Bernard-Henri Lévy: Ukraina – một trường hợp hiếm hoi của những cải cách trong chiến tranh

Triết gia người Pháp nói về Ukraina sau cuộc cách mạng của nhân phẩm, vai trò của tổng thống Poroshenko và các biện pháp chống lại chủ nghĩa dân túy thân Kremlin  trong Liên minh châu Âu:

Бернар-Анри Леви: Украина - редкий случай реформ во время войны

Bernard-Henri Lévy (фото – yes-ukraine.org)

Bernard-Henri Lévy – triết gia  và là nhà báo  chính trị chuyên nghiệp người Pháp, đã dành hơn 40 năm qua để nghiên cứu các quá trình cách mạng ở khắp nơi trên thế giới, và trong một số trường hợp ông trực tiếp  ủng hộ những quá trình đó – ví dụ, các cuộc nổi dậy chống lại Muammar Gaddafi ở Libya và cuộc đấu tranh của dân Kurd  chống lại các nhóm vũ trang thuộc Nhà nước hồi giáo. Sự ủng hộ tích cực của  Bernard-Henri Levy trong cuộc đấu tranh  cho nền độc lập của người Hồi giáo Bosnia, ủng hộ người  Albania ở Kosovo trong những năm 1990. Những cải cách của Tổng thống Saakashvili ở Gruzia, Euromaidan và phê phán chế độ Putin đã làm triết gia người Pháp trở thành  một mục tiêu thường xuyên bị hành hung ở Nga.

Trong thời kỳ mà diễn ra  các cuộc biểu tình phản đối của quần chúng  ở Ukraina, Bernard-Henri Levy  đã có bài phát biểu bốc lửa trên sân khấu Maidan 09 Tháng hai 2014:  “ngày hôm nay tất cả chúng ta đều là những người ukraina“. “ mỗi con người, mỗi người dân của Maidan đều có một giấc mơ, giấc mơ đó đã liên kết chúng ta lại với nhau, giấc mơ đó là – Châu ÂuKhông phải là châu Âu của tiền bạc mà là giá trị văn minh châu Âu. Không  phải là châu Âu của quan liêu tham nhũng, mà là giá trị tinh thần châu Âu. Không phải là một châu Âu đang mệt mỏi với chính bản thân mình, một châu Âu đang hoài nghi về mục đích và ý nghĩa của nó mà là một châu  nồng nàn, say đắm, một châu Âu anh hùng “- nhà triết học kêu gọi  người biểu tình. Đồng thời, ông cũng bày tỏ sự tin tưởng vào chiến thắng của Ukraina đối với  Vladimir Putin và chính đảng của ông ta, nhưng nói rằng ông rời khỏi Ukraina với “trái tim nặng trĩu “, không tin rằng chính quyền Ukraina đã không dám  ngăn chặn các cuộc biểu tình trên quảng trường Độc lập kiểu như người Trung Quốc vào năm 1989 trên quảng trường Thiên An Môn. Một phần của nỗi sợ của ông đã thành sự thật.

Vào tháng Giêng năm 2015, ông cùng với nhà tài chính George Soros, Levi  đã kêu gọi hỗ trợ cho Ukraina về tài chính và quân sự  ở quy mô lớn,  theo ý kiến của ông, tất cả là vì  lợi ích của Liên minh châu Âu.

 Trong một cuộc phỏng vấn  LІGA.net, được tổ chức trong cuộc họp lần thứ 13 của Hội nghị Chiến lược Yalta châu Âu (được tổ chức tại Kiev trong tháng 9), Bernard-Henri đưa ra đánh giá về  những thay đổi ở Ukraina trong hai năm qua, về hoạt động của tổng thống Poroshenko và nói về những nguyên nhân dẫn đến hoạt động tích cực của các đảng phái  ủng hộ điện Kremlin ở châu Âu và các biện pháp chống lại chúng.

Theo ông, đã có những thay đổi tích cực nào diễn ra Ukraina trong vòng hai năm qua?

 – Có hai thay đổi quan  trọng nhất. Đầu tiên – sự hiện diện của cuộc đấu tranh chống tham nhũng và cải cách kinh tế. Vâng, có nhiều ý kiến không hài lòng với diễn biến của quá trình cải tổ, tuy nhiên, đã xuất hiện những thay đổi ban đầu. Và thứ hai – cuộc đối đầu quân sự với nước Nga xâm lược. Và điều quan trọng hơn cả – đó là hai quá trình này diễn ra cùng một lúc. Đây là một trường hợp rất hiếm hoi, khi mà một đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh nhưng vẫn tiến hành cải cách. Và tất cả điều này được thực hiện ở Ukraina dưới thời Tổng thống Poroshenko. Có một cuộc chiến tranh, nhưng bất chấp chiến sự, các kế hoạch cải cách vẫn được vận hành.

“Đây là một trường hợp rất hiếm hoi, khi mà một đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh nhưng vẫn tìm mọi cơ hội để tiến hành cải cách.”

 – Ông có thể nêu ra những thất bại nào trong hoạt động của Tổng thống Poroshenko?

 – Bạn có biết rằng, trong một chế độ dân chủ người dân sẽ luôn luôn mong đợi ở tổng thống những hoạt động  hiệu quả hơn. Tôi thấy những kết quả của công việc của ông ấy tại thời điểm này là rất ấn tượng. Porochenko – tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang  của Ukraina, người đã lãnh đạo nhân dân Ukraina trong cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của nước Nga, và đồng thời khởi động ra một chương trình cải cách. Đây là một thành tích tuyệt vời.

 51271024 (1).jpg

 Bernard-Henri Lévy, Petro Poroshenko và Klitschko tại một cuộc họp với François Hollande 07 Tháng Ba năm 2014. Ảnh: EPA

 – Ông đánh giá thế nào  về  tuyên bố của Ngoại trưởng Pháp JeanMarc Ayrault về sự cần thiết phải chuẩn bị các điều khoản pháp lý về tình trạng đặc biệt của Donbass?

 – Tình trạng đặc biệt của Donbass, trong mọi trường hợp đó không phải là một ưu tiên. Ưu tiên ở đây là thực tế ngừng bắn, sự rút vũ khí hạng nặng của Nga. Hai ngày trước chuyến thăm của ông Herault có ba chiến sĩ trẻ tuổi của Ukraina đã bị giết trên tuyến giao tranh. Ưu tiên ở đây là  sự chấm dứt của những vụ giết người, sự chấm dứt xâm lược. Sau đó cần phải thực hiện đầy đủ các thỏa thuận Minsk.

Nước Nga là  một mối đe dọa đối với châu Âu, Ukraina và của chính nó. Có một cái gì đó mang tính chất kiểu như hành vi tự tử trong cách hành xử và chế độ của Vladimir Putin.  Khi tôi nhìn vào nước Nga, tôi có cảm giác là đang quay  trở về bức tranh của 30-40 năm trước.

Có rất nhiều mối đe dọa châu Âu ngày naymột trong số đó là sự phát triển ảnh hưởng của điện Kremlin châu Âu thông qua việc lợi dụng các đảng dân túy. Điều gì liên kết sự nổi tiếng của  Putin một số đảng phái châu Âu?

– Thứ nhất, Nước Nga là  một mối đe dọa đối với  châu Âu, Ukraina và của chính nước Nga. Có một cái gì đó mang tính chất kiểu như hành vi tự tử trong cách hành xử và chế độ của Vladimir Putin. Khi tôi nhìn vào nước Nga, tôi có cảm giác là quay  trở về bức tranh của 30-40 năm trước.  Điều gì đang xảy ra hiện nay ở Nga – đó trước tiên là một mối hiểm họa cho công dân Nga. Tôi là một người bạn của nhân dân Nga, tôi là một người ủng hộ của Solzhenitsyn và Sakharov và những nhà bất đồng chính kiến khác, và những gì đang xảy ra ở đất nước này đã gây cho tôi một nỗi đau buồn.

“Có điều gì đó trong hệ tư tưởng của nước Nga hiện đại tương ứng với các hệ tư tưởng của  những người  Pháp thuộc cánh hữu:  đó là sự hạn chế, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa Sô vanh cuồng tín, sự sùng bái sức mạnh, sự ám ảnh có một cánh tay mạnh mẽ”

Hiệu quả của công tác tuyên truyền của Nga ở Pháp và châu Âu làm cho tôi trở nên bực bội. Đối với tôi,  kết quả của sự thành công của các cảm tình viên (đối với Putin) thuộc cánh hữu  nằm trong các lĩnh vực tư tưởng. Có điều gì đó trong hệ tư tưởng của nước Nga hiện đại tương ứng với các hệ tư tưởng của người những người  Pháp thuộc cánh hữu:  đó là sự hạn chế, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa Sô vanh cuồng tín, sự sùng bái sức mạnh, sự ám ảnh có một cánh tay mạnh mẽ.

Tôi đã thấy tất cả những quan điểm đó ở những người Pháp thuộc đảng  “cánh hữu hùng mạnh”  (Cánh hữu hùng mạnh ở Pháp là một trong những phe Đảng Cộng hòa ủng hộ cựu tổng thống Nicolas Sarkozy luôn tôn trọng các ý tưởng hoài nghi  châu Âu  euroscepticism – Ed.), như một phần cơ bản nhất của phong trào cánh hữu  ở Pháp.

– Sự phổ biến ngày càng tăng của lực lượng eurosceptics dân túy được tạo ra là do càng ngày lòng tin của người dân châu Âu bình thường đối với EU càng giảm. Làm thế nào chúng ta có thể làm sống lại những mong muốn của người châu Âu phát triển hội nhập châu Âu và liệu có thể cố gắng để  nước Anh quay trở lại đại gia đình châu Âu?

 – Tôi nghĩ rằng nếu châu Âu không phát triển thành mô hình Liên bang thì nó sẽ biến mất. Tôi tin rằng Liên bang châu Âu – là cách duy nhất cho châu Âu. Quá nhiều mối đe dọa mà chúng ta cần phải giải quyết. Cần có sự lãnh đạo mạnh mẽ và cứng rắn. Cần phải có những chính khách thực thụ, có ý chí mạnh mẽ, đầy tham vọng và sâu sắc ủng hộ châu Âu, có khả năng chấp nhận rủi ro và trách nhiệm.

Đối với nước Anh, tôi không nghĩ rằng chính phủ Anh có thể bỏ qua các kết quả của ý chí của nhân dân. Dân Anh đã bình chọn (ủng hộ rút Anh ra khỏi Liên minh Châu Âu trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23 tháng Sáu – Ed.), Và,  thật không may, tôi nghĩ rằng  chính phủ sẽ thực hiện theo phán quyết của nhân dân.

“cần phải có một thủ tục để cho phép  tạm thời khai trừ một đất nước ra khỏi quá trình thông duyệt những  quyết định của EU”

 – Tôi nghĩ rằng một dự án như vậy của các Liên đoàn châu Âu đã thách thức cái gọi là chế độ dân chủ phi tự do, chẳng hạn như chính phủ của Viktor Orban tại Hungary. Gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Luxembourg đề xuất việc khai trừ Hungary ra khỏi  EU, không chỉ vì những thái độ đối với người di cư, mà còn vì những áp lực lên các  phương tiện truyền thông và làm giảm tính độc lập của ngành tư pháp. Theo ông, có sự cần thiết cho quyết định như vậy hay không?

– Trong thực tế, vấn đề đã được đặt ra cách đây 16 năm ở Áo, nơi mà chính phủ được thành lập với sự tham gia của các đảng cực hữu (với sự tham gia của Đảng Tự do Áo do Joerg Haider, -. Ed). Tôi không nói rằng cần phải khai  trừ Hungary, nhưng  cần thiết  tạo ra một công cụ cho phép đình chỉ tạm thời sự tham gia của đất nước này vào quá trình thông duyệt những  quyết định của EU,  bởi vì có một số hành động của Chính phủ nước này trái với các giá trị của châu Âu. Không nên cho phép một quốc gia tham gia vào việc ra quyết định trong EU và tận hưởng những lợi ích là thành viên của EU. Cần có một quy tắc cho phép tạm thời đình chỉ quyền  một quốc gia  được phép tham gia  quá trình thông duyệt các quyết định của EU và kết nạp trở lại trong trường hợp quốc gia đó tuân thủ các nguyên tắc chống chế độ độc tài, nguyên tắc  mà trong đó nền tảng của châu Âu ngày nay đã được xây dựng  nên.

– Một trong những lý do cho sự phổ biến ngày càng tăng của các lực lượng cánh hữu ủng hộ điện Kremlin đó là sự tuyên truyền thành công   ý thức hệ  Hồi giáo trong  nhiều thanh niên Hồi giáo ở châu Âu và làn sóng khủng bố gây ra bởi chiến binh thánh chiến. Làm thế nào để có thể khôi phục lại niềm tin vào những giá trị châu Âu và cộng hòa của thanh niên Hồi giáo ở Pháp và ở châu Âu?

– Đa số người Hồi giáo châu Âu tin tưởng vào giá trị châu Âu và nhận ra giá trị dân chủ và cộng hòa Pháp. Tình hình không đến mức vô vọng. Cần tiến hành các cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố thánh chiến ở ba cấp độ: ở cấp cảnh sát, phải tàn nhẫn, ở cấp độ quân sự – cần phải tiêu diệt các nhóm Nhà nước Hồi giáo, và mức độ thứ ba – cần phải tăng cường các cam kết với các giá trị cộng hòa Pháp và Châu Âu.

52771128 (1).jpg

Bernard-Henri Lévy và sỹ quan người Kurd trong buổi ra mắt bộ phim “Peshmerga” tại Liên hoan phim Cannes. Ảnh: EPA

– Cách đây vài tháng, ông có cho ra mắt tại Liên hoan phim Cannes bộ phim tài liệu “Peshmerga” về  cuộc đấu tranh của người Kurd ở Iraq và Syria và các nước Hồi giáo. Ông đánh giá thế nào về sự đóng góp của người  dân bộ tộc này trong cuộc đấu tranh chống lại các nhóm khủng bố?

– Tôi đã khẳng định trong bộ phim rằng người Kurd chiến đấu tốt hơn cả trong  cuộc đấu tranh với các chiến binh thánh chiến, rằng các thành viên của các nhóm thuộc nhà nước Hồi giáo khó có thể kháng cự được trước cuộc tấn công của họ. Và tôi nghĩ rằng sẽ sớm tới ngày khi mà  người Kurd dễ dàng phá vỡ sự kháng cự của IS. Ngày đó đang đến gần. Và tất nhiên, tôi muốn trình chiếu bộ phim này tại Ukraina.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện tại  Hội nghị Chiến lược Yalta châu Âu (YES)

Nguyễn U Quốc  dịch

từ nguồn http://news.liga.net/interview/politics/12834794-bernar_anri_levi_ukraina_redkiy_sluchay_reform_vo_vremya_voyny.htm


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề