với các chương trình phát triển vũ khí mới thì những sự cố hay khó khăn trong quá trình phát triển là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên người Nga đã có phần hơi quá khi quảng cáo về tính năng của T-50.

dang-long-su34-su35-t50-khong-he-tot-nhu-quang-cao (2)

Nga đã “nổ tung trời” về khả năng của radar Irbis-E trên Su-35S thực tế nó không hơn radar N011M Bars trên Su-30MKI của Ấn Độ là bao.

Một loại máy bay chiến đấu khác cũng được Nga quảng cáo rầm rộ là tiêm kích đa năng Su-35S. Thực tế thì Su-35S đúng là một trong những tiêm kích thế hệ 4++ hàng đầu thế giới hiện nay. Tuy nhiên, đặc tính kỹ chiến thuật của nó cũng không hoàn toàn ưu việt như được quảng cáo.

Vấn đề đầu tiên là radar quét mạng pha điện tử thụ động Irbis-E. Phía Nga quảng cáo rằng radar này có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly lên tới 400 km nhưng đó là đối với máy bay ném bom bay cao còn đối với máy bay chiến đấu hiện đại thì khoảng cách phát hiện mục tiêu cũng chỉ ngoài 100 km. Mặt khác, công nghệ quét mạng pha điện tử thụ động có đặc tính kỹ thuật không cao. Nó có ưu điểm là có thể nhìn thấy mục tiêu ở khoảng cách rất xa nhưng lại không thực sự chính xác.

So với radar N011M Bars trang bị trên Su-30MKI của Ấn Độ thì Irbis-E không khá hơn được bao nhiêu. Radar N011M cũng có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly tới 400 km. Thực tế thì Irbis-E được phát triển từ N011M Bars nên không có nhiều sự đột phá về công nghệ ở radar này.

Gần đây Tân Hoa Xã đã có bài viết chê bai nặng nề khả năng của radar Irbis-E trên Su-35S cùng các thiết bị cảm biến khác trên chiếc tiêm kích mà Bắc Kinh đang muốn mua bằng được này. Tân Hoa Xã cho rằng họ quyết tâm mua Su-35S vì động cơ kiểm soát vector lực đẩy chứ không phải vì radar Irbis-E.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề