Chuyện học hành của con gái !

Lời tự sự: Mình “đánh liều” viết note này vì được sự động viên của những người bạn . Mình tuyệt đối không có ý định so sánh ở đâu ưu việt hơn hay trình độ giáo dục nước nào tốt hơn, tât cả chỉ là câu chuyện mình và gia đình đã đi qua một giai đoạn mà chắc đã và sẽ có nhiều bạn cũng đã và sẽ trải nghiệm.

Con mình sinh ra ở Ukraina và vì thế cháu cũng được lớn lên trong hệ thống giáo dục và trường sở của Ukraina, trong vòng tay yêu thương và chăm sóc của các thầy cô giáo Ukraina ( tất nhiên là trong cả sự yêu thương chăm sóc và dạy dỗ của mẹ Việt nam là mình,và theo kiểu rất chi là Việt nam nữa ). Chương trình học của Ukraina phải nói là rất nặng với rất nhiều kiến thức thượng vàng hạ cám từ Toán, Lý, Hóa, Ngữ văn, Sinh học, Địa lý đến Thiên văn, Vũ trụ rồi kỹ năng bảo vệ sức khỏe và bản thân, kỹ năng giao tiếp xã hội sao cho đẹp, lịch sự đến khâu vá, cắt dán cho con gái và cưa đục, sử dụng các máy cơ khí gia dụng cho con trai.Với từng ấy thứ phải học và cái ba lô đi học năng dăm ba kg hàng ngày nhưng mình thấy các cháu học sinh vẫn có thời gian chơi thoải mái. Có lần thấy con được điểm chưa được như ý ( 6/12) mình nổi nóng phết vào mông con và quát mắng. Con rất chịu đựng sự vô lối của mình. Hôm sau xót con quá, mình thì thào hỏi, hôm qua mẹ đánh có đau không, mẹ đánh con như vậy có đúng không? Con gái 8 tuổi của mình ôm cổ mẹ cũng thì thào trả lời, mẹ đánh con đúng rồi, vì con lười học, nhưng mẹ ơi, không có ai là hoàn hảo cả, kể cả mẹ mà ! Như thế đó, những đứa trẻ luôn được biết rằng ai cũng có thể sai kể cả con hay mẹ, và chúng tha thứ cho điều đó ! Còn cô con gái lớn của mình thì khá mẫu mực theo kiểu VN, rât chăm chỉ. Hồi con học lớp 4, mình cũng khá sốt ruột khi con không đạt điểm xuất sắc môn Ngữ văn tiếng Ukraina. Mình đến gặp cô giáo đề nghị cô phụ đạo thêm cho cháu môn này, cô giáo ngạc nhiên lắm, nói rằng tại sao cứ phải đạt điểm tối đa. Cứ để cháu có thời gian chơi chứ bây giờ các cháu đã phải học nhiều quá rồi. Kiến thức đạt yêu cầu là được. Trong quá trình các con đi học mình nhận ra rằng, mặc dù khối lượng kiến thức trong chương trình là nặng, nhưng các thầy cô giáo không buộc các cháu phải học tất cả, chỉ đơn giản là giới thiệu chủ đề để các cháu nắm được các khái niệm mà thôi. Nếu cháu nào có hứng thú thì sẽ tự tìm hiểu và có thể trao đổi với các thầy cô ngoài giờ hoặc ở các giờ phụ đạo. Các cháu không đi sâu vào kỹ năng giải toán, viết văn hay luyện chữ. Quan điểm của nền giáo dục này theo mình nhận xét là giới thiệu, còn mỗi cháu tự phát huy theo sở thích và nhu cầu. Một điều nữa có thể thấy là các trường tuy sử dụng một bộ sách giáo khoa chung, nhưng cái cần thiết để học lại là sách tham khảo. Sách tham khảo này do các thầy cô giáo tự chọn hoặc tự soạn lấy nên kiến thức của các học sinh ở các trường nhận được là khác nhau. Hồi mình và gia đình còn sống ở miền Nam Ukraina, các con mình học ở trường phổ thông số 50, trường này thiên về toán và các môn tự nhiên ( gần như trường chuyên toán ở ta vậy ). Thầy cô giáo ở các môn này của trường rất mạnh. Con mình mới chỉ học lớp 6 nhưng đã học các khái niệm về toán sác xuất từ giáo trình do cô giáo dạy toán của cháu tự biên soạn. Việc học sinh học trường nào hoàn toàn do phụ huynh và các con tự chọn dựa vào các nhu cầu cá nhân của học sinh và gia đình ( trường gần nhà hoặc gần cơ quan bố mẹ, trường có thiên hướng về môn tự nhiên hay xã hội, nhạc, họa…). Sau này khi gia đình mình chuyển về thủ đô, mình chọn trường chuyên Anh ngữ số 57 cho con gái vì tiện đường giao thông và đặc biệt giảng dạy bằng tiếng Nga ( là thứ tiếng mình sử dụng ), con mình được coi là học sinh giỏi các môn toán, lý, hóa chính là nhờ vào những kiến thức cháu được các thầy cô giáo từ trường cũ truyền đạt.

1901460_849836535100055_8195166035574181623_n

Ở trường cũ số 50, ngoài đội ngũ giáo viên còn tồn tại một tổ chức dân sự của học sinh gọi là Hội đồng tự quản học sinh. Đứng đầu Hội đồng này là một học sinh lớp lớn, được gọi là ” Tổng thống của trường” ( Президент школы ). Thường em Tổng thống này sẽ được bầu thông qua đại hội từ các ứng cử viên do các lớp đề đạt hoặc là tự ứng cử. Khi con mình học lớp 9, em Tổng thống cũ đã tốt nghiệp nên phải mở đại hội để bầu một em mới. Sau này mình hỏi con, thế con bầu ai đấy? thì con mình bảo, chỉ có mỗi Vichia Skliarov tự ứng cử thôi! Thế là Vichia làm Tổng thống của trường. Còn con gái mình thì suốt từ lớp 5 đến lớp 9 làm Bộ trưởng bộ nhi đồng ( các lớp nhỏ nhất ). Con thường hỗ trợ các cô giáo tiểu học đưa các em đi tham quan, xem phim ngoài rạp hoặc thăm bảo tàng, Đấy là những gì mình biết vì ra khỏi nhà con phải xin phép, còn những gì xảy ra ở trường thì mình không biết. Tuy nhiên cũng có hôm thấy con kể về việc các em nhỏ chạy tới mách chị việc gì đó và chị phải đi làm ” quan tòa” xử lý. Hội đồng tự quản của học sinh có nhiệm vụ phản hồi lại những hoạt động mà nhà trường tiến hành, ý kiến của học sinh ra sao, có đồng tình hay còn có góp ý gì khác. Hội đồng này cũng hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động ngoại khóa, đưa ra các sáng kiến và tổ chức nó với sự giúp đỡ của nhà trường. VD, ở Kherson thì các con rất thích khiêu vũ nên hay tổ chức sàn nhảy ở trường vào các ngày lễ. Các con tự viết kịch bản các buổi lễ như khai giảng, bế giảng hoặc tổ chức sinh nhật cho ai đó, tiễn thày cô giáo nào về hưu… Tất cả đều do các con tự dàn dựng nên rất tình cảm. Khi mình cùng con chuyển về trường mới tại Kiev thì mô hình hoạt động của trường lại khác. Không có Hội đồng tự quản của học sinh nữa. Nhưng các thày cô giáo cũng đánh giá rất cao học sinh. Mỗi năm sẽ có một học sinh được chọn là học sinh tiêu biểu của năm, được tặng bằng khen và kỷ niêm chương hẳn hoi. Học sinh tiêu biểu này do hội động giáo viên bình chọn công khai, bỏ phiếu cho từng cá nhân học sinh vì vậy học sinh cũng phải có các hoạt động tích cực để cho cả các thày cô không dạy mình biết và có tín nhiệm với mình. Con gái mình ngay năm đầu tiên học trường mới đã được chọn là học sinh của năm vì tác phong giản dị, khiêm tốn, hoạt động tích cực và thành tích xuất sắc trong nhiều môn học. Mình thường đùa rằng chắc mấy mẹ con mình vẫn còn quê mùa nên các thầy cô nhầm với tác phong giản dị. Cả ba mẹ con đều cười khoái chí với nhận xét hài hước ấy của mình.
Chuyện học hành trường sở vậy là đã dài, đến tối mình xin viết tiếp phần hai về chuyện kỳ thi đại học ở Ukraina nhé.

Nguyễn Hồng Giang


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 8 phản hồi cho bài viết “Chuyện học hành của con gái !”:

  1. Thiên Vy viết:

    Em không học từ nhỏ chỉ học từ cấp ba, có vài cái nhìn nhỏ. Chương trình học tại Ukraina có khá nhiều lặt vặt, nhưng em thấy nặng nhất là văn học khó hiểu kinh khủng, nhưng ngược lại với Việt Nam thì lịch sử vô cùng dễ hiểu và dễ nhớ sgk lịch sự viết chia cụ thể các mốc quan trọng chỉ cần nhớ trọng tâm chả thế mà 1 học sinh nước ngoài như em cũng được 10/12 điểm lịch sử. Phương pháp học tại Ukraina ko hề nhẹ nếu như muốn học thật sự nhưng so với Việt Nam thì còn nhẹ chán vẫn có thời gian ăn ngủ đầy đủ đi chơi với bạn bè lâu lâu họp nhóm dã ngoại bởi vì ở Ukraina là tự học có nghĩa là bm ko thúc ép con cái học tùy theo khả năng con đến đâu thì học ko nhất thiết bằng nọ bằng kia, cho nên nếu ai học giỏi thì thật sự giỏi và thông minh chứ không phải là 1 đàn gà bị nhồi nhét như ở Vn điểm thì rõ cao nhưng qua năm sau chả nhớ gì và chả để làm gì. Trẻ con lớn lên tại Uk nó sẽ tự hình thành hướng tương lai theo năng khiếu và khả năng ý thichd của nó, họ tôn trọng ý kiến cá nhân của con dù là bé tí ví dụ mua quần áo trẻ 3 tuổi cũng được hỏi con thích không nếu không thích thì sẽ lại đi tìm cái con thích mà bm nó cũng thấy hợp lý, ăn vạ thì sẽ bị mắng thêm chứ đừng mong đòi gì cũng được.

  2. Vu Anh Nguyen viết:

    Con gái tôi đã học cả ở VN (gần hết cấp 2) và cả ở U thì thấy học ở U nhẹ nhàng và thoải mái hơn nhiều. Không bị áp lực nặng như ở VN.

  3. Con cái tôi cũng vậy, lớn lên và học tập ở U, bố mẹ không có điều kiện và trình độ theo dõi sát sao, 14 tuổi đã bắt đầu yêu, 20,21 tuổi đã tốt nghiệp đại học và tự xin việc, tự xin đi làm. Trưởng thành, chín chắn và tự tin trong cuộc sống khi mới bước vào tuổi 18 – đó là nhận xét không chỉ của tôi mà của rất nhiều các bậc phụ huynh người việt ở Châu Âu nói chung.
    Đây là một chủ đề rất hay, cần phải phát triển và gửi về diễn đàn giáo dục VN cùng để tham khảo. Nên đặt câu hỏi so sánh: tại sao trẻ em VN, sống và học tập ở Châu Âu không bị áp lực lớn trong học tập, có nhiều thời gian để nghỉ ngơi và tham gia các chương trình khác, lại có phần trưởng thành, tự tin, tự lập trong cuộng sống và tư duy hơn các cháu cùng lứa tuổi, lớn lên và học tập tại việt nam? Phải chăng chính cách giáo dục “nhốt gà vào lồng – ăn thức ăn công nghiệp”, đã biến chúng thành gà công nghiệp, nên khi gà lớn, gà được xổ lồng, gà phải mất một thời gian dài để chuyển đổi thành gà ta?

  4. Chuyên Dương viết:

    Ở bên này trẻ con học nhàn và sướng hơn ở VN vì không bị ép, không phải học gạo, không bị sức ép về lên lớp hay lưu ban, có ngày nghỉ, kỳ nghỉ. Nhà mình bớt khoản học thêm chắc cũng đỡ vất vả.

  5. Sáng nay vợ đi họp phụ huynh cho 2 con gái lớp 3 và lớp 1. Tan họp về thấy có vẻ nhiều phụ huynh đăm chiêu. Thì ra trong 1 cuộc họp phụ huynh bây giờ, thời gian cho cô giáo tóm tắt tình hình học tập của các con thì ít. Mà thời gian dành cho “xung đột” giữa 2 phe. Phe nhà giàu luôn muốn nâng bi nhà trường kêu gào sự “tự nguyện” của các bậc phụ huynh để điều kiện học hành của con cháu tốt hơn. Phe nhà nghèo phản ứng quyết liệt, vì họ đã cố gắng hoàn thành “chỉ tiêu” mà nhà trường giao cho đã kiệt sức rồi. (Vì thường tầm tuổi này nhà nào cũng phải lo 2 suất học trở lên). Anh mách nước 1 anh nhà có điều kiện: Nếu muốn tốt hơn theo tớ cậu xin cho con vào trường quốc tế, vào đó tha hồ đóng góp, đổi lại điều kiện học tập sướng hơn hẳn. Lúc này mới té ngửa ra toàn sỹ hão hết khi anh ta nói: Vào học ở đấy mình ko theo được với con đại gia. Mình phủ đầu: Bây giờ cậu hiểu sự cố gắng của đám phụ huynh nghèo khi phải chạy theo tính khí của các cậu rồi nhé! Tớ ko phải thiếu tiền cho con đóng góp, nhưng cái mình cần hiểu là con mình đang học và hòa nhập trong 1 môi trường nhiều tầng lớp giàu nghèo khác hẳn nhau, đừng vì cái tôi của mình làm khó cho người khác.

  6. Chịch Ngầm viết:

    Đi học ở Việt Nam như một cực hình và điều quan trọng nhất là học xong có khi chả nhớ mình học cái gì. Nhồi nhồi và nhồi chẳn cần biết có vào hay không. Hai vấn đề ” cơ bản” phải biết là Lịch Sử và Địa Lý cần phải dễ nhớ dễ học nhất thì mình dám chắc là ở Việt Nam hai môn này học hết lớp là quên. Kiểu học cho chép tốt túi thầy thì ko bao giờ so sánh được với nền giáo dục bên này đâu . Đi học lớp một mà còn phải thi vào , chạy chọt đủ các kiểu. Haizzz

  7. Hong Trinh viết:

    Cứ suy từ nguời lớn mà ra, cs ở vn bon chen, nhìn trc ngó sau . Nguời có tiền thì khổ kiểu có tiền, nguời ko có tiền thì bị coi thường khinh rẻ. Ở bên Uk cs nhẹ nhàng dễ thở hơn . Anh làm đc ít tiêu ít, làm nhiều tiêu nhiều ko bị ai dòm ngó.. Chính vì vậy mà bọn trẻ cũng theo cái nếp đó , ko có sự cạnh tranh. Các cháu cứ tự nhiên mà học, ko bị áp lực từ gđ và bạn bè. Mới hôm qua vc e mới nói chuyện với nhau về đứa cháu ở vn mới vào lớp 1 . Mẹ cháu kể ngày nào đi học cũng bị các bạn bắt nạt . E mới đùa bảo cháu nếu bạn nào đánh cháu hãy cố gắng đánh lại nó một lần, lần sau nó sẽ sợ .Thg cháu e nó bảo nhưng thg đó nó bảo bố nó làm công an bác ạ! Đấy! Trẻ con mà đã biết cậy quyền cậy thế như vậy rồi sau này lớn lên ko bt sẽ ntn???
    Quay lại với hs bên này, rất hiếm khi e thấy các cháu đánh cãi chửi nhau, ko thấy những trường hợp mấy anh chị lớp lớn kéo xuống bắt nạt các e nhỏ kiểu như ma cũ bắt nạt ma mới…. Nói chung các cháu hiền lành hơn trẻ ở vn . Vì vậy các bố mẹ vẫn đùa với nhau rằng bọntrẻ học bên này mà về nhà khó mà theo đc cs ở vn.

  8. Anh Thuy Pham viết:

    Bạn không phải ngập ngừng khi viết đâu…Mình ước có con được hưởng nền giáo dục như con bạn đấy.

Trả lời Chịch Ngầm Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề