Thầy Dzung Bach đang dạy tiếng Việt cho các học sinh tại trường trung học La Quinta ở thành phố Westminter, quận Cam, bang California, Mỹ. Học sinh người Mỹ gốc Việt chiếm ba phần tư tổng số học sinh của trường. Thầy Bach, 63 tuổi, nói tiếng Việt trong quá trình giảng bài. Ông tập trung vào ngữ pháp và phát âm tiếng Việt. Chương trình dạy tiếng mẹ đẻ mới được bổ sung sau khi phụ huynh học sinh đề xuất với nhà trường. Giáo viên này sử dụng các giáo cụ trực quan như tranh, ảnh, các tác phẩm nghệ thuật hay hình sinh viên mặc áo dài truyền thống trong các sự kiện văn hóa của trường để bài giảng thêm sinh động. “Tôi không cho rằng dạy tiếng Việt giống dạy một ngoại ngữ. Tôi muốn truyền cho các em kiến thức về văn hóa Việt Nam”, thầy Bach chia sẻ.
Thầy giáo dùng các giáo cụ trực quan về văn hóa, truyền thống của quê hương trong giờ dạy tiếng Việt để bài giảng thêm sinh động và học sinh nhớ lâu.
Các học sinh người Mỹ gốc Việt tại La Quinta thích lướt sóng, yêu thích các bộ phim giống những người bạn bản địa đồng trang lứa. Họ là những thiếu niên mang quốc tịch Mỹ. Do bố mẹ và thầy cô khuyến khích, nhiều em cố gắng giữ lại những nét văn hóa, truyền thống Việt Nam.
Bryan Hoang (thứ 2, bên trái) chơi trò hứng trứng cùng các bạn. Hoang là chủ tịch Hội học sinh. Ở trường và trong các hoạt động ngoại khóa, những sinh viên mang dòng máu Việt nói tiếng Anh nhưng ở nhà, họ sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp với cha mẹ hoặc người thân.
Các học sinh La Quinta gốc Việt quây quần quanh đống lửa trong một kỳ nghỉ. “Việc lưu giữ một phần bản sắc Việt Nam đối với thế hệ trẻ rất quan trọng. Thời gian trôi đi, việc giữ lại các nét văn hóa Việt càng khó”, Joanna Le, phụ huynh một học sinh của trường, chia sẻ.
Shawla Le, 17 tuổi, (phải) trò chuyện với Kyle Vũ (trái) và Kevin Nguyen trong giờ nghỉ trưa.
Các học sinh gốc Việt vẫn thường sử dụng các câu đơn giản trong tiếng mẹ đẻ như “Bạn khỏe không?” , “Sao bạn…?” trong giao tiếp hàng ngày.
Vũ Văn (Theo Ocregister)
Trả lời