Chuyện trinh thám ngành Y, chiến thắng căn bệnh ung thư

Câu chuyện trinh thám thực thụ. Các nhà khoa học đã chiến thắng căn bệnh ung thư với sự giúp đỡ của các tế bào đã được mã hóa như thế nào.

Bài viết của  Alexey Bondarev

Иммунотерапия помогла вылечить 94% пациентов с острой формой лейкемииLiệu pháp miễn dịch đã giúp chữa lành  94% bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp tính.

Các nhà khoa học Mỹ đạt được kết quả tuyệt vời khi thử nghiệm phương pháp điều trị mới cho bệnh bạch cầu. Phát hiện này có thể là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong y học kể từ khi phát hiện ra penicillin.

94%. Đây là số lượng bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp tính đã được chữa khỏi bằng phương pháp miễn dịch thử nghiệm của các các bác sĩ từ Trung tâm nghiên cứu mang tên  Fred Hutchinson ở bang Washington.

Các bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư được công bố liên tục gần như mấy lần trong mỗi tháng, nhưng hầu hết kết quả của những phương pháp đó đều được  thổi phồng, bình luận viên người Mỹ Justine Alford kết luận.

Tuy nhiên, theo bà, trong trường hợp này, sự lạc quan có thể được biện minh. Và tính chất “đột phá ” ở đây có thể là khá thích hợp.

Nội dung của phương pháp điều trị miễn dịch trong giai đoạn thử nghiệm là các tế bào của chính bệnh nhân được chuyển đổi thành một loại tác nhân – sát thủ có thể tìm và tiêu diệt các tế bào mà tạo nên các bệnh ung thư

 


Модифицированные клетки иммунной системы пациента после возвращения в его организм уничтожают раковые клетки

Các tế bào biến đổi của hệ thống miễn dịch của bệnh nhân sau khi trở về cơ thể của mình sẽ tìm kiếm và  tiêu diệt các tế bào ung thư

Trong các nhóm tế bào của cơ thể, người ta chú ý lựa chọn các tế bào của hệ miễn dịch, được gọi là T-lymphocyte. Chức năng chính của chúng trong cơ thể là để kiểm tra  sự xuất hiện trong cơ thể  các mối đe dọa (như virus độc hại hoặc các tế bào ác tính).

Trong thực tế, ở hầu hết những người không bị ung thư thì những tế bào thuộc hệ miễn dịch hoạt động rất hiệu quả.

Với tuổi tác, hiệu quả hoạt động của các tế bào T lymphocytes, cũng như hệ miễn dịch nói chung bị suy giảm. Một số bệnh mãn tính có khả năng sẽ vô hiệu hóa hoạt động của chúng.

Ý tưởng để xây dựng cơ sở liệu pháp điều trị miễn dịch  là nhằm phục hồi các chức năng bị hỏng của T-lymphocyte và chỉ đạo chúng không chỉ để  ngăn chặn dịch bệnh, mà còn để chống dịch bệnh.

Hơn nữa, song song với những tiến bộ trong kỹ thuật di truyền, các nhà khoa học bắt đầu suy nghĩ về việc không chỉ đơn thuần là khôi phục lại chức năng của các tế bào T lymphocytes, mà còn thay đổi chúng. Sử dụng những tính chất “thám tử” sinh ra tự nhiên của các tế bào này, điều khiển sao cho chúng có thể tấn công, tiêu diệt  một loại các tế bào mà có những thuộc tính xác định. Do đó, các tế bào  T lymphocytes  dường như sẽ được biến đổi từ môi trường phòng thủ trừu tượng sang chủ động phản công.

Stanley Riddell, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu, giải thích rằng trong trường hợp của bệnh bạch cầu, nhiệm vụ là lập trình sao cho các tế bào T  phân biệt được các phân tử CD19 trong cơ thể. Phân tử này chỉ được tìm thấy trong một dạng đặc biệt của các tế bào máu trắng, có liên kết với nhiều tế bào bạch huyết và bệnh bạch cầu.

Như vậy, các tế bào “thám tử”  có thể phân loại một  cách chính xác các tế bào hình thành khối u ung thư.

Kỹ thuật này hóa ra rất hiệu quả đối với những bệnh nhân mà việc ứng dụng các phương pháp điều trị  khác đã không mang lại kết quả.

Các tế bào thám tử đồng thời  cũng được thông qua một sơ đồ mã hóa nữa, làm tăng cơ hội cho sự tái sinh. Điều này có nghĩa rằng các tế bào sẽ ở lại và sẵn sàng chiến đấu trong cơ thể bệnh nhân trong một thời gian dài sau khi xâm nhập cơ thể.

Như vậy, chúng sẽ  trở thành một phần của hệ thống miễn dịch và tiếp tục bảo vệ cơ thể chống lại bệnh bạch cầu.

“Các tế bào T-lymphocyte – là một loại thuốc sống, – Rydell giải thích. – chúng có tiềm năng để bảo vệ cơ thể của bệnh nhân cho đến tận cuối đời”.

Trong quá trình thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu của các tế bào có liên quan đến hệ thống miễn dịch ở bệnh nhân,  biến đổi gen của chúng (mất khoảng hai tuần) và lại đưa chúng quay trở lại cơ thể.

Mặc dù các thử nghiệm lâm sàng trong thực tế chỉ mới bắt đầu, kết quả đã có thể được gọi là tuyệt vời, Riddell cho biết. Trong nhóm bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính, bệnh lý ở 94% bệnh nhân đã thuyên giảm đáng kể.

Trong một nhóm khác, trong đó bao gồm những bệnh nhân có u lympho, kết quả tích cực đã đạt được trong 50% trường hợp. Kết quả tích cực được hiểu, theo các nhà nghiên cứu đề tài, là sự biến mất hoàn toàn của các triệu chứng của bệnh ung thư.

Phải tính đến thực tế là  một số bệnh nhân ở giai đoạn cuối cùng và các bác sĩ đã dự đoán rằng họ sẽ không sống nổi qua một vài tháng, kết quả có thể được coi  là khả quan,  chuyên gia cho biết.

 

Tế bào “Thám tử” có thể xác định chính xác các tế bào mà  hình thành các khối u ác tính.

“Kỹ thuật này có hiệu quả đối với những bệnh nhân mà  đã trải qua điều trị không có kết quả bằng các phương pháp điều trị khác không,” – Riddell cho biết.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không vội vàng tuyên bố về thắng lợi tuyệt đối. Trong báo cáo của họ có nêu những nhận xét  cần phải nghiên cứu tiếp trong một số trường hợp.

 

Một số bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ gây phiền hà, như là rối loạn thần kinh, các vấn đề với huyết áp…

Một số bệnh nhân tử vong sau khi điều trị. Hiện chưa rõ liệu cái chết của bệnh nhân là kết quả không thể tránh khỏi, hay là do tác động điều trị bằng phương pháp tăng cường miễn dịch thực nghiệm.

Ngoài ra, vẫn còn sớm để đánh giá về hiệu quả lâu dài của liệu pháp miễn dịch này. Phác đồ điều trị thường xuyên cho những người đã phục hồi, liệu căn bệnh này có nguy cơ tái phát đối với họ hay không.

Nguyễn Hoàng Lân  chuyển ngữ theo newtime


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề