Đám cưới ở Trung Quốc ngày càng xa xỉ

Ngành dịch vụ đám cưới có doanh thu hàng năm là 80 tỷ USD (Ảnh: Weddings by Ling)

Cuối tháng Chín Thịnh Tô Huỳnh và hôn phu của cô, Trương Bình, đã làm lễ cưới trước 60 khách mời ở Thiên Tân, một thành phố cảng đông nam Bắc Kinh.

Cũng như nhiều đám cưới ở Tây Âu, cô Thịnh mặc một váy cưới trắng trải dài, có một người mang khay nhẫn, một phù dâu và một người tổ chức lễ cưới. Đó là những việc mà cách đây 10 năm gần như không thấy có ở Trung Quốc.

Họ cũng lồng vào các yếu tố truyền thống như nhận phong bao đỏ của khách mời, đốt pháo khi họ tới nơi làm lễ cưới. Họ cũng duy trì một yếu tố rất truyền thống khác là chú rể không được phép nhìn cô dâu trước khi đưa lễ cưới cho người nhà cô dâu và trả lời các câu hỏi của cô dâu thí dụ như lần gặp gỡ đầu tiên là ở đâu và bữa ăn đầu tiên là ở đâu.

“Ta chỉ sống có một lần và mọi người muốn có một có một kỷ niệm đẹp,” cô Thịnh, 28 tuổi, nói.“Cưới là một việc lớn nên cũng là dịp tốt để chi một ít tiền và chụp nhiều ảnh.”

Thịnh và Trương là đại diện cho trào lưu mới trong ngành dịch vụ đám cưới Trung Quốc mà nhiều thanh niên của tầng lớp trung lưu và thượng lưu lựa chọn. Phương án được ưa chuộng nhất là kết hợp yếu tố truyền thống với xu thế phương Tây với số tiền lớn, thực hiện các buổi chụp hình nghệ thuật và tiệc cưới linh đình.

Trung Quốc kết hợp nét cưới phương Tây với truyền thống (Ảnh: Weddings by Ling)

“Cô dâu nào ở Trung Quốc cũng thích mặc váy cưới trắng dài để đi giữa hàng ghế,” Raul Vasquez, chủ tịch doanh nghiệp tổ chức lễ cưới Weddings Beautiful China ở Bắc Kinh, nói. “Các cô dâu rất thích những gì họ nhìn thấy ở phương Tây.”

Theo phân tích của Báo Cáo về Phát Triển Ngành Cưới Trung Quốc thì các cặp hiện nay chi trung bình 76.141 nhân dân tệ (12.000 USD) cho đám cưới ở Trung Quốc. Lương trung bình của người lao động tại các đô thị là 56.339 nhân dân tệ (8.900 USD)/năm vào năm 2004 theo Cục Thống Kê Quốc Gia Trung Quốc.

Các chuyên gia ước tính công nghiệp cưới có doanh thu hàng năm là 80 tỷ USD, tăng từ 57 tỷ USD vào năm 2011, tăng ở mức chóng mặt là 40% trong 4 năm. Hãng nghiên cứu IBIS World ước tính một nửa số cặp cưới ở Trung Quốc hiện sử dụng dịch vụ cưới theo một hình thức nào đó.

Hơn nữa Trung Quốc đã tạo dấu ấn riêng so với một số nước phương Tây, thí dụ như việc chụp ảnh. Không giống như các lễ cưới phương Tây mà cô dâu chú rể chỉ chụp ảnh vào ngày cưới thì ở Trung Quốc các cặp đôi dành nhiều đợt chụp hình kéo dài cả ngày, đôi khi ở các nước khác, trước lễ cưới.

Trong khi một số người chọn việc chụp ảnh ở phòng chụp với quần áo đi thuê, nền chụp có từ tháp Eiffel ở Paris đến thuyền buồm, thì một số khác thích chụp ngoài trời như tại Đền Thiên Đường, một công viên với các công trình kiến trúc truyền thống Trung Quốc ở Bắc Kinh, hoặc tại Thames Town là khu mô phỏng thị trấn Anh với vô số công trình kiến trúc thời Tudor ở ngoại ô Thượng Hải.

Khoảng 2 tháng trước lễ cưới, Thịnh và Trương đã chi 5.000 dân nhân tệ (790 USD) để chụp ảnh với 5 bộ quần áo khác nhau và nền là du thuyền, bãi biển và chụp ngoài trời ở công viên. Họ dùng nhiều ảnh chụp được để gửi kèm thiếp mời qua mạng WeChat, là một ứng dụng mạng xã hội ưa thích, với nhạc nền lãng mạn.

Các cặp chi nhiều tiền để chụp ảnh mất tới cả ngày trên du thuyền, bãi biển, công viên hoặc thậm chí tại nước ngoài. (Ảnh: Weddings by Ling)

Weddings Beautiful China, công ty khởi nghiệp từ 2011, nay đã có 350 người chuyên tổ chức đám cưới tại 39 tỉnh ở Trung Quốc, và Vasquez nói rằng kinh phí cưới trung bình của khách hàng là 200.000 nhân dân tệ (31.600 USD). Khách hàng của họ đa số ở tuổi trên 20, là các cặp giàu có, nhân viên văn phòng và thường ở các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải.

Đối tác Trung Quốc của công ty này là hãng dịch vụ tổ chức cưới Weddings by Ling, khởi nghiệp năm 2009, đã tổ chức dịch vụ cưới xa xỉ cho giới nổi tiếng tại Trung Quốc trong đó có đám cưới 200 khách của nghệ sĩ Chen Shu tại Hong Kong Jockey Club ở Bắc Kinh và đám cưới cho 20 người ở Bali.

Ngân sách trung bình cho các đám cưới của hãng Ling lên tới 350.000 đến 400.000 nhân dân tệ (khoảng 55.000 USD đến 63.000 USD).

“Tôi thấy rằng nhiều cô dâu không hài lòng với kiểu cách và dịch vụ mà nhiều công ty tổ chức cưới ở các thành phố Trung Quốc cung cấp, Ling Ying, người nghiên cứu về tổ chức lễ cưới ở Hoa Kỳ, nói. “Đây là một trong những ngày quan trọng nhất trong đời của một phụ nữ, do vậy họ nên được tiếp cận với những nhà tổ chức cưới giỏi để có được một lễ cưới nhớ suốt đời.

Năm ngoái Ling cũng tổ chức một lễ cưới tại Myanmar cho một con gái của một trong những người giàu nhất Trung Quốc với có 2.000 khách mời và đó là một sự kiện quốc tế.

Nhà thiết kế Trung Quốc Guo Pei đã thiết kế quần áo cho cô dâu chú rể, một nhà thiết kế hoa Hà Lan đã trang trí hoa bao gồm 20.000 bông hồng, hàng trăm đèn chùm và một sân khấu để ca sĩ và vũ công biểu diễn. Nhà nhiếp ảnh Hong Kong CM Leung được thuê để chụp hình lễ cưới và các sự việc trước ngày đó, kể cả việc chụp ảnh trên đảo Fiji.

Đám cưới, với chi phí “hàng trăm nghìn đô la” và 6 tháng thực hiện, là cả một thách thức, Ling nói, vì hậu cần tại những nước khác nhau. “Chúng tôi đã phải làm việc 14 tiếng một ngày, họp 2 lần một ngày để đáp ứng các yêu cầu của cô dâu chú rể,” bà nói.

Các cặp chi trung bình 12.000 USD cho đám cưới tại Trung Quốc. (Ảnh: Weddings by Ling)

Trong khi có các lệ trong truyền thống cưới của Tây Âu, thí dụ có buổi liên hoan cho cô dâu, đã đi vào nghi lễ Trung Quốc, vẫn còn có những truyền thống hoàn toàn thuộc Trung Quốc.

Thay vì tặng phẩm, các cặp đôi Trung Quốc lại thích phong bì và địa điểm cưới không nói rõ t ngày cưới. Các đôi lứa Trung Quốc vẫn sẽ chọn ngày tốt, thường hỏi ý kiến thầy xem số bất luận ngày đó rơi vào thứ Hai hay thứ Bảy.

Thời gian của lễ cưới cũng khác nhau; ở bắc Trung Quốc các lễ cưới là vào buổi sáng và xong trước trưa, trong khi lễ cưới nam Thượng Hải lại thường vào chiều và tối. Lễ cưới của Trịnh và Trương bắt đầu lúc 10 giờ 58, giờ đẹp, và kết thúc lúc 15 giờ.

Những xu thế tương lai khác trong đám cưới Trung Quốc gồm nghi thức nhỏ về địa điểm (được ưa chuộng nhất là Bali và Thái Lan) và đám cưới trên du thuyền. Năm ngoái Weddings Beautiful đã hợp tác với Royal Caribbean để thiết kế một lễ cưới nhà thờ Hy Lạp-La Mã trên du thuyền sang trọng Mariner of the Seas.

Công nghiệp tổ chức lễ cưới đã bùng nổ với hơn 1.000 công ty đăng ký kinh doanh riêng ở Bắc Kinh, theo Ủy Ban Công Nghiệp Dịch Vụ Cưới của Trung Quốc. Weddings Beautiful China mở một trung tâm đào tạo ở Tam Lý Truân gần Bắc Kinh, với khóa đào tạo tổ chức cưới 12 ngày, có chi phí 21.000 nhân dân tệ (3.310 USD)

Khi Thịnh rời nhà ăn tiệc cưới, ở đó các khách đang ăn hết đĩa này đến đĩa khác, nào cá, sườn, salat và súp, cô mặc bộ váy thứ ba trong ngày, đó là chiếc váy tuyn đỏ sóng sánh với áo choàng truyền thống. “Em rất hài lòng và hạnh phúc,” cô vừa nói vừa nhìn cái nhẫn mới trên ngón tay. “Nó đẹp quá.”

BBC tiếng Việt


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề