Bí mật trong chiếc máy bay của cha con Đại tướng quân “hai lúa”

Nuôi hy vọng vào những ước mơ trong tương lai là sẽ chế tạo thành công nhiều chiếc trực thăng mang thương hiệu “hai lúa” trên chính bầu trời quê hương mình, ông Trần Quốc Hải luôn dành thời gian tìm tòi, học hỏi và sáng tạo. Sau nhiều năm nghiên cứu cực khổ, cuối cùng chiếc máy bay đầu tiên đã ra đời ngay trên chính mảnh đất quê hương ông.

Cái tên Trần Quốc Hải (SN 1960), trú tại xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh đã không còn xa lạ với nhiều người. Không phải bây giờ người ta mới biết tới người đàn ông đó, mà ngay từ thời điểm cách đây hơn chục năm về trước, tên tuổi ông đã nổi danh khắp nơi. Đơn giản vì ông có những ước mơ táo bạo, chế tạo thành công nhiều chiếc máy bay trực thăng ngay trên chính quê hương mình. ước mơ chế tạo thành công chiếc máy bay trực thăng để bay trên vùng rẫy quê hương mình luôn thôi thúc trong suy nghĩ của người nông dân tràn đầy ý chí và nghị lực này.

Sau nhiều năm mày mò nghiên cứu, năm 2003, ông Trần Quốc Hải chế tạo thành công chiếc máy bay trực thăng đầu tiên mang thương hiệu “hai lúa” của mình. Nhìn vào thành quả có được sau thành công bước đầu, ông rất vui và luôn tâm niệm cần phải làm nhiều điều tốt hơn thế nữa. Ngay sau khi chế tạo thành công chiếc máy bay đầu tiên thì danh tiếng của ông Trần Quốc Hải đã vang danh khắp mọi nơi. Có nhiều người, nhiều đơn vị từ mọi nơi trong và ngoài nước khi nghe tiếng ông, không ngại đường sá xa xôi đã tìm tới xưởng cơ khí của ông ở một xã biên giới heo hút tại tỉnh Tây Ninh để được gặp trực tiếp người nông dân vùng quê nghèo ấy.

Việc ông Hải chế tạo thành công máy bay trực thăng, bằng những phương pháp thủ công vốn sẵn có quả là chuyện có một không hai từ xưa tới nay. Với phát minh và sự sáng tạo đó, ông đã được nhiều tổ chức khoa học kỹ thuật từ nhiều nơi đến để ghi nhận. Bên cạnh đó, cũng có một số đơn vị tổ chức liên hệ mua chiếc trực thăng của ông để đưa đi triển lãm ở Singapore.

Được biết, chiếc máy bay trực thăng đầu tiên do ông Hải chế tạo thành công đã bán cho một bảo tàng ở New York nước Mỹ, chiếc còn lại thì bán cho Bảo tàng Busan của Hàn Quốc. Đặc biệt, sau khi bán những chiếc máy bay trên, ông Trần Quốc Hải không dùng số tiền đó vào cuộc sống gia đình, mà ông đã dùng số tiền trên để tiếp tục mua và chế tạo thêm nhiều chiếc máy khác tinh tế hơn.

Gặp ông Hải tại nhà riêng vào một buổi trưa, ông chia sẻ rất nhiều những kinh nghiệm và bí quyết về quá trình sáng tạo những thiết bị của chính mình. Năm 2010, trong một lần ông đi Mỹ thăm con trai đang theo học ngành chế tạo máy bay tại đây. Lúc này tình cờ ông đọc được cuốn sách “Hãy biến máy bay, xe tăng thành máy nông nghiệp”. Sau khi đọc hết cuốn sách, về Việt Nam được một thời gian, ông luôn suy nghĩ làm sao để có thể giúp bà con thoát khỏi cái nghèo và cái đói. Điều đó luôn thôi thúc ông phải chế tạo thêm nhiều chiếc máy khác, không chỉ là máy bay để phục vụ giúp đỡ bà con nông dân.

Sau nhiều năm mày mò nghiên cứu, năm 2003, ông Trần Quốc Hải chế tạo thành công chiếc máy bay trực thăng đầu tiên mang thương hiệu “hai lúa” của mình. Nhìn vào thành quả có được sau thành công bước đầu, ông rất vui và luôn tâm niệm cần phải làm nhiều điều tốt hơn thế nữa. Ngay sau khi chế tạo thành công chiếc máy bay đầu tiên thì danh tiếng của ông Trần Quốc Hải đã vang danh khắp mọi nơi. Có nhiều người, nhiều đơn vị từ mọi nơi trong và ngoài nước khi nghe tiếng ông, không ngại đường sá xa xôi đã tìm tới xưởng cơ khí của ông ở một xã biên giới heo hút tại tỉnh Tây Ninh để được gặp trực tiếp người nông dân vùng quê nghèo ấy.

Việc ông Hải chế tạo thành công máy bay trực thăng, bằng những phương pháp thủ công vốn sẵn có quả là chuyện có một không hai từ xưa tới nay. Với phát minh và sự sáng tạo đó, ông đã được nhiều tổ chức khoa học kỹ thuật từ nhiều nơi đến để ghi nhận. Bên cạnh đó, cũng có một số đơn vị tổ chức liên hệ mua chiếc trực thăng của ông để đưa đi triển lãm ở Singapore.

Được biết, chiếc máy bay trực thăng đầu tiên do ông Hải chế tạo thành công đã bán cho một bảo tàng ở New York nước Mỹ, chiếc còn lại thì bán cho Bảo tàng Busan của Hàn Quốc. Đặc biệt, sau khi bán những chiếc máy bay trên, ông Trần Quốc Hải không dùng số tiền đó vào cuộc sống gia đình, mà ông đã dùng số tiền trên để tiếp tục mua và chế tạo thêm nhiều chiếc máy khác tinh tế hơn.

Gặp ông Hải tại nhà riêng vào một buổi trưa, ông chia sẻ rất nhiều những kinh nghiệm và bí quyết về quá trình sáng tạo những thiết bị của chính mình. Năm 2010, trong một lần ông đi Mỹ thăm con trai đang theo học ngành chế tạo máy bay tại đây. Lúc này tình cờ ông đọc được cuốn sách “Hãy biến máy bay, xe tăng thành máy nông nghiệp”. Sau khi đọc hết cuốn sách, về Việt Nam được một thời gian, ông luôn suy nghĩ làm sao để có thể giúp bà con thoát khỏi cái nghèo và cái đói. Điều đó luôn thôi thúc ông phải chế tạo thêm nhiều chiếc máy khác, không chỉ là máy bay để phục vụ giúp đỡ bà con nông dân.

Theo ĐSPL.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề