Bắc Kinh và Moscow chán ngấy Washington sẽ cùng nhau thiết lập trật tự mới

Cả Bắc Kinh và Moscow đều có quan điểm thống nhất: Hoa Kỳ là nguồn rủi ro lớn nhất cho chiến lược toàn cầu đối với họ.

Theo tờ Global Times cho biết trong chuyến thăm của  Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Bắc Kinh vào thứ bảy tuần trước Trung Quốc và Nga cam kết sẽ tăng cường sự ổn định chiến lược toàn cầu.

“Để tăng cường phương cách mới về sự ổn định chiến lược toàn cầu cả Moscow và Bắc Kinh đều đưa ra những lời chỉ trích thẳng thừng chống lại Mỹ khi cho rằng họ là nguồn cơn rủi ro của chiến lược này. Điều đó cho thấy cho thấy cả Bắc Kinh và Moscow đang chán ngấy với việc Washington theo đuổi chủ nghĩa bá quyền.”

Một liên minh Trung – Nga sẽ tạo ra một tác động làm  thay đổi trật tự trên trật tự thế giới, bài báo nói thêm, trong khi “những nỗ lực của Mỹ để xâm phạm vào khu vực chiến lược của Trung Quốc và Nga đã làm hai nước xích lại gần nhau, phụ thuộc lẫn nhau về một số lợi ích cốt lõi”.

“Mỹ đã không bao giờ từ bỏ tham vọng để trở thành một đế chế toàn cầu. Chương trình tấn công chớp nhoáng toàn cầu của Mỹ là mối đe dọa trực tiếp tới an ninh của mọi quốc gia. Hoa Kỳ không ngừng xiết chặt kìm tỏa Trung Quốc và Nga buộc hai nước phải có kế sách đáp trả”.

Trong quá khứ hai nước Trung – Xô đã có những mâu thuẫn xung đột, hai nước đã xảy ra cuộc chiến tranh biên giới kéo dài hai năm. Theo một nhà sử học Trung Quốc, Liên Xô định phát động một cuộc chiến tranh hạt nhân tấn công Trung Quốc vào năm 1969 và chỉ dừng lại sau khi Mỹ tuyên bố sẽ tấn công hạt nhân vào tất cả các thành phố của Nga. Quan hệ căng thẳng giữa hai nước đã cho phép Tổng thống Richard Nixon nhảy vào ve vãn Trung Quốc vào năm 1971.

Ngay cả sau khi Liên Xô sụp đổ và nước Nga kế tục giữa hai nước vẫn còn những  nghi ngờ, trong đó sự kiện phản ánh

được thay thế bởi Liên bang Nga, vẫn còn nghi ngờ giữa Bắc Kinh và Moscow ngay cả thời Tập Cận Bình bắt đầu nhận chức vào năm 2012. Tuy nhiên Tập Cận Bình là một chính trị gia thực dụng. Khi tham vọng địa chính trị đã thu được những thành công, đặc biệt là ở biển Đông cùng quan hệ hai nước hoàn toàn tan băng.

Nước Nga cũng có chương trình địa chiến lược riêng rẽ khi khiến nhiều nước Liên xô cũ quay quanh quỹ đạo của họ, đặc biệt qua sự kiện xâm  lược Ukraina. Chính vì vậy hai nước rất cần thiết để xích lại gần nhau nhằm bảo vệ nhau trước sự trừng phạt quốc tế. Một loạt các giao dịch dầu mỏ và khi đốt trị giá nhiều tỷ đô la đã nhanh chóng được hai đồng minh non trẻ ký kết. Mối quan hệ hiện nay càng được khăng khít khi quan điểm của Bắc Kinh và Moscow giống nhau.

Nền kinh tế Nga một phần bị tê liệt khi phương Tây trừng phạt ngành năng lượng do sáp nhập Crimea. Mỹ và EU đưa vào danh sách đen hàng chục quan chức Nga cao cấp, chỉ huy ly khai và các công ty Nga bị buộc tội phá hoại chủ quyền Ukraina. Kết quả là, GDP của Nga đã giảm 3,7% trong năm 2015 và được dự báo giảm gần 2% trong năm nay do lệnh trừng phạt.

Một bản tin của CNBC cho biết một vài ngày trước chuyến đi của ông Putin, Liên minh châu Âu tiếp tục gia hạn trừng phạt Nga thêm 6 tháng. Washington cũng duy trì chương trình trừng phạt hiện tại vào tháng Năm.

Trong sự cô lập quốc tế Nga chỉ cần thị trường tiêu thụ dầu mỏ và khí đốt ở Trung Quốc cũng như sự ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh ở Liên Hợp Quốc và những khu vực khác.

Về phía Trung Quốc thực sự có quá ít đồng minh, họ chỉ có thể tập hợp được các quốc gia Bắc Triều Tiên, Capuchia, Lào đôi khi cả Pakistan. Đặc biệt gần đến ngày Tòa Thường trực Trọng tài The Hague đưa ra phán quyết về đơn kiện của Philippines họ càng cần nhiều tiếng nói ủng hộ rộng lớn hơn.

Với sự đảm bảo hỗ trợ từ phía Nga, Bắc Kinh như tiếp thêm sức mạnh để phủ quyết bất kỳ phán quyết nào của The Hague.

Chuyên gia phân tích về Trung và Đông Âu McNamee thuộc hãng tư vấn Frontier Strategy Group (FSG) cho rằng đối với Trung Quốc sự hỗ trợ chính trị của đồng minh Nga quan trọng hơn nhiều so với năng lượng. Điều đó sẽ giúp Trung Quốc thiết lập trật tự mới trên thế giới để đạt được mục tiêu địa chính trị của họ. Về bản chất mối quan hệ Trung – Nga, hai cường quốc thế giới. Một nước muốn lấy lại ánh hào quang quyền lực quá khứ nhưng đã bị khựng lại vì nền kinh tế bị suy giảm, một nước muốn “duy trì hòa bình bằng vũ lực” đặc biệt là ở biển Đông. Mối quan hệ đang phát triển là thời cơ chính trị tốt nhất của hai nước khi phần còn lại của thế giới đang hành động theo một trật tự quốc tế. Chưa biết cả Putin và Tập Cận Bình sẽ hành làm gì tiếp theo ở châu Âu và biển Đông.

Theo bài báo được đăng tải trên Global Times kết luận rằng “mối quan hệ Trung – Nga được xây dựng trên cơ sở rất bình đẳng với sự tôn trọng lẫn nhau. Hai cường quốc cảm thấy hoàn toàn hài lòng thay vì sự ức chế qua việc hợp tác chiến lược. Mối quan hệ gần gũi giữa hai nước là những gì cần thiết phản ánh xu hướng của thế giới”.

Trọng Nghĩa (bài viết theo nội dung của tờ Forbes)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề