Trước đây, việc xảy ra chiến tranh, một động thái chính trị theo nhiều nghĩa khác, là điều không thể tránh khỏi khi ngoại giao thất bại. Nhưng trong ngày nay, các nhà chính trị đang ưa thích sử dụng một loại chiến tranh khác: Chiến tranh kinh tế.
Những cuộc chiến quân sự thường đem lại một sự lộn xộn giữa những lời buộc tội lẫn nhau và các cuộc không kích. Sẽ rất khó để kiểm soát các cuộc chiến cũng như những tác động của nó khi những cuộc giao tranh có thể gây nguy hại đến dân thường và nền kinh tế.
Việc Nga sát nhập bán đảo Crimea và hỗ trợ các phần tử ly khai ở miền Đông Ucraina đang đặt hiệu quả của các cuộc chiến đến những kết quả kiểm chứng cuối cùng. Nhưng ngày nay, khi các cuộc đàm phán không đem lại hiệu quả thì những nước lớn sẽ ưu tiên chuyển sang dùng các đòn trừng phạt kinh tế.
Tình hình hiện nay
Trong thế kỷ mới, việc sử dụng chiến tranh kinh tế thay cho chiến tranh quân sự đã tăng đáng kể. Từ năm 2000, các thế lực quân sự như Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU), Australia, Canada, Nhật Bản, Israel, Nga, Hàn Quốc và các tổ chức quốc tế đã áp đặt các biện pháp trừng phạt tại ít nhất 20 sự kiện đối với nhiều quốc gia bao gồm Myanmar, Sudan, Syria. Trong đó, không có một quốc gia nào thành thạo vũ khí kinh tế hơn Mỹ, nước đã hạn chế nhập khẩu, xuất khẩu, đầu tư và các giao dịch tài chính khác hơn 110 lần trong thế kỷ 20 nhằm cố gắng thay đổi chính sách, chấm dứt các chương trình vũ khí hay lật đổ một chính phủ.
Bộ Tài chính Mỹ đã trở thành một hệ thống an ninh quốc gia nổi tiếng sau cuộc khủng bố ngày 11/9/2001. Bộ Tài chính đã tự miêu tả mình như “những người lính biệt kích trong bộ trang phục văn phòng màu xám”, nơi này đã quản lý 37 chương trình trừng phạt vào những mục tiêu như chính phủ, cá nhân, các nhóm khủng bố hoặc các tổ chức tội phạm ở khoảng 20 quốc gia. Phương pháp của Bộ Tài chính bao gồm từ đóng băng tài sản các trùm ma túy Meehicô và các đầu sỏ chính trị Nga hay cấm vận thương mại đối với Iran hoặc Triều Tiên.
Mỹ và EU đã trừng phạt Iran kể từ năm 2010, gây áp lực lên các nước nhập khẩu dầu của Iran, nghiền ép hệ thống kinh tế của Iran, làm mất giá đồng nội tệ, tăng mạnh lạm phát và giúp ông Hassan Rouhani chiến thắng bầu cử Tổng thống năm 2013, với những lời hứa của ông này trong việc nới lỏng các lệnh trừng phạt. Trong vòng vài tháng, Iran quay trở lại bàn đàm phán hạt nhân và đưa ra những nhượng bộ mang tính lịch sử mặc dù rất giới hạn.
Lịch sử chiến tranh kinh tế
Những bằng chứng lịch sử cho thấy các biện pháp trừng phạt kinh tế được sử dụng lần đầu tiên vào thời kỳ Hy Lạp cổ đại. Lệnh trừng phạt kinh tế đầu tiên mà Bộ Tài chính Mỹ đưa ra là vào năm 1812 trong cuộc chiến với Anh. Cố Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson (1856-1924) là nhà lãnh đạo đầu tiên thời kỳ hiện đại đã thúc đẩy việc sử dụng các áp lực kinh tế thay cho việc sử dụng chiến tranh.
Khi những biện pháp trừng phạt này được áp dụng bới nhiều nước thì nó sẽ đạt hiệu quả nhất và làm tê liệt nền kinh tế của một quốc gia. Sự tẩy chay của toàn thế giới đối với Nam Phi do chính sách phân biệt chủng tộc trong thập kỷ 80 đã dẫn tới cuộc bầu cử mà qua đó giúp người da đen giành lại quyền lực. Hậu quả ngoài ý muốn tệ hại nhất của biện pháp trừng phạt kinh tế trong lịch sử là lệnh cấm vận dầu mỏ của Mỹ đối với Nhật Bản đã dẫn đến một loạt sự kiện và gây ra trận đánh Trân Châu Cảng thảm khốc.
Bên cạnh đó, những biện pháp trừng phạt đối với Tổng thống Saddam Hussein của Iraq bị chỉ trích là không đủ sức mạnh, bừa bãi và bị tham nhũng qua nhiều. Tuy nhiên, khi xem xét lại thì Bộ Tài chính Mỹ đã chứng minh rằng các biện pháp trừng phạt đã cắt đứt nguồn tài trợ cho các vũ khí hủy diệt hàng loạt của ông Hussein.
Những tranh luận
Cuộc tranh cãi về việc biện pháp trừng phạt nào có thể ngăn cản sự can thiệp của Nga về vấn đề tại Ucraina cho thấy sự phức tạp nếu muốn áp dụng thành công biện pháp này. Việc EU thắt chặt thương mại, bao gồm cả việc phụ thuộc khí đốt vào Nga, đã gây ra những lo lắng trong việc các lệnh cấm vận thương mại rộng lớn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho các công ty Mỹ và EU.
Lúc đầu, các biện pháp trừng phạt được thiết kế chủ yếu nhằm vào các cá nhân, ngành nghề hoặc các tổ chức. Tháng 7/2014, Mỹ và EU tăng cường gấp đôi các lệnh trừng phạt với sự hạn chế tiếp cận của các công ty Nga đối với thị trường, tín dụng và công nghệ. Vào tháng 9/2014, các hình phạt kinh tế tiếp tục được thắt chặt với những hạn chế đối với các công ty tài chính, năng lượng và công nghiệp quốc phòng, đồng thời cấm các công ty Mỹ và EU trong việc hợp tác với các công ty Nga về việc khai thác dầu tại Bắc Cực.
Tháng 11/2014, Khi Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) báo cáo việc Nga đã đưa xe tăng và quân đội tới miền đông Ucraina, các bộ trưởng EU đã nhất trí việc đóng băng tài sản nhiều hơn và cấm đi lại đối với các cá nhân, nhưng không đưa ra các biện pháp trừng phạt sâu hơn. Tháng 12/2014, sự kết hợp giữa các biện pháp trừng phạt và giá dầu giảm đã khiến đồng Rúp của Nga lâm vào khủng hoảng.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu chừng đó đã đủ để gây áp lực lên Tổng thống Nga Vladimir Putin? Những quốc gia dân chủ hoặc bán dân chủ, vốn quan tâm đến dư luận quốc tế và có liên quan nhiều đến thương mại và tài chính thế giới, có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt, trong khi những quốc gia khác thì không hay bị như vậy. Các biện pháp cấm vận của Mỹ lên Bắc Triều Tiên kể từ năm 1950 không thay đổi nhiều được các chính sách và chế độ ở đây.
Tháng 12/2014, Mỹ thay đổi chính sách đối với Cuba, vốn là nước bị cấm vận từ Mỹ kể từ năm 1960. Trong tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama, ngài tổng thống đã nhận định việc bình thường hóa quan hệ này với Cuba đã kết thúc các biện pháp trừng phạt kinh tế “vốn đã lỗi thời và thất bại trong việc đạt được những lợi ích mà chúng tôi mong muốn”.
- Kim ngạch thương mại giữa Nga và Ukraina ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt thực tế đã giảm bốn lần
- Ở Nga, "tích cực viên chống lệnh trừng phạt" Bareckii xông vào cửa hàng tiêu diệt "iPhone" [Video]
- Nga dùng xe ủi đất cán thực phẩm phương Tây
- Trung Quốc bênh vực Nga, chỉ trích lệnh trừng phạt từ phương Tây
- Tháng Sáu sẽ là rất quan trọng cho quyết định về các lệnh trừng phạt mới chống lại Nga
- Nga “thấm đòn” sau một năm trừng phạt kinh tế
Trả lời