Bộ trưởng Giáo dục: Học sinh canh điểm thi như ‘chơi chứng khoán’…

“Chỉ 8% học sinh canh điểm thi như “chơi chứng khoán”, hiện tượng này không phổ biến” Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói. Bộ trưởng Giáo dục cũng bị chất vấn lại nhiều lần do ĐBQH không thỏa mãn.

“Thiếu thợ giỏi, chứ chưa thừa thầy tốt”

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói về việc thành lập các trường đại học và tình trạng tuyển sinh nhiều nhưng không đáp ứng được nhu cầu của thị trườnglao động đã được Quốc hội lưu ý nhiều lần: “Việc phát triển các trường đại học với quy mô lớn là bắt nguồn từ việc thực hiện Nghị quyết 14 của Chính phủ ban hành năm 2005, nêu chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 phải đạt 450 sinh viên/1 vạn dân.

Trong quá trình chỉ đạo, Chính phủ và Bộ GD&ĐT đã phát hiện ra những vấn đề như các ĐBQH đã đề cập cho nên đã có một số hoạt động để căn chỉnh lại sự mất cân đối này, ví dụ như kiến nghị với Thủ tướng ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP 2013 điều chỉnh từ 450 xuống 256 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020”.

“Tôi xin đính chính, chúng tôi vẫn đang thiếu thầy và đang khuyến khích các trường ĐH cần tăng cường giáo viên, thầy cô giáo, các kỹ sư, tiến sỹ, phó tiến sỹ chúng ta vẫn đang thiếu. Chúng ta chỉ thừa người kém thôi. Thiếu thợ thì đúng là thiếu thợ nhưng cũng là thiếu thợ giỏi chứ chúng ta chưa thừa thầy tốt”, Bộ trưởng Giáo dục nói.

   Bộ trưởng Giáo dục: Học sinh canh điểm thi như 'chơi chứng khoán'... - Ảnh 1

Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận nói: “Nội dung và khối lượng kiến thức lịch sử tăng lên nếu được tích hợp”.

“Môn Lịch sử không bị coi nhẹ mà còn được coi trọng hơn so với chương trình hiện hành.

Hiện nay, học sinh THPT đang học 1,5 tiết/1 tuần. Nhưng theo chương trình mới bình quân là 2,5 tiết/1 tuần nếu không chuyên ban KHXH, còn vào chuyên ban thì 4 tiết/1 tuần và đều là bắt buộc.

Như vậy, nội dung và khối lượng kiến thức lịch sử tăng lên.

Vì sao đưa chung vào môn Công dân với Tổ quốc là theo tinh thần chủ trương tích hợp. Trong luật Giáo dục quốc phòng an ninh có quy định giảng dạy về lịch sử, lịch sử giữ nước, lịch sử quốc phòng. Sẽ đưa vào đó để tránh trùng lắp.

Ngoài nội dung lịch sử được giảng dạy trong Công dân với Tổ quốc thì ở những môn học khác cũng sẽ gắn với lịch sử. Ví dụ môn Văn học, Địa lý, âm nhạc, mỹ thuật cũng sẽ có sự hỗ trợ với môn Lịch sử.

Trong dự thảo, không bỏ môn học Lịch sử. Cần để riêng thành môn Lịch sử hay để lịch sử gắn bó với các môn khác khi tích hợp. Đó mới là vấn đề cần thảo luận” Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định.

“Hiện nay, ban soạn thảo và Bộ đang lắng nghe ý kiến rộng rãi của toàn dân, trên cơ sở đó sẽ tiếp thu, dự kiến sẽ làm việc với nhiều cơ quan ban ngành, chuyên gia lịch sử, nhà sử học rồi sẽ có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ vì đây là chuyện rất hệ trọng.

Nếu tích hợp làm nhẹ mà không tăng được thì không tích hợp, còn nếu tích hợp vẫn đảm bảo thì sẽ cho tích hợp”, Bộ trưởng Luận nói.

Liên quan đến bài thơ “Sông núi nước nam” dịch sai: “Văn bản này xuất hiện ở SGK từ 2003 và tiếp tục tái bản. Tôi không có cơ hội để biết vào năm 2003, lý do thế nào nhưng xin khẳng định ý kiến cá nhân tôi, trong lần làm sách giáo khoa này, những thay đổi không cần thiết và không mang lại kết quả cao thì sẽ không thay đổi”.

Về ý kiến của ĐB Nguyễn Thái Học: “Tôi khẳng định, kỳ thi THPT Quốc gia đã giảm áp lực, giảm tốn kém, giảm gian lận, tăng tính chủ động cho các cháu. Cơ sở kết luận là qua các kỳ tổng kết, sơ kết với các sở giáo dục”.

ĐBQH chất vấn lại do chưa thỏa đáng

Ngay sau trả lời chất vấn của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, ĐB Lê Văn Lai đã xin được chất vấn lần 2 và khẳng định những câu hỏi của mình do chưa thỏa mãn với cách trả lời của Bộ trưởng.

“Theo Bộ trưởng, việc tích hợp môn Lịch sử coi trọng hơn môn Lịch sử chứ không phải giảm nhẹ. Vậy, ai, thầy giáo nào có thể tiến hành dạy môn tích hợp này? Tôi chưa nhìn thấy sự chuẩn bị một cách đầy đủ nên xã hội chưatin tưởng.

Khi môn Lịch sử được dạy độc lập có hệ thống bài bản, có giáo viên, chương trình riêng mà vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Điển hình như một phòng thi ĐH chỉ có 1 thí sinh thi môn Lịch sử. Liệu chuyển qua dạy theo phương pháp mới có đảm bảo không?

Cá nhân tôi thấy rất khó”, ĐB Lê Văn Lai (Quảng Nam) nói…

   Bộ trưởng Giáo dục: Học sinh canh điểm thi như 'chơi chứng khoán'... - Ảnh 2

ĐB Lê Văn Lai nói “rất khó để đảm bảo cho môn Lịch sử nếu dạy theo phương pháp mới”.

“Chúng tôi có các số liệu thống kê để thuyết minh cho việc này”

Ngay sau đó, ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) tái khẳng định sự tốn kém của kỳ thi THPT Quốc gia trong lần chất vấn trước đó và nhắc lại chuyện canh điểm như “canh chứng khoán” để thấy rõ những bất cập của kỳ thi năm nay. ĐB Nguyễn Thái Học đặt câu hỏi: “Tại sao Bộ Giáo dục tổng kết lại chỉ hỏi ý kiến các trường, các sở giáo dục mà không hỏi ý kiến nhân dân xem có giảm áp lực, tốn kém hay tăng? Tôi cho rằng, kinh phí các gia đìnhbỏ ra cho con em mình là rất tốn kém và rất áp lực. Do vậy, tôi cho rằng trả lời của Bộ trưởng GD&ĐT là chưa thuyết phục, chưa thật sự làm người dân tin tưởng. Đề nghị Bộ trưởng giáo dục trao đổi làm rõ hơn”.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời: “Giảm tốn kém là khẳng định rồi. Các cháu thi tốt nghiệp ở địa phương không phải đi các thành phố khác. Việc một số báo chí phản ánh căng thẳng như “chơi chứng khoán” thì chúng tôi có số liệu thống kê lưu trên máy tính là số lượng này khoảng trên 8% các cháu dự thi và nó diễn ra ở khoảng 30 trường ĐH top đầu tại TP.HCM, Hà Nội. Đây không phải hiện tượng phổ biến. Chúng tôi có các số liệu thống kê để thuyết minh cho việc này. Xin hết.”

Nguồn nguoiduatin.vn


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề