Tại sao Nga sáp nhập Crimea không mất một giọt máu, tốn một viên đạn?

Tháng 11 năm 2013 cuộc cách mạng Maidan bắt đầu. Tổng thống Ukraine Yanukovic phải đấu tranh để duy trì quyền lực. Đến giữa tháng 2 năm 2014, những cuộc đàm phán giữa ông Yanukovych và phe đối lập đã thất bại. Ukraina đang trên bờ vực của một cuộc nội chiến. Theo tin từ Bộ Y tế, chỉ riêng ngày 18/2 đã có 28 người biểu tình, 7 cảnh sát và 1 người qua đường bị giết. Đến ngày 21/2, sau những đụng độ đẫm máu giữa lực lượng Berkut và những người biểu tình, tổng cộng số người chết là 77 và hàng trăm người bị thương.

Theo hình ảnh được ghi lại qua camera an ninh hôm 21-02-2014 ông Yanukovych cùng bộ sậu tháo chạy khỏi dinh thự tổng thống bằng trực thăng.

Ông Yanukovych đã bị Quốc hội Ukraina thông qua bỏ phiếu bãi bỏ tư cách tổng thống vào ngày 22-02-2014 với 328 trên 340 phiếu thuận. Chủ tịch Quốc hội Oleksander Turchynov cho biết ông Yanukovych đã “từ bỏ trách nhiệm theo hiến pháp, đe dọa chức năng của nhà nước, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraina”. Ngày 22/2 dưới sự chủ trì của tân Chủ tịch Tủchynov, QH UA đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết bãi miễn TT Yanulovich vì rời bỏ nhiệm sở với 328 phiếu thuận trên tổng số phiếu 340.

Theo Hiến pháp UA, CT Quốc hội được QH trao quyền TT tạm thời cho đến khi bầu ra TT mới.

Ngay sau sự kiện Tổng thống Yanukovic bỏ trốn những người lính lạ hay còn gọi là “người xanh” bắt đầu xuất hiện tại Crimea. Họ được trang bị vũ khí Nga từ đầu đến chân và bắt đầu đánh chiếm các tòa nhà chính phủ. Vào ngày 27, một nhóm 60 người Nga  vũ trang chiếm tòa nhà hội đồng tối cao và hội đồng bộ trưởng Crimea cắm quốc kỳ Nga trên các tòa nhà này. Sau này Nga thú nhận họ là lính đặc nhiệm. Dưới sự phong tỏa, hội đồng tối cao của Crimea đã tổ chức một buổi họp khẩn cấp để tước quyền thủ tướng Crimea Anatolii Mohyliov người  được thay thế là Sergey Aksyonov thuộc Đảng nước Nga thống nhất tại Crimea. Họ đồng ý tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về quan hệ pháp lý của Crimea vào ngày 25-05-2014.

Sáng sớm ngày 28 một nhóm khoảng chừng 50–119 người Nga trang bị vũ trang mặc đồng phục quân đội không phù hiệu đã chiếm phi trường quốc tế Simferopol. Sau đó cùng ngày, phi trường quốc tế Sevastopol cũng bị chiếm đóng với một phương cách tương tự. Một tàu chiến của Nga đã chặn cảng Balaklava, nơi những chiếc tàu tuần duyên của Ukraina đang neo đậu. 8 chiếc trực thăng của quân đội Nga đã bay từ Anapa tới Sevastopol. Serhiy Kunitsyn, cựu thủ tướng Crimea, cho ký giả biết, 13 chiếc máy bay (có thể chứa khoảng 150 người) của Nga cùng binh lính đã đáp xuống phi trường quân đội Hvardiyske.

Ngày 1 tháng 3,Thượng viện Nga đã chấp thuận một kiến nghị của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho phép ông được quyền đưa quân đội vào Ukraina để hỗ trợ chính quyền mới do Sergey Aksyonov đứng đầu.  Ngày 16-03, dưới áp lực của những người lính lạ, công dân Crimea đã đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Crime vào Nga. Ngày 21-03, Tổng thống Vladimir Putin đã ký luật hoàn tất thủ tục sáp nhập Crimea vào Nga và ký luật thành lập 2 khu vực hành chính mới của nước này là Crimea và thành phố cảng Sevastopol.

Nga đã sáp nhập bán đảo Ukraine không mất một giọt máu, tốn một viên đạn, tại sao một bán đảo lớn có diện tích hơn 27 nghìn cây số vuông, với hơn 2,4 triệu người, có căn cứ quân sự Ukraine biến mất một cách dễ dàng?

Sự thất thường và lật lọng của Tổng thống Nga Vladimir Putin

Khi nói về Tổng thống Nga Valadimir Putin những chuyên gia cao cấp Mỹ trong thời chiến tranh lạnh đều cho rằng ông là sự khó hiểu và thất thường.

Ông Putin ngang nhiên xé bỏ hiệp ước bảo trợ an ninh Budapest. Ông cũng hoàn toàn phủ nhận việc can thiệp quân sự vào Crimea và cho rằng đó là ý định của người dân bán đảo này. Tuy nhiên ngày 15-03-2015, một năm sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea, kênh truyền hình Russia-1  Nga đã trình chiếu bộ phim tài liệu ”Crimea: Đường về Tổ quốc”.

Nhà lãnh đạo Nga cũng đã tiết lộ những tình tiết trong việc sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga, “Chúng tôi kết thúc cuộc họp vào khoảng 7h sáng. Khi giải tán, tôi có nói với các cấp dưới của mình rằng chúng ta phải bắt đầu nỗ lực đưa Crimea quay lại Nga”.

Chủ quan trước chiến lược của Nga và không chú trọng đến đời sống người dân

Trước khi Crimea bị sáp nhập, nhiều người dân tại bán đảo này đã nhận hộ chiếu Nga. Về ngôn ngữ, 97% dân Crimea nói tiếng Nga, 77% coi tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ, sống hoàn toàn theo phong tục Nga. Do tiếng Ukraina là ngôn ngữ quốc gia duy nhất tại Ukraina nên các thứ tiếng khác không được coi là chính thức. Tuy nhiên, các công việc nhà nước tại Crimea chỉ được thực hiện bằng tiếng Nga nên nó là ngôn ngữ chính thức trên thực tế. Nhiều người Crimea không biết tiếng Ukraine. Gần 100 đài truyền hình và khoảng 1.200 ấn phẩm được đăng ký tại Crimea.  Trong số đó phần lớn sử dụng ngôn ngữ tiếng Nga. Các đài phát thanh phụ (phát lại hệ các đài lớn hơn) phần lớn phục vụ cho những người nói tiếng Nga, được hỗ trợ bởi nguồn vốn nhà nước và tư nhân. Những người gốc Nga được mạng lưới truyền thông nhà nước Moscow phục vụ. Các đài truyền hình và các nhà xuất bản khác phục vụ cho thiểu số người Ukraine và Tatar. . Mức lương trung bình toàn Ukraine là 3148 Hryvna mỗi tháng (331USD) theo cục Thống kê Ukraine tháng 02-2014. Tại Crimea lương trung bình 2693 Hryvna (283 USD), trong khi đó ở Kiev mức lương trung bình gần gấp đôi 4783 Hryvna (503 USD). Trong cuộc phỏng vấn trên đường phố tại Crimea người về hưu nêu câu hỏi bạn sẽ chọn ai khi một bên trả cho bạn 100USD một tháng và một bên trả cho bạn 500 USD một tháng?

Mặc dù không công khai nhưng người Crimea luôn được tuyên truyền nếu sáp nhập vào Nga họ sẽ được Chính phủ Nga bơm hàng tỷ đô la để đầu tư, tăng lương, xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng phúc lợi xã hội, y tế…

Sai lầm khi chọn con đường để đi

Sau khi Liên xô tan rã, các nước trong khối vacsava  như Balan, Cezch, Slovakia, ba nước Baltic đã nhanh chân theo đường lối châu Âu, gia nhập EU và là thành viên của Nato. An ninh của họ được đảm bảo, xã hội dân chủ, minh bạch, nền kinh tế phát triển vượt bậc. Ukraine vẫn trung thành theo quỹ đạo của Nga. Không đưa đất nước theo con đường dân chủ, theo EU mà dần biến mình thành chư hầu của Nga, rập khuôn theo mô hình chính trị của Nga. Tiêu diệt đối lập bằng những vụ ám sát, bắt bớ. Chính quyền luôn lục đục, xung đột giữa các phe phái và lợi ích nhóm. Những cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra. Quốc hội tê liệt vì bị các đảng phái phong tỏa. Tháng 9 năm 2000 nhà báo đối lập Georgiy Gongadze bị chặt đầu và người ta nghi ngờ do Kuchma và cựu Chủ tịch Quốc hội Vladimir Litvin ra lệnh. Bắt giam cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko, 26-12-2010, Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) đã bắt giữ cựu Bộ trưởng Nội vụ Yury Lusenko và 10 cựu quan chức cấp cao khác từng phục vụ dưới thời cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko. Xung đột chính trị giữa Tổng thống Viktor Yushchenko và Thủ tướng Yulia Tymoshenko đỉnh điểm là buộc bà phải thôi chức Thủ tướng. Tình trạng tham nhũng được các tổ chức Quốc tế xếp vào loại top trên thế giới. Trong khi đầu tư nước ngoài không có. Dẫn đến nền kinh tế ngày càng suy kiệt và phải sống dựa vào nguồn vốn vay nước ngoài. Dễ bị tổn thương trước những biến động của thế giới.

Tin vào bản hiệp ước Budapest

Sau sự sụp đổ của Liên Xô Ukraine đã giải trừ vũ khí hạt nhân theo sự gợi ý và sức ép của Nga – Mỹ. Sau đó Nga-Mỹ-Anh-Ukraine đã ký hiệp ước Budapest. Điều khoản của hiệp ước này quy định rõ Anh, Nga và Mỹ sẽ không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực đối với sự toàn vẹn lãnh thổ cũng như sự độc lập về chính trị của Ukraine sau khi Kiev bàn giao lại cho Nga toàn bộ số vũ khí hạt nhân có từ thời Liên bang Xô Viết. Các nước cũng cam kết không bao giờ dùng sức mạnh kinh tế chèn ép Ukraine để đạt được quyền lợi riêng. Phó thác hoàn toàn vận mệnh quốc gia cho nước ngoài. Hoàn toàn nằm trong sự bảo trợ của Nga trong vấn đề an ninh Quốc phòng dẫn đến làm suy yếu sức đề kháng của dân tộc, xói mòn lòng tự tôn và  tinh thần yêu nước của  dân tộc.

Bỏ quên quân đội

Sau khi Liên xô sụp đổ Ukraine được thừa kế một quân đội mạnh (theo thỏa thuận phân chia “tài sản” lúc bấy giờ tại Hội nghị Belaveskaia Pusha tháng 12-1993) gồm 3 quân khu tuyến chiến lược thứ hai và 3 tập đoàn quân không quân (không kể kho vũ khí hạt nhân chiến lược), tổng quân số – gần 800.000 người. Các đơn vị được trang bị một khối lượng rất lớn vũ khí, khí tài tác chiến hiện đại. Nếu tính số lượng  tăng – hơn 6.100 chiếc; máy bay chiến đấu – hơn 1.100 chiếc – Quân đội Ukraine đứng thứ 4 trên thế giới, chỉ sau Mỹ, Nga và Trung Quốc. Đặc biệt nước này có một đội ngũ sỹ quan, cán bộ khoa học – kỹ thuật quân sự hùng hậu và các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng thuộc loại mạnh. Ukraine nhận được khoảng 700 xí nghiệp công nghiệp quốc phòng, có khả năng sản xuất hầu như tất cả các loại phương tiện kỹ thuật quân sự.

Do tình trạng kinh tế đất nước sa sút, quân đội của Ukraine được coi là “đội quân nhà nghèo” với số quân ít ỏi, trang bị yếu kém và thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu ngân sách. Vì thiếu tiền, Ukraine đã buộc phải bãi bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự trong năm 2013 khiến quân đội nước này chỉ bao gồm toàn quân nhân chuyên nghiệp. Việc chuyên nghiệp hóa quân đội bị hạn chế sau khi Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych lên cầm quyền, mục tiêu của ông là chuyển hóa quân đội thành lực lượng tình nguyện, dẫn tới hậu quả là quân đội hoạt động không chuyên nghiệp. Nghiêm trọng hơn việc này càng làm xói mòn tinh thần sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Tình trạng thiếu lương nợ lương, tham nhũng hoành hành trong quân đội Ukraine. Các nhà máy sản xuất vũ khí chỉ chú trọng xuất khẩu. Vũ khí lạc hậu cũ kỹ nhưng không có tiền mua sắm, nâng cấp. Trong khi họ xuất khẩu hàng loạt loại vũ khí hiện đại như T-84 Oplot, BRT-3E, tàu chiến Bò rừng, các loại rada và tên lửa… Ukraine còn bán cả quốc bảo xe tăng T-64BV1 với giá sắt vụn.

Lực lượng tình báo Nga và những người có lợi ích với Nga nhan nhản trong chính quyền

Các chiến dịch kế họach của quân đội Ukraine thường bị lộ như vụ bắt Strelkov tại Slaviansk. Cơ quan tình báo Ukraine đã phải thay thế hàng loạt sỹ quan SBU. Đầu năm 2014, quan chức tình báo hàng đầu của Ukraine tỉnh dậy phát hiện ra cơ quan tình báo của nước này đã bị lục soát và bị đốt bởi những kẻ xâm nhập, họ dường như biết tất cả ngõ ngách của cơ quan này. Chỉ vài ngày sau vụ đột nhập, Giám đốc cơ quan tình báo Oleksandr Yakymenko đã hiện diện ở Nga, ông ta cùng bốn điệp viên hàng đầu cùng hàng chục cấp dưới trung thành với Moscow đã đào thoát.

Trong những tuần và tháng sau  các dịch vụ an ninh đã rơi vào tình trạng hỗn loạn, xuất hiện những kẻ trung thành mới với Moscow, họ là những cơ sở nằm vùng tại Ukraine. Sau cuộc xâm lược của Nga vào Crimea, hàng ngàn gián điệp Ukraine đã chuyển sang làm việc cho Nga và họ bắt đầu báo cáo tin tức cho Moscow. Tương tự như vậy, khi các cuộc nổi dậy ở miền Đông Ukraine được hậu thuẫn bởi Kremlin hàng chục cơ sở của Ucraina đã trở thành cơ sở của điện Kremlin.

Vào ngày mùng 02-03-2014  Ông Berezovsky vừa được chính quyền tạm thời bổ nhiệm vào vị trí người đứng đầu Lực lượng Hải quân Ukraine cách đó hai ngày. Tuy nhiên ông này bất ngờ quay lưng lại với chính quyền lâm thời, chạy sang ủng hộ chính quyền tự trị Crimea và Nga.

 Sai lầm của chính quyền mới

Sự nóng vội của những đại biểu Quốc hội trong cuộc cách mạng Maidan khi cấm sử dụng tiếng Nga (mặc dù Nga đã muốn chiếm Crimea họ sẽ bằng mọi giá tạo ra cái cớ để xâm lược, nhưng dù gì đây cũng là sai lầm). Chính quyền mới đã nóng vội giải tán lực lượng đặc nhiệm Berkuts dẫn đến an ninh suy yếu, mất một lực lượng tinh nhuệ trong việc bảo vệ lãnh thổ. Những thành viên quá khích trong cuộc cách mạng khi đập phá những tượng đài của thời Liên Xô cũ, mặc dù có thể đúng nhưng cũng là cái cớ để truyền thông Nga tuyên truyền họ là những kẻ cực đoan phát xít. Bị động trong trước sự xâm lược hàng xóm. Rụt rè nhút nhát và lo sợ trước nạn xâm lược. Trích lời Strelkov người đầu tiên bóp cò chiến tranh tại Ukraine “Đối với các lực lượng vũ trang Ucraina họ bắt đầu rụt rè trong việc xử lý  Slovyansk, họ “cực kỳ thận trọng” khi họ chưa biết Nga sẽ phản ứng như thế nào. Các vụ đụng độ và nổ súng không xảy ra cho đến khi các nhà hoạt động từ Pravy Sektor đã thâm nhập vào lực lượng vũ trang Ukraina và kiên quyết phải bảo vệ lãnh thổ. Sau đó Ukraine đã  tăng cường tấn công  Slovyansk. Họ ngày càng tự tin hơn khi biết Nga sẽ không trực tiếp can thiệp.”

Cho dù bất kỳ lý do nào nhưng Nga phải chịu trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế, trước pháp luật quốc tế khi ngang nhiên xâm lược, kích động bạo lực, chia cắt lãnh thổ quốc gia có chủ quyền. Và họ đang trả giá bằng chính nền kinh tế ngày càng khó khăn, sự cô lập quốc tế và sự thù địch đối với các quốc gia láng giềng.

Dương Chuyên


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 6 phản hồi cho bài viết “Tại sao Nga sáp nhập Crimea không mất một giọt máu, tốn một viên đạn?”:

  1. Anh Ngọc viết:

    Tay Dương Chuyên này chắc mắc bệnh thích nói nhảm rồi. Việc Nga lôi kéo, mong muốn crimea trở về Nga là điều bất kỳ nước nào trong hoàn cảnh này cũng làm, dễ hiểu và hợp lý. Tuy nhiên quyết định lại là ở người dân crimea, nếu họ không muốn nga làm sao vận động được hàng triệu người để giành quá bán. Có lẽ họ chưa bao giờ quên mình là dân Nga. Sự ngu dốt của của nhóm phát xít mới “Maidan” đã cho họ cơ hội để trở về đất mẹ.

  2. Thanh Tung viết:

    Thằng cha Dương Chuyên này bình luận chủ quan 

  3. Lương Chí Long viết:

    Putin là lãnh đạo mà tôi yêu quý nhất trên thế giới. Nước Nga Vỹ đại. Crimea đã trở về với đất mẹ

  4. Quânkt viết:

    1 bài viết phiến diện, nghe như kiểu “Nga đem quân xâm lược Crimea vậy”, còn nữa đọc tới câu Ukraine đi theo quỹ đạo Nga là tui buồn cười cho sự nông cạn của tay bồi bút viết bài này, nên nhớ Ukraine là cửa ngõ quan trọng nhất, địa chiến lược số 1 mà Nato và Nga luôn nhòm ngó, trên thực tế Ukraine là một nước trung lập chứ chả ngả theo phe nào hết. Còn cái vụ sáp nhập ấy, bây giờ tui hỏi ngược lại nếu dân Crimea ko đồng ý thì Putin có sáp nhập được ko? Lúc đó chính phủ Kiev ở đâu mà để cho dân Crimea ly khai? Yanukovic bị lật vậy chính phủ thân Mỹ của Ukraine đâu mà để Nga lấn lướt vậy? Trong mỗi cuộc chiến bên nào tình báo và nhồi sọ tốt thì bên đó chiến thắng thôi. Đừng có viết bài kiểu thân Mỹ ghét Nga ngố như thế này đọc ngứa mắt lắm.

  5. Thịnh viết:

    Bài viết ngủ chưa từng có

  6. Trịnh Tuấn viết:

    Thằng này đứng ra không được viết báo,có tính chất theo chủ nghĩa đế quốc .

Trả lời Thịnh Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề