Bản năng của đế quốc Nga

Sau sự sụp đổ của đế chế tiếp theo, thì nước Nga mỗi lần lại thể hiện sự bất lực lịch sử về việc xây dựng mối quan hệ hài hòa với các nước láng giềng của mình

“Đây là lần thứ ba liên tiếp tổng thống mới của Mỹ, nhậm chức, tuyên bố về ý định cải thiện quan hệ song phương với Nga”, một chính trị gia có ảnh hưởng châu Âu Carl Bildt cho biết, trong cột của ông “bản năng của đế quốc Nga”, trong đó ông cho thấy sự hiểu biết của ông về lý do tại sao những ý định như thế lại không đem lại có kết quả gì, và tại sao chính sách đối ngoại của Liên bang Nga trong những năm qua vẫn là một sự nhức đầu cho phương Tây.

Ông Carl Bildt là Thủ tướng Thụy Điển trong những năm 1991-1994 và 2006-2014 – là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (và trên chức vụ đó ông chịu trách nhiệm cho việc gia nhập của Thụy Điển vào EU). Trong hồ sơ danh sách của ông – đó là các chức vụ đại diện đặc biệt của Liên minh châu Âu ở Nam Tư cũ, Đại diện cấp cao ở Bosnia và Herzegovina, đặc phái viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tại Balkans. Kinh nghiệm ngoại giao của chính ông Bildt được bổ sung đúc kết bởi vì chính trị là nghề truyền thống đã có từ lâu đối với gia đình ông – ông cố ruột của ông Baron Gillis Bildt là Thủ tướng Thụy Điển trong nửa sau của thế kỷ XIX. Do vậy không có gì ngạc nhiên khi ông Carl Bildt để tìm ra nguyên nhân và cách thức giải quyết “vấn đề của Nga” thì quay lại đề cập đến lịch sử của nó.

Trong ấn phẩm của mình, ông mô tả lịch sử nước Nga như là “mở rộng không ngừng trên khắp lục địa Á-Âu ” và so sánh sự phát triển vùng Siberia trong thời Sa hoàng với sự phát triển của những người định cư ở miền Tây nước Mỹ, và tiến về Trung Á – như các cường quốc châu Âu với thuộc địa châu Phi. Trong đó, ông Bildt viết, nước Nga liên tục gặp phải sự phản kháng của dân chúng địa phương trong các vùng lãnh thổ mới của Nga và Nga đã không ngần ngại sắn sàng sử dụng vũ lực quân sự. Sau cuộc cách mạng năm 1917, ông nhớ rất nhiều từ các khu vực lãnh thổ này – đó là Tashkent và Tbilisi, Kiev và Helsinki – đã lợi dụng tình hình và tuyên bố độc lập của họ khỏi Moscow. Chính phủ Xô viết mới lúc đầu đã đồng ý điều này, nhưng ngay sau đó lại bắt đầu thực hành các cuộc xâm lược quân sự để khôi phục đế chế Nga nhằm để kiểm soát các quốc gia mới này. Những người Bolshevik đã đạt được mục tiêu đề ra của họ ở Ukraina, vùng Caucasus và Trung Á, nhưng Phần Lan và các nước Baltic đã sống sót, và bằng vòng vây Tây tiến của Hồng quân đã chịu thất bại nặng nề gần Warsaw vào năm 1920.

Trong thời Stalin, người đã đề ra nhiệm vụ ” sẽ làm cho Nga một lần nữa trở thành vĩ đại” (ở đây chắc chắn Bildt đang mỉa mai về khẩu hiệu tranh cử chính của Donald Trump)

Những nỗ lực mới đã được thực hiện để khôi phục lại quyền kiểm soát tất cả các lãnh thổ cũ của đế chế và Liên Xô đã đạt được các tiến bộ đáng kể trong việc này – lúc đầu, thông qua một thỏa thuận với Hitler về việc phân chia lĩnh vực cai trị, và sau đó sau cuộc chiến tranh đẫm máu (đặc biệt là đối với chính Nga Xô) với Đế chế thứ ba. Trong số các tỉnh của đế quốc trước đây thì chỉ có sự độc lập của  Phần Lan là giữ được – Bildt viết, “bởi phép lạ và sức mạnh của vũ khí”, nhưng một loạt các nước ở Đông Âu, mà bị Liên Xô chiếm đóng trong chiến tranh, thực tế đã trở thành những quốc gia vệ tinh của nó (CCCP – nv).

“Bildt: Việc đưa các nước Trung Âu và các nước Baltic vào NATO và EU đã minh chứng cho thấy là điều kiện cơ bản để đảm bảo an ninh trên lục địa. Trong kịch bản khác, chúng tôi có khả năng đã có thể trực tiếp đối đầu với sự trù dập(trả thù) của Nga, bằng tuyên bố rằng có quyền đối với tất cả mọi thứ mà nó đã từng bị mất”.

“Năm 1976 – ông Bildt viết, – một trong những cố vấn hàng đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ, mà lúc đó do Henry Kissinger lãnh đạo, nghịch lý đã tuyên bố rằng Nga đã thất bại trong việc thiết lập các quan hệ “hữu cơ” với các nước này. Quan điểm này đã được khẳng định khi có sự suy yếu của Liên Xô đã gây ra làn sóng đầu tiên của các cuộc cách mạng dân chủ “nhung” ở Đông Âu, và sau đó là yêu cầu và nhận được sự độc lập chính trị của các nước cộng hòa trong chính Liên bang Xô Viết “. Bildt nói rằng “sau khi ly hôn với Ukraina và các nước cộng hòa của Nam Caucasus, phần lãnh thổ dưới sự kiểm soát của Nga còn lại ít hơn so với cả sau cuộc cách mạng năm 1917”, nhưng khẳng định này là khá gây tranh cãi, khi dựa trên lịch sử đầy biến động của sự hình thành và biến mất của đế chế cũ trong trong những năm 1917-1920 của các nước thuộc Xô viết và các nước cộng hòa không thuộc Xô viết – là vùng Viễn Đông, Stavropol, Siberia và những nơi khác, – là các Chính phủ lâm thời, Cossack của Don, Kuban, Terek và quân đội khác, các tiểu vương quốc Trung Á, và vân vân.

Chuyển sang chính sách của nước Nga hiện đại, ông Bildt ghi nhận tương đồng so với chính sách hậu cách mạng của những người Bolshevik. “Vladimir Putin – ông viết – lên nắm quyền sau một thời gian của những nỗ lực cải cách tự do và dân chủ vào những năm 1990, cũng rõ ràng bởi cảm hứng từ ý tưởng ” sẽ làm cho nước Nga lại vĩ đại ” – cả về kinh tế và về địa chính trị. Mặc dù một số khác biệt rõ ràng giữa thời gian của Liên Xô và ngày hôm nay, song song quá hiển nhiên để có thể bỏ qua chúng. ” Bildt nhớ lại rằng chính trong giai đoạn “của Putin” (bốn năm tổng thống của ông Medvedev tác giả đã thẳng thừng bỏ qua) Nga đã xâm lược Gruzia và chiếm đóng một phần lãnh thổ của nó, sáp nhập Crưm của Ukraina và kết quả của các hoạt động quân sự đã tạo ra hai hư cấu “cộng hòa” trong lãnh thổ của Ukraina (LNR và DNR-nv), cũng như cố gắng (tạm thời không thành công) – để thiết lập một “Nước Nga mới” trên lãnh thổ của Nam Ukraina.

“Bildt: chủ nghĩa đế quốc Nga phát triển mạnh mẽ trong những giai đoạn khi mà châu Âu và phương Tây bị chia rẽ”.

“Từng bước – Bildt viết, – dùng mọi cơ hội, điện Kremlin đang sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có để đưa lại quyền kiểm soát tất cả mọi thứ mà nó cho rằng là của chính mình. Có lẽ ông Putin không có kế hoạch rõ ràng và toàn diện để khôi phục lại đế chế trước, tuy nhiên ông ta bất nghi ngờ thể hiện rõ tham vọng đế chế của mình mỗi khi xuất hiện cơ hội nhỏ nhất đối với tham vọng đó, như đã làm ở Georgia vào năm 2008 và ở Ukraina trong năm 2014”.

Nói về các kết luận, được phát sinh từ tương quan  lịch sử của họ, Bildt chỉ ra rằng chủ nghĩa đế quốc Nga phát triển mạnh mẽ trong thời gian khi châu Âu và phương Tây bị chia rẽ. “Đúng những giai đoạn như vậy Stalin và Hitler đã lập một liên minh vào năm 1939, và Alexander Đệ nhất đã thỏa thuận với Napoleon vào năm 1807. Và đừng quên về Hội nghị Yalta vào năm 1945″, chính trị gia viết.

Vào năm 1917 cũng như năm 1991 sự tan rã của hai đế chế Nga đã thay đổi dứt khoát cán cân lực lượng chính trị khu vực và toàn cầu, ông Bildt nhắc đến. Và mỗi lần nước Nga đã chứng minh không có khả năng lịch sử để xây dựng các mối quan hệ hài hòa với những nước láng giềng, và trong thời gian tạm thời cố gắng đáp ứng tham vọng đế chế của mình bằng chi phí của các nước kia.

Bildt: phương Tây cần ổn định, thịnh vượng, nước Nga yêu hòa bình. Nhưng để đạt được điều đó có thể chỉ hỗ trợ mạnh mẽ cho độc lập và chủ quyền của tất cả các nước láng giềng.

Tuy nhiên, Nga sẽ buộc phải hạ những tham vọng của mình, nếu phương Tây nhất quán và liên tục ủng hộ quyền độc lập của các nước láng giềng.

Sớm hay muộn, Nga sẽ nhận thức được rằng việc xử lý những thói quen lịch sử của họ sẽ đáp ứng cho các lợi ích chiến lược riêng của mình, cho phép họ tập trung vào phát triển nội bộ và xây dựng mối quan hệ tôn trọng với các nước láng giềng.

” sẽ xảy ra chắc chắn không phải ngày mai, nhưng điều đó không có lý do để bỏ cuộc đấu tranh – hoặc bỏ qua những bài học của lịch sử – Bildt kết luận –  Chúng ta cần một sự ổn định, thịnh vượng, nước Nga yêu hòa bình, nhưng điều này có thể đạt được chỉ hỗ trợ mạnh mẽ cho sự độc lập và chủ quyền của tất cả các nước láng giềng của Nga.

Nguyễn Vinh (theo liga)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 2 phản hồi cho bài viết “Bản năng của đế quốc Nga”:

  1. Phạm Thu Minh viết:

    Khổ nhỉ , cả Mỹ và Phương Tây xúm vào đánh cái thằng đế quốc Nga bị các nước láng giềng cô lập mãi không xong. Kém thế ?

  2. Skarmenlovelyloves@gmail.com viết:

    Mỹ và PT đánh nga bao giờ thế cậu? Ngu sao đánh ôm bom hạt nhơn chết cả lũ à. Chỉ cấm vận cô lập cho dân nga nghèo đi thôi. 

Trả lời Skarmenlovelyloves@gmail.com Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề