Can thiệp quân sự vào Syria: Không dễ dàng đến vậy
Với dòng người tị nạn đổ về châu Âu không có dấu hiệu ngừng lại, các quốc gia thi nhau yêu cầu tìm ra gốc rễ của cuộc khủng hoảng và nhanh chóng giải quyết nó.

Một số cho rằng không có hy vọng tiến hành các nỗ lực ngoại giao ở Syria, trong khi số khác muốn leo thang quân sự.

Leon Wieselter, tác giả của cuốn The Atlantic, đã đưa ra bình luận như sau: “Đây là một thế giới khi Mỹ đã mất đi niềm tin vào sức mạnh cũng như vào nhiệm vụ làm việc chính nghĩa của mình. Vì đâu mà chúng ta lại mất đi nguồn hy vọng như vậy?”.

Đó là kết luận của Leon Wieselter. Cuối cùng, ông Wieselter và các nhà phân tích khác muốn Mỹ tham gia vào một cuộc phiêu lưu quân sự khác để chứng minh rằng Hoa Kỳ vẫn còn “niềm tin với sức mạnh” của mình.

Tuy nhiên niềm tin này lại phải gánh nhiều hậu quả tàn khốc khi áp dụng ở Trung Đông. Nếu quay ngược lại đồng hồ để trả lời cho câu hỏi “nguồn gốc của mọi vấn đề”, thì có thể thấy niềm tin mù quáng vào sức mạnh đã phần nào dẫn đến cuộc di dân ồ ạt tại khu vực Địa Trung Hải như hiện nay. Hai trong số ba nhóm người tị nạn lớn nhất tới châu Âu trong thời gian này đến từ các quốc gia mà Mỹ đã can thiệp quân sự. Và Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS hình thành khi các cựu lãnh đạo của phong trào Jihadis và Baathist gặp gỡ nhau trong các nhà tù của Mỹ tại Iraq. Đó chính là hậu quả chết người không lấy gì làm ngạc nhiên.

Mỹ không thể đơn phương giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria. Nguồn: US Air Force

Nhà phân tích Timothy E. Kaldas, đến từ Viện Chính sách Trung Đông Tahrir, từng có những nghiên cứu về chuyển giao chính trị ở Ai Cập, chiến lược tồn tại của các thể chế và mối quan hệ Mỹ-Ai Cập, đã đưa ra một số giải pháp và câu hỏi quan trọng cần phải trả lời nếu muốn can thiệp vào tình hình Syria hiện nay.

Ông cho rằng trường hợp của Libya là điển hình cho các thách thức của sự can thiệp theo liên minh. Khi đó, một liên minh không quân đã đánh bại hoàn toàn thể chế của ông Muammar al-Qaddafi. Mặc dù ủng hộ việc lật đổ Qaddafi nhưng theo ông Timothy hệ quả sau đó mới thực sự là thảm họa với hàng loạt các cuộc chiến tranh giành lãnh thổ và quyền lực, còn các lực lượng quốc tế thì thi nhau hỗ trợ cho các lực lượng nổi dậy.

Trường hợp của Syria cũng tương tự như vậy ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, một hành động can thiệp nào vào đây cần phải được lên kế hoạch đa chiều và cam kết hỗ trợ Syria trong thời gian dài để tránh tình trạng hỗn loạn như thời kỳ hậu Qaddafi ở Libya. Để mặc Syria tiếp tục chống đỡ với các lực lượng nổi dậy không phải là cách giải quyết khủng hoảng và sẽ không thể ngăn được dòng người tị nạn rời bỏ quê hương.

Ông Timothy E. Kaldas tiếp tục đặt ra những câu hỏi quan trọng mà liên minh quân sự cần vạch rõ trước khi có hành động can thiệp quân sự vào Syria. Cụ thể là:

Lực lượng can thiệp quân sự sẽ giải quyết như thế nào với hàng loạt bè phái của quân nổi dậy?

Họ có tìm cách loại bỏ ông Assad hay không và họ sẽ làm gì với các lãnh đạo đảng Baath còn lại?

Nếu họ muốn giải tán đảng Baath thì họ sẽ ngăn chặn các nhóm phiến quân nổi lên để tranh giành việc thành lập chính phủ mới như thế nào?

Nếu họ vẫn để đảng Baath lãnh đạo trong chính phủ mới thì làm cách nào có thể khiến các lực lượng chống đối và nổi dậy đồng thuận với quyết định này?

Làm thế nào để hạ nhiệt cac mâu thuẫn bè phái đã bùng nổ trong suốt 4 năm xung đột vừa qua?

Các lực lượng can thiệp quân sự sẽ giải quyết một lượng lớn vũ khí trôi nổi tại Syria như thế nào? Liệu họ có yêu cầu các bên giải giáp vũ khí hay không? Làm thế nào để các bên tuân thủ theo đúng quy định?

Ai sẽ được phép quyết định nhóm nổi dậy nào có thể có vị trí trong chính phủ mới? Lực lượng can thiệp quân sự hay người dân Syria?

Quốc gia hay tổ chức nào sẽ hỗ trợ tài chính cho chiến dịch này?

Vai trò của Iran, Nga và các quốc gia vùng Vịnh như thế nào trong liên minh giải quyết khủng hoảng tại Syria?

Cuối cùng, ông Timothy kết luận, cần phải vạch ra một chiến lược can thiệp quân sự rõ ràng, kể cả trên giấy tờ, để tất cả các bên có thể thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Theo infonet


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề