Cuộc so găng giữa Armata T-14 và M1 Abrams

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc và Liên xô sụp đổ, Nga đã không tự thiết kế một sản phẩm mới cho đến ngày 9-05-2015 họ đã trình làng một loại xe tăng mới Armata T-14 và xe bọc thép. Trong khi đó Hoa Kỳ vẫn dựa trên phiên bản nâng cấp M1 Abrams và xe bọc thép Bradley từ thời Chiến tranh lạnh.

Gia đình Armata là một sự khởi đầu hoàn toàn khác so với thời Liên xô. Trong thực tế, gia đình Armata có nhiều phiên bản gồm xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành và một loạt các biến thể khác. Nổi bật nhất trong số này là xe tăng chiến đấu chủ lực Armata T-14. Rút ra từ những kinh nghiệm kể từ thế chiến thứ 2 với phương châm thiết kế từ Liên xô là đơn giản, bền bỉ và sản xuất với số lượng lớn. So với xe tăng phương Tây rõ ràng xe tăng Liên xô về độ tinh vi không thể sánh bằng, sau đó Nga tiếp tục triết lý của Liên xô khi cho ra đời loại T-90.

Armata T-14

Armata T-14

Armata T-14 thiết kế dường như đã không theo truyền thống của Liên xô. Thay vì thiết kế tương đối đơn giản, T-14 được trang bị một số tính năng hiện đại mà chưa có loại xe tăng nào trên thế giới có được. Hơn nữa lần đầu tiên quân đội Nga đã yêu cầu nhà thiết kế phải nâng cao độ an toàn cho tổ lái. Đó có thể là một kết quả trong nỗ lực của Nga để chuyên nghiệp hóa quân sự.

Ấn tượng ngay từ đầu mà Armata đem đến sự nổi bật hơn bất cứ loại xe tăng nào đang hoạt động đó là tháp pháo tự động. Ưu điểm là khoang của kíp lái nằm tách biệt với khoang chứa đạn dược. Hơn nữa T-14 được trang bị loại giáp mới thụ động kết hợp với giáp phản ứng nổ và một hệ thống bảo vệ hiệu quả. “Giáp của Armata có thể chống các loại đạn chống tăng cỡ nòng 120 mm”, đại diện Viện nghiên cứu cho biết. Ngoài ra, T-14 có thể an toàn trước các súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cỡ nòng 100-150 mm, nguồn tin tiết lộ thêm. Tháp pháo của T-14 có hai hệ thống phòng vệ chủ động bao gồm: hệ thống “chế áp cứng” APS Afghanit (năm ống phóng đạn bên dưới tháp pháo) và bốn hệ thống “chế áp mềm”. Hệ thống có khả năng tạo ra một màn khói đa quang phổ dày đặc để đánh chặn các tên lửa dẫn đường bằng laser hay hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy hay radar sóng mi-li-mét. Những biện pháp đối phó mềm như vậy được sử dụng để bảo vệ xe khỏi các tên lửa chống tăng thế hệ thứ ba và thứ tư như Hellfire, TOW, BILL hay Brimstone, JAGM, Javelin hay Spike …, đặc biệt là các vũ khí đánh vào nóc xe, bằng quĩ đạo gần như thẳng đứng bằng cảm biến hợp nhất (SFW). Khoang lái được bảo vệ tốt hơn so với bất kỳ loại tăng nào trước đây của Nga hay Liên xô.

Tổ điều khiển không còn ngồi vận hành ở tháp pháo vỗn dễ bị tấn công và phá hủy, thay vào đó ngồi trong một khoang riêng bọc thép được ngăn cách hoàn toàn với kho đạn – vốn cũng là một nhược điểm của tăng Liên Xô trước đây. Tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm. Kíp lái phải hoàn toàn dựa trên cảm ứng của họ với nhận thức tình huống và nhắm mục tiêu. Đó không phải là một nhược điểm lớn nhưng có thể là một vấn đề nếu tăng bị trúng đạn và cảm biến hoặc thiết bị điện tử của nó được đánh sập. Điều đó có nghĩa ngay cả một cú đánh vào mạng sườn nó có thể chạy thoát nhưng chống trả là điều không thể.

M1A3

M1A3

So với M1A2 SEP V2  hay M1A3 đó là câu hỏi khó trả lời cho loại tăng nào tốt hơn. Tăng Abrams là một thiết kế đáng tin cậy đã được chứng minh và nó vẫn đang được nâng cấp. M1A3 sắp tới sẽ nhẹ hơn và cơ động hơn. Quân đội Mỹ cũng có kế hoạch thay thế pháo nòng trơn 120mm M256 bằng phiên bản bản nhẹ hơn.

Mục tiêu nhắm bắn của Abrams xa đến 12km. Nhưng xe tăng của Nga cũng được trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển bắn qua nòng pháo. Armata hiệu quả như thế nào sẽ phụ thuộc và sự tiến bộ của Nga trong việc phát triển cảm biến của xe tăng và dữ liệu mạng. Xe tăng nào phát hiện ra đối phương trước có thể sẽ dành chiến thắng.

Armata là thiết kế mới và chắc hẳn nó sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn đầu phát triển. Hơn nữa câu hỏi đặt ra là liệu T-14 có được sản xuất với số lượng nhiều hay không khi nền kinh tế Nga đang gặp khó? Cuối cùng là nó có thể tự chứng minh là một loại vũ khí đáng gờm.

Đức Dũng (theo nationalinterest)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 1 phản hồi cho bài viết “Cuộc so găng giữa Armata T-14 và M1 Abrams”:

  1. Amata mới chỉ đánh trận trên đồ họa mô phỏng. Trong khi đó dù cũ hơn nhưng M1 đã tham gia đủ các cuộc chiến từ Irac đến Afganistan. Có điều cho dù ra mắt từ cách đây gần 1/2 thế kỷ, nhưng M1 vẫn là 1 bản mẫu cho các quốc gia muốn nâng cấp xe tăng trong đó tính luôn cả Nga hay TQ. Sự lột xác từ những nguyên mẫu T72, T90 sang Amata với những thay đổi đột phá về ngoại hình dường như rất giống M1.

Trả lời Vũ Hoàng Hưng Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề