Bắc Cực – “dự trữ vàng” của Nga

Theo lời Bộ trưởng Bộ Năng lượng Alexander Novak, doanh nghiệp dầu mỏ Nga không chùn bước trước điều kiện kinh tế mới eo hẹp, các dự án sẽ được xúc tiến theo đúng tiến độ.

Việc dầu thô tụt giá không hề ảnh hưởng đến các dự án của Nga ở Bắc Cực. Theo lời Bộ trưởng Bộ Năng lượng Alexander Novak, doanh nghiệp dầu mỏ Nga không chùn bước trước điều kiện kinh tế mới eo hẹp, các dự án sẽ được xúc tiến theo đúng tiến độ, Tiếng nói nước Nga đưa tin.

Hoạt động khai thác dầu mỏ và khí đốt ở Bắc Cực tiếp tục mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể. Khu vực hứa hẹn những triển vọng lớn. Cùng với xu hướng tan băng, “vương quốc đá băng khủng khiếp” như nhà thám hiểm vùng cực người Na Uy Fridtjof Nansen đã gọi, đang ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư.

Theo các chuyên gia đánh giá, phát triển khu vực Bắc Cực là một yếu tố quan trọng, đảm bảo an ninh năng lượng và kinh tế. Nga tuyên bố sở hữu tới 40% lãnh thổ Bắc Cực, tương đương gần một phần năm diện tích đất nước.

Hàng loạt mối quan tâm hàng đầu của Nga đang tập trung ở Bắc Cực. Nguồn tài nguyên phía Bắc đem lại cho đất nước hơn 10% thu nhập quốc dân và chiếm gần một phần tư kim ngạch xuất khẩu.

Trong tương lai, Bắc Cực sẽ là yếu tố đảm bảo độc lập cho nước Nga, – ông Vasily Bogoyavlensky Phó Giám đốc khoa học Viện nghiên cứu dầu khí Viện Hàn lâm khoa học Nga nêu nhận định: “Trữ lượng của thềm lục địa Nga ở phía Bắc tương đương khoảng 100 tỷ tấn dầu. Trong đó khoảng 80% là khí đốt. Khu vực giàu hơn hết là các vùng biển Barents và biển Karsk. Nga bắt đầu khai thác thềm lục địa ở Bắc Cực từ năm 2003. Còn trên đất liền chúng tôi đã triển khai công việc cách đây gần bốn thập kỷ, hoạt động này rất cần được mở rộng.”

Trữ lượng khoáng sản khổng lồ tại đây vẫn chưa được khám phá hết, kể cả năng lượng. Bắc Cực sở hữu hầu hết các loại hình tài nguyên nhưng phần lớn nằm ở độ sâu dưới 500 mét. Yếu tố này và điều kiện khí hậu là những trở ngại để tiến hành hoạt động thăm dò trong suốt cả năm. Sự ấm lên toàn cầu đang mở cơ hội mới cho việc khai thác tài nguyên Bắc Băng Dương.

Ngoài vai trò kinh tế, tầm quan trọng của Bắc Cực về quân sự và địa chiến lược cũng ngày càng tăng, Tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov, Phó chủ tịch Học viện Địa chính trị Nga nêu ý kiến.

“Xét theo quan điểm địa chiến lược, Bắc Cực là con đường ngắn nhất nối Bắc Mỹ với lục địa Âu-Á. Đồng thời cũng là chặng bay ngắn nhất cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và máy bay ném bom chiến lược. Ngoài ra, các tàu ngầm tên lửa của Nga mang vũ khí hạt nhân thực hiện tuần tra vùng biển Bắc Băng Dương. Tiếp đến phải kể tới sự hiện diện của tàu ngầm Mỹ mang tên lửa hành trình, có nhiệm vụ tiềm năng tấn công các chủ thể của chúng tôi. Những năm yên tĩnh, ít nhất có tới hai hoặc ba tàu mỗi ngày. Vào thời điểm căng thẳng, số tàu của Mỹ lên đến 10 chiếc. Vì vậy, cuộc tranh giành Bắc cực có thể sẽ rất căng thẳng”, ông Konstantin Sivkov nói với Tiếng nói nước Nga.

Thời gian gần đây, Bắc Cực thu hút sự quan tâm của cả các quốc gia ở cách xa bờ Bắc Băng Dương. Nước Nga cũng không ngừng hành động bảo vệ lợi ích của mình. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 12, bộ tư lệnh chiến lược mới của Nga đã triển khai hoạt động trên cơ sở Hạm đội Biển Bắc, lên kế hoạch thường xuyên cho tàu nổi và tàu ngầm di chuyển ở Bắc Băng Dương.

Trên đảo Kotelny đã xuất hiện căn cứ và sân bay quân sự của Nga. Nhiệm vụ của cơ sở mới là bảo vệ nguồn tài nguyên dầu khí và bảo đảm an toàn lưu thông vận tải cho tuyến hàng hải phương Bắc.

Nguồn: BizLive


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 8 phản hồi cho bài viết “Bắc Cực – “dự trữ vàng” của Nga”:

  1. Thi Vinh Hoang viết:

    Dũng cảm như hoa xuyên tuyết/ Dầu Bắc Cực thắng thắn, đứng lên

  2. Sylong Nguyễn viết:

    Khai thác dầu khí ( bao gồm cả chi phí khảo sát thăm dò ) đòi hỏi phải có một nguồn tài chính hùng hậu. Thứ nhất là để tránh rủi ro (Vấn đề này đã được Mỹ giải quyết). Hai là chi phí ban đầu và công nghệ khai thác cũ đã không sinh lợi vì chi phí quá cao. Cuối cùng là thị trường tiêu thụ. Cả ba, Nga đều thất thế.
    Nếu cho một lời khuyên, Pu nên tổ chức lại nền nông nghiệp để có đủ lương thực thực phẩm không phải nhập từ bên ngoài dần đi là vừa.

    1. Anisha viết:

      Ha! Interesting to hear you say this about, we#8lll230;yourse&f!I have heard people say they call everyone pleasant, and their own codes are to use “very pleasant” for those about whom they actually mean it. Thanks for the comment.

  3. Thi Vinh Hoang viết:

    Sylong Nguyễn Các dự án khai thác vùng lạnh đó khó tuyển người, các chi phí đắt đỏ lắm. Đã từng có người nhờ tuyển công nhân Vn do người Nga không chịu đi làm ở vùng đó. Mình hãi. Hình như họ tuyển người các nước cộng hòa LX cũ vùng Trung Á.

  4. Sylong Nguyễn viết:

    Thi Vinh Hoang Nguồn tài chính của Nga bị cấm vận, không cựa quậy nổi rồi. Dự án cũ còn lỗ. Nội tệ mất giá, dự trữ ngoại tệ ở mức thấp, không có nguồn vốn vay…thì Nga làm dự án…” di dân ” còn chưa nổi huống chi là chi phí khổng lồ của ngành dầu khí. Mỹ nắm công nghệ thăm dò bằng vệ tinh và khai thác dầu khí đá phiến sét bằng công nghệ nứt vỡ thủy lực.
    Nhờ liên tục cải tiến công nghệ và sự cạnh tranh giữa các công ty cung cấp dịch vụ khoan, chi phí khai thác mỗi thùng dầu đá phiến ở nhiều nơi trên nước Mỹ chỉ còn khoảng 30 đô la/thùng từ năm 2012, theo một báo cáo của Morgan Stanley. Như vậy nhiều nhà sản xuất dầu ở Mỹ còn có thể chịu được dù giá rớt xuống mức 50 đô la/thùng. Trong khi chi phí của Nga hiện tại là 80 đô la/ thùng.
    Mỹ sẽ không bán công nghệ mà hợp tác để ăn chia và chi phối thị trường với các nước OPEC. Như vậy, Nga chết chắc.

  5. Tôi thấy bây giờ Nga nên dừng các dự án hão huyền đua ganh với phương tây được rồi…ở đời phải biết mình là ai chứ! đã là c..ứt thì không nên đánh đu với đ…ít…nó mà rặn một cái thì hết đánh đu.Bây giờ cứ hút dầu lên bán thì lỗ đến 10…để yên thì còn có thể chỉ có lỗ 1 hoặc 2 thôi!Số anh cutin chỉ đến vậy hè hè..!!

  6. Trungdung Pham viết:

    Nói và làm là hai việc khác nhau, quan chức Nga ( giống hệt Putin), quen nói dối rồi. Ví dụ : Bộ trưởng Bộ kinh tế Nga hôm qua phát biểu thực tế nền kinh tế Nga sẽ suy thoái, Ông ấy lập tức bị phê bình và chỉ trích !

Trả lời Phạm Ngọc Bảo Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề