Các công ty châu Âu ở Nga sợ bị “hy sinh” vì xung đột tại Ukraine.

Các công ty châu Âu ở Nga đã cảnh báo họ bị tổn thương bởi một lệnh cấm vận của Nga về nhập khẩu thực phẩm cũng như biện pháp trừng phạt của EU và nguy cơ bị “hy sinh” trong sự bế tắc hơn tại Ukraine.

Trước khi ngoại trưởng Nga Lavrov có cuộc họp với hiệp hội các doanh nghiệp tại Nga (AEB) chủ tịch của tập đoàn đã chỉ trích EU nhưng cũng cho biết hành động của Nga đã vi phạm quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới.

 Philippe Pegorier của Pháp nhấn mạnh các vấn đề phát triển cho hơn 600 công ty châu Âu trong nhóm của mình hiện nay gặp rất nhiều khó khăn như nền kinh tế trì trệ, sự trượt giá của đồng Rub và đối mặt với sự cạnh tranh từ các công ty châu Á phát triển.

Ông phát biểu khi ông Lavrov ngồi bên cạnh trong khách sạn tại Moscow “Thưa bộ trưởng, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu … thực sự tức giận, tức giận vì họ đang phải hy sinh lợi ích cho chính phủ Châu Âu và chính phủ Nga”.

“Các lệnh trừng phạt mới làm tổn thương … và tạo ra sự bấp bênh, không chắc chắn cho đầu tư ở Nga”, Ông thúc giục các nhà lãnh đạo châu Âu  làm nhiều hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine.  Nhưng ông nói thêm “Các quy định của Nga cũng làm tổn thương các công ty của chúng tôi và không đáp ứng các cam kết của WTO.”

“Phản ứng của Moscow nhằm đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây bằng cách cấm nhập khẩu  thực phẩm từ EU và tìm nguồn thay thế các mặt hàng bị xử phạt, kết hợp với sự kêu gọi các doanh nghiệp trong nước liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp châu Á đặt ra một mối đe dọa cho các doanh nghiệp châu Âu tại Nga”.

Lavrov phản ứng bằng cách gạt bỏ tất cả những lời chỉ trích về chính sách của Nga, tư vấn cho các doanh nghiệp để vận động và gây sức ép đối với chính phủ của họ nếu họ muốn thay đổi chính sách từ Nga. Ông quyết liệt chỉ trích Liên minh châu Âu, đã ký một thỏa thuận thương mại tự do với Kiev và ủng hộ các nhà lãnh đạo thân phương Tây tại Kiev, người lên nắm quyền sau khi Viktor Yanukovich một đồng minh của Moscow đã bị lật đổ tổng thống vào tháng Hai tháng sau cuộc biểu tình.

“Bằng cách lôi kéo Ukraina để buộc họ phải  lựa chọn Liên minh châu Âu, Brussels đi  trái với các giá trị dân chủ như đã tuyên bố, ủng hộ một cuộc đảo chính vi hiến được tổ chức với sự hỗ trợ của các lực lượng siêu quốc gia”, ông Lavrov nói.

Sau bài phát biểu một số lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu đã rất thất vọng. Ông Lavrov  đã không thể hiện sự đồng cảm  với hoàn cảnh hiện tại của họ như  cắt giảm chi tiêu, cắt giảm nhân sự và đóng băng các khoản đầu tư để cố gắng đảm bảo họ có thể tồn tại.

“Những gì chúng tôi  cần đã thấy từ dấu hiệu của ông Lavrov và phía Nga … đó là những cách để thoát ra khỏi tình hình khó khăn hiện tại làm cho tình hình dễ chịu hơn cho cả các doanh nghiệp Nga và doanh nghiệp châu Âu”, ông Hans Wicks chủ tịch  Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.

Tương phản với những vấn đề phải đối mặt với các công ty châu Âu ở Nga, Moscow và Bắc Kinh đã ký một loạt các hợp đồng năng lượng, thương mại và các thỏa thuận tài chính vào hôm thứ Hai trong chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.

Wicks cho biết nhiều công ty vẫn kinh doanh tốt tại Nga và được đặt ở lại.

“Những gì xảy ra ở đây là sự tiêu cực đối với những công ty đã đầu tư ở Nga và những công ty đã đến đây chuẩn bị đầu tư. Họ đang cầm cự và chờ đợi cho đến khi có những tín hiệu và chính sách thay đổi theo hướng tích cực”.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 3 phản hồi cho bài viết “Các công ty châu Âu ở Nga sợ bị “hy sinh” vì xung đột tại Ukraine.”:

  1. Tien Trinh viết:

    Hi vọng cả mĩ,liên minh châu âu và nga sẽ có những thỏa thuận và bước đi hợp lí để giúp ucraina giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay bằng biện pháp hòa bình.

    1. Tống Bùi Sơn viết:

      Đừng hy vọng viển vông, bởi sự đối đầu quân sự không phải chỉ ở U và Nga, mà là Mỹ và Nga, Mỹ phát động Maidan và những chiến binh đc gửi đến không phải là của U, quân của U rất thiếu tính chiến đấu, vì không có động cơ, không lý tưởng, lại còn đang phải bắn vào những đồng bào của mình. Đây là những sách lược của Mỹ áp dụng khắp nơi trên thế giới mà điển hình là ở VN thời Ngô Đình Diệm và các V2,V3 sau đó.
      Cho nên nghĩ Nga có thể làm gì với EU nhằm giải quyết vấn đề là lạc hướng.

  2. Thi Vinh Hoang viết:

    Nga rút về đi là xong chứ Ukraine khủng hoảng là từ của Russian SMI, vác vào đây làm gì!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề