Cuộc sống tại những hầm trú ẩn ở Donetsk (phần kết)

CUỘC  SỐNG TẠI NHỮNG HẦM TRÚ ẨN Ở DONETSK (phần 1)

Trường số 106

“Đêm nay họ đã bắn vào Petrovka một lần nữa,” Marina, một trong những tình nguyện viên cho biết, khi đề cập đến một khu dân cư của Donetsk đã chịu nhiều cuộc pháo kích.

Không chỉ có  đường phố ở Petrovka bị ảnh hưởng bởi chiến tranh: Rải rác các đường phố với những ngôi nhà bị cháy xém, tan hoang với những mái nhà thủng từng lỗ toang hoác, các ô cửa sổ bị vỡ, các bức tường lỗ chỗ bởi vết đạn pháo làm khung cảnh u ám và chết chóc.

Donetsk in aftermath of shelling attack by Ukraine government forces

Căn nhà bị pháo kích

Trong tầng hầm của trường số 106 có vài chục người thường trú ở đó. Lần đầu tiên tôi đến thăm nơi trú ẩn này đang là mùa hè. Cái lạnh từ tầng hầm thấm vào da thịt đến thấu xương. Còn bây giờ càng lạnh hơn vì không có điện không cắm được lò sưởi.

Trước đó trường vẫn nguyên si nhưng hiện tại mái nhà đã bị sụp, các cửa sổ và cửa ra vào đã bị bay ra ngoài. Bức tường đổ xuống trong sân trường cùng với mảnh đạn nằm trên đó.

Người quản lý trường học cũng sống trong tầng hầm. Nhà của cô vẫn đứng chưa bị sập nhưng vì cửa sổ bị áp lực đạn pháo làm bay ra ngoài cùng với các vết nứt xuất hiện trêng những bức tường.

Em bé Sasha 5 tuổi nói nhà em đã có nước, mẹ Sveta bây giờ có thể đun nước nóng cho em và em ruột Liza một tuổi.

Hàng viện trợ để bán

Sau khi các vùng ngoại ô bị hư hỏng do bom đạn, trung tâm Donetsk với những đại lộ rộng và các cửa sổ của cửa hàng vẫn  còn nguyên vẹn. Các cửa hàng và văn phòng (hiện đã đóng cửa), vỉa hè  rải rác xào xạc lá cây rụng bởi mùa thu, khung cảnh trông giống như một sân khấu. Nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng đang dần sắp xếp các viên chức với quần áo thoáng mát theo trang phục văn phòng và những cô thư ký xinh đẹp mang đến cho khách hàng ly trà nhỏ sáng bóng được sản xuất ở Trung Quốc. Các kệ trong siêu thị trống phân nửa vì không có hàng hóa tuy nhiên tại một vài quán cà phê trong trung tâm thành phố bạn có thể đặt hàng những con hàu biển.

288a3043-8513-4568-aec5-a0c412c4733e-620x413

Những người phụ nữ mua quần áo tại trung tâm Donetsk

Một đám đông phụ nữ và trẻ em đứng bên ngoài sân vận động Donbass Arena. Họ là những bà mẹ, những người đến để trao đổi phiếu mua hàng để lấy gói viện trợ từ cơ sở từ thiện Rinat Akhmetov Foundation, cơ sở này được thành lập bởi người đàn ông giàu nhất Ukraine. Các bưu kiện trong đó chứa thực phẩm cho trẻ em, sữa bột và tã lót được phân phát hàng tháng.

Nhưng không phải mọi người đều thành công trong việc trao đổi. Người nào đó đưa ra phiếu mua hàng nhưng những người khác có cùng loại hoặc nhiều người có phiếu khác chủng loại đã chạy ra ngoài, cảnh tượng nhốn nháo diễn ra. Nhân viên bảo vệ ngăn chặn dòng người bằng thanh chắn barie nhưng những người mẹ trẻ sẵn sàng vượt qua nó.

“Tôi đến từ (ngoại ô) Makiivka,” Galya với  khuôn mặt đầm đìa nước mắt nói trong cơn tức giận. “Tôi có bảy đứa con. Vâng bảy đứa. Bột ở nhà đã hết. Chúng tôi không thể chịu đựng hơn được nữa, chúng tôi sẽ chết đói. Tôi đến đây với những đồng tiền cuối cùng”. Chồng Galya là  thợ mỏ. Ông vẫn làm việc, nhưng mấy tháng nay ông không được trả lương.

“Trong (trung tâm) Donetsk, vẫn còn tất cả các quyền lợi. Trợ cấp cho trẻ em vẫn được thanh toán. Nhưng nơi chúng tôi sống ở ngoại ô hoàn toàn không được gì, không có gì”

Galya nói rằng nhà lãnh đạo nổi dậy, Zakharchenko đã đến Makiivka trong thời gian gần đây vào trước ngày bầu cử. Sau đó hàng viện trợ bắt đầu được phân phát.

“Tất cả đều biết hàng viện trợ đang được bán tại các cửa hàng và trên thị trường. Ai cũng nhìn thấy rất nhiều hàng viện trợ… gạo Nga, thịt hộp Nga… đang được bày trên kệ trong các cửa hàng và thị trường. Tại sao không ai giải thích bất cứ điều gì (về nó)? ” Một trong những bà mẹ tên Natasha đặt câu hỏi.

Natasha là bà mẹ đơn thân sống cùng hai đứa con. Một vài tuần trước con trai chị bị gãy chân. “Tôi nói với nó: không được buồn bã. Dẫu sao chăng nữa cũng không có thứ gì để đi đến trường, hãy dùng cặp nạng và tập luyện nhẹ, kiên trì và ở nhà”.

Natasha và Galya đứng xếp hàng mong nhận được hàng cứu trợ từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều, sau đó nhổ nước bọt và bỏ đi.

Sống và chết

“Xin đừng hỏi. Tôi không hiểu tại sao tôi không rời khỏi.”  Marina một tình nguyện viên nói ” Tôi hiểu từ rất sớm, bắt đầu từ tháng sáu là  không thể rời khỏi. Tôi tìm thấy những người giống tôi, những người không thể rời khỏi vì không còn sự lựa chọn. Chúng tôi nhận ra phải làm cái gì đó nếu không muốn phát điên”.

Lúc đầu Marina giúp di tản trẻ em bị bại não. Sau đó cô thấy nhiều người bị đói trong thành phố và cô làm người đưa thực phẩm. Sau thời gian trách nhiệm của một công dân lớn lên và cô ở đây cho đến tận bây giờ.

“Chúng tôi chỉ giúp những dân thường và có một nguyên tắc bất di bất dịch không mang bất cứ thứ gì cho những người đã cầm súng kể cả bên quân đội Ukraina hay ly khai”

Tôi hỏi “Bạn cần nhất những thứ gì?”

“Sưởi ấm, thực phẩm, y tế và không đề cập vấn đề an ninh”

“Mùa đông sẽ như thế nào?”

“Mùa đông sẽ là cuộc kiểm tra sau cùng đối với mọi người sống ở đây trong tình trạng tồi tệ và không phải cuộc sống của con người. Họ sẽ ra sao trong mùa xuân? Nhà nước sẽ cho họ chỗ ở, mang đến những giá trị và mong muốn của họ? Mùa đông sẽ là sự sinh tử đối với mọi ở đây”.

Dima nói rằng chỗ ở là vấn đề cấp bách nhất. “Để làm ấm tầng hầm thông nhau thế này là không thể. Bạn chỉ có thể  tăng nhiệt độ lên ba hoặc bốn độ. Chúng tôi chỉ còn hai tuần nữa là đến mùa băng giá, có lẽ mọi thứ sẽ đóng băng hết ở đây”.

theguardian


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 2 phản hồi cho bài viết “Cuộc sống tại những hầm trú ẩn ở Donetsk (phần kết)”:

  1. Rose Black viết:

    Khổ quá không còn là cuộc sống nữa hàng viện trợ lại đc bày bán thế thì gọi gì là viện trợ đấy là kinh doanh

Trả lời Rose Black Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề