Con đường tới công quốc Moscow

Sự kiện 25 Tháng tám năm 1991 trong không gian hậu Liên Xô được nhận thức một cách lớn lao. Và những người đã có mặt tham gia các sự kiện đó cũng như thời thanh niên của ai đó đã trôi qua sau sự sụp đổ Liên bang Xô viết, đang cố gắng để hiểu những gì thực sự đã xẩy ra. Và cái đó đang chỉ ra rằng nhận thức hiện tại về cuộc đảo chính của Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước (GK4P) và hậu quả của nó là khá khác biệt so với năm 1991.

Khi đó, vào tháng Tám năm 1991, đối với người Nga – và tất cả các người dân Liên Xô, những ai tiếp tục suy nghĩ theo mô hình lịch sử và nền văn minh Nga – đó là sự thất bại của Ủy ban khẩn cấp Nhà nước (GK4P) có nghĩa là, trước hết, sự sụp đổ cuối cùng của chế độ Xô viết, cấm Đảng Cộng sản hoạt động, chuyển sang cuộc cải cách dân chủ và kinh tế thị trường. Việc cải tổ của Gorbachev cuối cùng đã bị đình trệ trong đầu năm 1991, đã được thay thế bằng những thay đổi đã được gắn liền với ông Boris Yeltsin và các nhà dân chủ xung quanh ông ta.

Chỉ có một số ít – và nhất là trong nhóm của đảng Dân chủ, và trong số các đối thủ của họ – đã cảm nhận ra rằng thực tế  ý nghĩa của những gì đang xảy ra không phải là chỗ kia. Cái gì trong thực tế, chúng ta sẽ chứng kiến ​​giai đoạn tiếp theo sự sụp đổ của Đế chế Nga,  cái mà bắt đầu vào năm 1917 và chỉ là ức chế nhân tạo bởi cuộc cách mạng Bolshevik và sau này là sự xâm chiếm của Hồng quân trên hầu hết các quốc gia độc lập mới. Và là gì nếu chính là Đảng Cộng sản – và không phải là cái gì khác – là đã thành cấu trúc của chế độ độc tài, mà làm cho chế độ đó có thể giữ sự vâng phục đối với tất cả các vùng lãnh thổ sáp nhập và mô phỏng sự “bình đẳng” giữa thành thị và nông thôn.

Ở Liên Xô vào tháng Tám năm 1991, trên thực tế, cũng như những gì đã xảy ra trong sự phân rã của đế chế La Mã: đó là sự cạnh tranh của các trung tâm chống đối quyền lực, tự xưng là đại diện cho quyền lợi của tất cả những người La Mã, đã dẫn đến sự suy thoái và sụp đổ của các tổ chức nhà nước như đã có – đó là cái chết đế chế đã lỗi thời của mình. Chính cái đó là động lực dẫn đến cái chết của “đế chế ma quỷ” thành sự canh tranh với Tổng bí thư ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev và cựu bí thư thứ nhất của Ủy ban thành ủy Moscow Boris Yeltsin. Thực tế một bên dựa vào bộ máy đảng tự do và những người cải cách vừa phải – đó là ” những thợ cả của cải tổ” và bên khác sẵn sàng cho một liên minh với các nhà cải cách triệt để và chống cộng sản, chẳng nói lên được cái gì.

Ông Boris Yeltsin đã nhổ toẹt vào nền dân chủ từ nóc chuông. Ông ta đã bị ám ảnh bởi quyền lực, ham muốn trả thù cho sự nghiệp thăng tiến trong đảng của mình bị gián đoạn, con át chủ bài của ông ta trong giai đoạn cải tổ hóa ra là chủ nghĩa dân túy vô biên. Ông Yeltsin sẵn sàng kết hợp với bất kỳ đối thủ nào của ông Gorbachev, nhưng những đồng minh chính của ông ta vẫn không phải là những người Dân chủ, mà là một bộ phận của Ủy ban an ninh quốc gia (KGB) và kinh doanh tội phạm mờ ám, bộ phận mà đã nhận thức tất cả các cổ tức từ việc thanh lý Đảng Cộng sản Liên Xô và chia chác những tài sản nhà nước Liên Xô bởi những đại diện của cái vòng hẹp của những kẻ chiến thắng.

Đó chính là những người vào tháng 8 năm 1991, đã lên nắm quyền tại Nga, đã giữ được nó trong mùa thu năm 1993 và tiếp tục giữ cho đến tận bây giờ. Trong ý nghĩa này, độc tài Vladimir Putin – là người thừa kế trực tiếp của “nhà dân chủ” Yeltsin, và nhà nước mà ở đó người dân Nga đang sống ngày hôm nay – đó là nước Nga của Yeltsin không đeo mặt nạ. Vâng, và gần đây thôi – với giá dầu mỏ cao ngất ngưởng, thì đã cho phép những con sói giả vờ không để ý tới các con cừu.

Nhưng những gì thực sự ông Yeltsin cùng với nhiều cộng sự của mình từ các nhóm hỗ trợ khác nhau không thể hiểu – từ những người Dân chủ cho tới KGB – là thực tế rằng sau khi cấm Đảng Cộng sản và lật đổ Gorbachev ông ta không thể nắm được quyền lực trên toàn khắp Liên Xô.

Không chỉ có mình ông Boris Yeltsin, mà còn hầu hết những người ở Nga bị đầu độc bởi chủ nghĩa Sô vanh Nga vĩ đại, chủ nghĩa mà tới những năm cuối cùng tồn tại Liên Xô đã trở thành chủ nghĩa thực dụng chính trị thuộc tầng lớp thống trị đất nước.  Và nếu những người Bảo thủ tin rằng chỉ có Đảng Cộng sản mới là người bảo lãnh cho đế chế – và, nói chung, đã không nhầm, thì ” những người tự do” đã tin rằng một khi bắt đầu cải cách dân chủ – thì vấn đề về các nước cộng hòa liên minh sẽ tự biến mất, họ muốn cùng với Nga trong một quốc gia liên minh, hoặc thậm chí muốn sáp nhập với Nga. Không phải ngẫu nhiên một trong những người sáng lập của nước Cộng hòa nhân dân Ukraina trong những năm đầu thế kỷ XX, Vladimir Vinnichenko đã nói rằng “dân chủ của Nga được kết thúc ở vấn đề của Ukraina” Tôi chỉ muốn nói thêm rằng cái gọi là dân chủ, mà thực sự là một trong những mặt nạ của chủ nghĩa Sô vanh, và kết thúc ở Belarus, Kazakhstan, Ba Lan, Lithuania, Gruzia – vâng, ở bất cứ vấn đề gì, cái mà cho phép duy trì đế chế! Và không quan trọng là một số người ủng hộ của đế chế này muốn ngồi trên lò dầu bằng những Emelya (nhân vật cổ tích Nga –nv), còn những người khác – để cải cách nó. Họ đoàn kết với nhau bằng sự khinh thường đối với lịch sử của người khác, đối với những truyền thống, quyền lựa chọn riêng cho mình, cuối cùng – đối với phẩm giá con người. Và do đó đều kinh tởm.

Mặt khác, chúng ta phải thừa nhận rằng những ai vào năm 1991 đã nghĩ về sự sụp đổ sắp xảy ra của đế chế khi lệnh cấm Đảng Cộng sản hoạt động cũng vậy, không phải tất cả đều đúng. Dường như quá trình tan rã này sẽ ảnh hưởng đến chính Liên bang Nga – hơn nữa là vào đêm trước của năm 1991, trung tâm liên minh, do Gorbachev đứng đầu trong chiến tranh của mình chống lại Yeltsin đã đặt ra nhiều nỗ lực nhằm tăng cường tâm trạng độc lập trong các nước cộng hòa Tự Trị của Nga. Và trong một số trường hợp – ví dụ, với cộng hòa Tatarstan – đã đạt được thành công lớn. Ở Cộng hòa tự trị Tatarstan, như đã biết, không được tiến hành các cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 1991, nước cộng hòa này tuyên bố quy chế là Liên minh.

Sau sự sụp đổ Liên Xô, chính phủ mới của Nga  đã ký được một hiệp ước khác thường với các tầng lớp tinh túy của các nước cộng hòa. Câu nói nổi tiếng của ông Yeltsin lúc đó là ” các người hãy nhận hết chủ quyền bao nhiêu miễn là có thể ” thực sự cái đó có nghĩa là ” mỗi người cứ tha hồ mà lấy thoải mái tại chỗ của mình”. Tôi sẽ không tranh luận rằng các tầng lớp tinh túy của các nước cộng hòa đã phản bội những khát vọng dân tộc của người dân, bởi vì tôi không tin rằng ở thời điểm của Liên Xô sụp đổ, những khát vọng này đã có. Nhưng thực tế là mỗi tổ chức khu vực – không phụ thuộc vào nguồn gốc dân tộc – đã xem và coi lãnh thổ của mình như là một sân bãi cho việc tháo khoán ăn cướp – đó là một thực tế không thể chối cãi.

Ngoài ra, đừng quên rằng nước Nga mới – khác nước Liên Xô của Gorbachev – là đã chứng minh sự sẵn sàng cho mức độ bạo lực đến mức mà các nhà lãnh đạo Liên Xô chỉ đơn giản là đã không thể quyết định được. Ông Gorbachev đã cố gắng ngăn chặn để các lực lượng quân đội Liên Xô không “tràn ra” các đường phố ở Tbilisi, Baku và Vilnius. Các thành viên của Ủy ban tình trạng đặc biệt Nhà nước (GK4P) thậm chí còn không thể đưa ra được một cái lệnh sáng suốt nào cho quân lính đã điều động trên các đường phố của thủ đô Moskva lúc đó. Nhưng ông Yeltsin và Putin đã đi đến tiến hành một cuộc chiến tranh thực thụ ở Chechnya ly khai –  đó là giao tranh với các chiến binh Chechnia bằng cách trải thảm bom đạn trên các thành phố, bằng các cuộc “càn quét”, bắt các con tin. Sau một chiến thắng tương đối trong cuộc chiến khủng khiếp này thì sự hồi sinh của các tham vọng cũ đã không còn xa nữa tới cuộc chiến tranh với Gruzia và Ukraina, bởi mục đích chính của nó là lấy lại lãnh thổ đế chế của nó đã bị bất ngờ mất đi vào năm 1991.

Đây là  kết quả chính của tháng 8 năm 1991 đối với Nga – là chế độ của danh pháp bất lực đã bị chai sạn  được thay bằng chính quyền của những kẻ trộm cướp và tội phạm chiến tranh đã giữ nó trong suốt 25 năm qua.  Nhưng lịch sử, tất nhiên, là chưa kết thúc. Quá trình tan rã của đế chế đang tiếp tục và sẽ được hoàn thành chỉ và chỉ khi sự kết thúc của nó là hợp lý. Mỗi việc là các khung hình của nó vẫn chưa được biết đến.

Sự suy yếu của chính quyền trung ương tại Moscow có thể dẫn đến một sự chia rẽ trong Nga hiện nay, nghĩa là theo bất kỳ ranh giới của các lợi ích – đó là từ các lợi ích dân tộc và lợi ích kinh tế đến quân sự và hình sự. Con tàu mà người Nga vào tháng 8 năm 1991 đã trên đó, rất có thể, sẽ dừng lại ở trạm “Moscow công quốc”.

N.V (theo 7days.us của Vitaly Portnikov)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề