Chiến đấu cơ Trung Quốc đụng độ không lực Myanmar

Xung đột quân sự Trung Quốc (TQ) với Myanmar có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vì ngày 14.3 chiến đấu cơ TQ xuất kích đến biên giới giáp Myanmar láng giềng, truy đuổi máy bay Myanmar ném bom lạc vào lãnh thổ TQ.

Khi giải thích chiến đấu cơ TQ xuất kích, người phát ngôn của không quân TQ, Đại tá Thân Tiến Khoa cho biết Bắc Kinh sẽ theo dõi chặt chẽ vùng trời dọc theo biên giới.
4 người TQ đã thiệt mạng và 9 người khác bị thương chiều 13.3, khi một quả bom từ chiến đấu cơ Myanmar rơi xuống một cánh đồng trồng mía đường ở thôn  Mãnh Định (huyện Cảnh Mã thành phố Lâm Thương tỉnh Vân Nam, TQ).
Sáng 14.3, Tân Hoa Xã cho biết, thứ trưởng giao TQ Lưu Chấn Dân đã triệu Đại sứ Myanmar Thit Linn Ohn đến ngay đêm 13.3 để phản đối và “mạnh mẽ lên án” vụ việc.
Ông Dân kêu gọi Myanmar điều tra triệt để vụ việc rồi báo cáo kết quả cho TQ, trừng phạt kẻ có tội và thực hiện các bước để đảm bảo sự kiện tương tự không xảy ra, bảo đảm an ninh và ổn định ở khu vực biên giới giữa hai nước.
Trước đó hôm 8.3, một quả bom Myanmar rơi lạc vào nhà dân ở Vân Nam, nhưng may mắn không có ai bị thương.
Ngày 10.3, Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ, phản đối vụ đánh bom của chiến đấu cơ Myanmar vào thôn Mãnh Định.
“Chúng tôi đã bày tỏ mối một quan ngại sâu sắc của chúng tôi đối với Myanmar và yêu cầu phía Myanmar tìm ra nguyên nhân của những hành động đó càng nhanh càng tốt. Chúng tôi cũng yêu cầu phía Myanmar có biện pháp hiệu quả để ngăn chặn không để tái diễn sự cố này nữa”.
Sự việc xảy ra khi chính phủ Myanmar tăng cường cuộc chiến chống lại phiến quân nổi dậy thuộc bộ tộc Hán sống trong khu vực Kokang dọc biên giới phía tây nam Myanmar với TQ.
Các cuộc giao tranh bộc phát trong những tuần gần đây đã đẩy hàng ngàn người chạy trốn qua biên giới vào tỉnh Vân Nam.
 Nhiều người trong số đó bị nghi ngờ là tàn quân của nhóm nổi dậy bỏ chạy và tìm kiếm một nơi trú ẩn để tái tập hợp và tái vũ trang trên đất TQ, và họ sẽ tiến hành phản công chống lại lực lượng chính phủ Myanmar.
Từ trước cho đến nay luôn có hàng ngàn người khai thác gỗ và thợ mỏ bất hợp pháp của TQ tràn đầy khu vực phía bắc Myanmar do quân nổi dậy kiểm soát.
Chiến dịch quân sự mạnh mẽ của chính phủ Myanmar trong khu vực biên giới đã buộc lực lượng khai thác tài nguyên lậu này phải bỏ chạy qua TQ.
Chính phủ đã bắt giữ hơn 200 chủ doanh nghiệp bất hợp pháp của TQ và bọn cai quản các nhóm nô lệ lao động.
Báo chí ở Myanmar đưa tin: lực lượng chính phủ đã phát động cuộc không kích chống lại phiến quân và các cuộc đụng độ lớn xảy ra gần biên giới.
Theo tin của một nhân viên tình báo TQ được báo nhà nước TQ trích dẫn, rằng máy bay trực thăng chiến đấu Myanmar cũng tham gia vào cuộc chiến chống lại quân nổi dậy.
TQ bác bỏ bất kỳ mối liên hệ nào giữa họ vơi lực lượng phiến quân người Hán, nói rằng họ tôn trọng chủ quyền của Myanmar.
Nhưng các quan chức Myanmar cáo buộc  cựu chiến binh TQ đào tạo các phiến quân, các phần tử nổi dậy.
Các quan chức Mỹ từ lâu nghi ngờ Phone Kya Shin, còn được gọi là Bành Gia Thanh đóng một vai trò quan trọng trong buôn bán ma túy ở Kokang, ban đầu trong thuốc phiện và gần đây ở methamphetamine (ma túy tổng hợp, ma túy đá).
Bành bị nghi đang chỉ huy lực lượng phiến quân giao tranh với quân chính phủ, nhằm chiếm thủ phủLaukkai để biến nó thành vùng tự trị của người Hán.
Lực lượng phiến quân từng có được sự ủng hộ công khai của TQ, cho đến khi một thỏa thuận ngừng bắn đã được ký với chính phủ quân sự ở Myanmar vào năm 1989.

Thảo Hương (Theo AP/ Washington Times)

 

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 3 phản hồi cho bài viết “Chiến đấu cơ Trung Quốc đụng độ không lực Myanmar”:

  1. Liệu có nên đem quân vào bảo vệ người Hán nói tiếng Hoa không nhỉ? Sao người Nga với người Hán cứ bị đối xử thù ghét thế nhỉ?

  2. Quang Khan viết:

    Miến muốn sống không phụ thuộc nhiều vào anh hàng xóm vậy là có chuyện ngay.Tính cách của các anh nước lớn (đặc biệt là Nga,Tàu) giống nhau lắm.

  3. Kiem Xuan Hoang viết:

    TQ muốn mở đừơng xuyên qua Myanma để gần với nguồn dầu Trung Đông do rút ngắn khoảng cách đường biển được 3/4… Có thể tìm câu trả lời từ góc độ địa chính trị… Phía bắc Myanma có nhiều người TQ sinh sống, nhưng ko rõ bài học Crimea của anh Pu có được anh Tập áp dụng ko.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề