Ảnh hưởng của truyền thông Nga thông qua cuộc trưng cầu ở Hà Lan

Trong những suy nghĩ mơ hồ nhiều người đã nhận thức rằng chính phủ Nga đang hỗ trợ vật chất và tinh thần cho các nhóm chính trị cực hữu ở châu Âu. Chính vì vậy Thủ tướng Chancellor Angela Merkel đã yêu cầu các quan chức an ninh xem xét ảnh hưởng của Nga trong các cơ quan truyền thông trực tuyến của Đức. Điều đó càng phản ánh rõ hơn khi lãnh đạo cực hữu Mặt trận Quốc gia Pháp bà  Marine Le Pen đã có các khoản vay từ một ngân hàng Nga để tài trợ cho đảng của bà thậm chí còn đưa ra nhiều yêu cầu hơn nữa.

Nhưng ngay cả cuộc trưng cầu của Hà Lan vào tuần trước chúng tôi cũng không thấy Nga ảnh hưởng thực sự đến hoạt động của một cuộc bầu cử ở Tây Âu. Đây là cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên theo luật mới đã được phát động từ những người theo chủ nghĩa dân túy lợi dụng luật pháp khi kêu gọi tập hợp hơn 300 ngàn chữ ký trong đơn kiến nghị. Người soạn ra lời kêu gọi đã được thỏa mãn: Công dân Hà Lan hôm thứ tư đã đi bỏ phiếu về chấp nhận hay chống lại việc Ukraina gia nhập vào Liên minh châu Âu. Đây là một trong những điều mong muốn mà người dân Ukraina đã chiến đấu trong cuộc cách mạng Maidan năm 2014.

Các hiệp ước chính trị, quốc phòng và thương mại với đa số các nước thành viên EU đã được Ukraina ký kết và được phê chuẩn. Song việc Ukraina có được vào EU hay không thì phải phụ thuộc vào Hà Lan, quốc gia duy nhất không thực hiện các hiệp ước với Ukraina. Chính phủ Hà Lan cho biết hôm 6/4 rằng không thể bỏ qua kết quả của cuộc trưng cầu dân ý của người dân song vẫn phải mất vài tuần để xem xét các quyết định và đưa ra câu trả lời, theo Reuters.

Tuy nhiên cuộc trưng cầu là một mục tiêu khác của phe cực hữu. Họ sử dụng cuộc bỏ phiếu để ngấm ngầm phá hoại phe trung hữu, chính phủ tự do về kinh tế và để kích động những người theo chủ nghĩa của họ chống lại châu Âu. Họ đã thành công: vào ngày thứ tư, 32% cử tri Hà Lan đã bỏ phiếu. Tỷ lệ phản đối hiệp ước là 64%.

Bao nhiêu trong số người đi bỏ phiếu đã tin vào thông tin sai lạc của Nga? Rất khó đưa ra con số cụ thể nhưng chắc chắn trong những năm gần đây có rất nhiều người ở Hà Lan tin vào điều đó và  số lượng người đã tăng lên trong những tháng gần đây. Phần lớn truyền thông Nga muốn tạo ra sự hoài nghi và nói về mối đe dọa như với Ukraina không tồn tại. Nhiều bài viết hoặc hình ảnh của một số phương tiện truyền thông và ngay cả của Sputnick trong cuộc vận động “chống” đã được trực tiếp gỡ bỏ.

Theo một cuộc thăm dò được trích dẫn từ một quan chức Bộ Ngoại giao Ukraina về quan điểm của người dân Hà Lan, có 59% chống lại các hiệp ước đã ký kết và những hiệp ước này tạo thêm động lực cho Ukraina tham nhũng; 19% tin rằng Ukraina bắn rơi MH-17; chỉ có 34% tin rằng hiệp ước sẽ đảm bảo cho Ukraina là thành viên trong  EU. Trong ba điểm này, điểm thứ hai hai chắc chắn sai. Điểm đầu tiên có thể đúng nhưng lập luận không hợp lý vì các hiệp ước này được tạo ra để giúp Ukraina chống tham nhũng.

Hơn thế nữa những người trong cuộc vận động đã làm rối tung dư luận khi những người của phe cực hữu đã lấy lá cờ Palestine để nói “chống” trong các cuộc biểu tình, họ nói về những người nhập cư Hồi giáo. Những động thái này buộc Chính phủ Hà Lan phải trợ cấp cho các nhóm vận động bầu cử, phá vỡ cấu trúc và phân phối tài chính. Trong một hành động khác nhóm này in biểu tượng quốc gia của Ukraina trên giấy vệ sinh, hay những chiến dịch bảo vệ động vật, bảo vệ các nhà hoạt động hạt nhân. Trớ trêu thay người Hà Lan cực hữu đã phải sử dụng phương pháp tham nhũng để chống tham nhũng ở Ukraina và thu được những thành công giả tạo.

Bản thân Chính phủ Hà Lan không bao giờ tham gia vào những cuộc vận động này. Tại Amsterdam một tháng trước cuộc bầu cử, tôi đã gặp các quan chức Hà Lan, họ dường như công khai lo ngại các cơ quan truyền thông của phe cực hữu, họ không muốn bị nêu danh hoặc bị chế diễu trong những tờ báo lá cải, hoặc bị những tên côn đồ trên đường phố chửi rủa. Chắc chắn có những lời nói dối được tuyên truyền nhưng chúng tôi không muốn chấp nhận rủi ro để sửa chúng.

Những gì xảy ra tiếp theo là không rõ ràng. Cuộc trưng cầu dân ý được dùng để “tư vấn” và không có ý nghĩa quyết định. Một hiệp ước đã được phê duyệt bởi 27 quốc gia không thể đem ra thương lượng lại từ đầu. Không có gì nghi ngờ khi một số giải pháp được tung ra, nhưng bất kỳ điều gì đều không quan trọng bằng bài học chúng ta vừa trải qua: Thiểu số những người đang bất mãn khi họ được tổ chức tốt có thể trở thành một mối nguy cơ, sự trung dung thờ ơ ở Tây Âu và hỗ trợ từ Nga đang giúp họ thực hiện điều này. Lần trưng cầu này không có nhiều người tham gia nhưng trong thời gian tới họ có thể trở thành một lực lượng chính trị lớn nhất tại Hà Lan. Chúng ta đã học được bài học đắt giá giống như vậy trong những năm 1930 nhưng có vẻ chúng ta cần phải dạy lại một lần nữa.

Đức Dũng
Bài viết được thực hiện theo nội dung của bài báo trên tờ Washington Post. Một trong những tờ báo lớn và uy tín nhất của Mỹ.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề