Vương Thừa Vũ – Vị tư lệnh tài ba của Khu đặc biệt Hà Nội

“Bao trùm lên trên hết, Vương Thừa Vũ là một người cộng sản có đạo đức cách mạng. Một vị tướng trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy” – Đó là những lời nhận xét của Đại tướng Võ Nguyên Giáp dành cho người Chỉ huy trưởng mặt trận Hà Nội tài giỏi trong buổi lễ kỉ niệm 15 năm ngày mất của ông.

Những bước đi đầu tiên

Vương Thừa Vũ tên thật là Nguyễn Văn Đồi, sinh năm 1910 tại làng Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông nay thuộc huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội. Thuở nhỏ, ông theo cha sang Vân Nam (Trung Quốc) sinh sống, lập gia đình và học tại Trường Võ bị Hoàng Phố. Tại đây, ông đã có những cuộc tiếp xúc đầu tiên và dần có cảm tình với những người Cộng sản Việt Nam như Nguyễn Ái Quốc, Lê Thiết Hùng, Nguyễn Sơn… Lòng yêu nước cùng nỗi căm phẫn quân xâm lược thôi thúc ông trở về quê hương cống hiến cho sự nghiệp cách mạng. Vì thế ngay sau khi tốt nghiệp, ông từ bỏ cuộc sống no đủ nơi xứ người cùng vợ con trở về Việt Nam, tham gia vào hàng ngũ cách mạng.

Năm 1941, khi tham gia phong trào cứu nước, ông đã bị thực dân Pháp bắt giam và tù đày tại trại giam Bá Vân (Thái Nguyên). Dù ở trong tù, ông vẫn nêu cao chí khí chiến đấu, không chịu khuất phục trước đòn roi tra tấn của quân thù. Tại đây, ông được những người tù Cộng sản vận động và tham gia công tác binh vận, phụ trách huấn luyện quân sự trong tù và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1943. Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương. Ông đã cùng các bạn tù (khi đó đang bị giam tại Nghĩa Lộ, Yên Bái) phá ngục, sau đó dự định tổ chức bạo động giành chính quyền ở Nghĩa Lộ nhưng không thành.

Trong cuốn “Những chặng đường chiến đấu – Vương Thừa Vũ”, chính ông đã ghi lại sự ra đời của tên ông Vương Thừa Vũ. Đó là sau khi trốn thoát khỏi nhà tù Nghĩa Lộ năm 1945, ông lạc vào núi Pá Hu, người trong bản tưởng ông là tay chân của Pháp nên bắt và định đem xử bắn. Nhưng may là ông biết tiếng dân tộc nên khi được hỏi “mày họ gì” thì ông buột miệng trả lời là họ Vương, cùng họ với người trong bản, nên được đón chào và giúp đỡ nuôi giấu một thời gian. Từ đó ông lấy tên là Vương Thừa Vũ để hoạt động cách mạng. Cũng từ đây, ông về Bắc Ninh gây dựng cơ sở cách mạng, huấn luyện quân sự ở Chiến khu II.

Từ người con yêu nước đến vị Đại đoàn trưởng đầu tiên

Với tài năng của mình, ông được cấp trên giao giữ nhiều trọng trách trong quân đội. Năm 1946 – Chỉ huy trưởng bộ đội Hà Nội; Khu trưởng Khu 11 (Hà Nội); chỉ huy quân sự Khu 2 bảo vệ Hà Nội. Cuối năm 1947, ông được giao nhiệm vụ làm Phân khu trưởng Phân khu Bình Trị Thiên. Năm 1948, ông được phong quân hàm Đại tá trong đợt phong hàm chính thức đầu tiên của Việt Nam.

Ngày 28/8/1949, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Quốc gia Việt Nam thành lập Đại đoàn chủ lực đầu tiên mang phiên hiệu Đại đoàn 308. Ông được cử làm Đại đoàn trưởng kiêm Chính uỷ Đại đoàn . Từ đó, ông cùng Đại đoàn tham gia nhiều chiến dịch lớn, trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Cũng từ đây, chân dung của vị tướng tài hoa và thao lược được khắc họa một cách rõ nét qua từng trận chiến. Ông chính là tác giả của cách đánh “trùng độc chiến” trên mặt trận Hà Nội trong 60 ngày đêm khói lửa (từ 19/12/1946 tới 18/2/1947). Đây là cách đánh từ trong đánh ra, ngoài đánh vào kìm giữ tiêu diệt địch, buộc địch phải đối phó với ta cả trong lòng thành phố lẫn ở các cửa ô. Kế hoạch tác chiến và thế trận vô cùng độc đáo, sáng tạo của Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Nội – Vương Thừa Vũ đã được Bộ Tổng chỉ huy duyệt, khen ngợi. 60 ngày đêm chỉ huy Mặt trận Hà Nội, ông luôn luôn theo dõi sát sao hàng ngày, hàng giờ từng trận chiến đấu của quân dân ba liên khu để có những quyết định kịp thời, điều động các tiểu đoàn Vệ quốc đoàn vừa chặn, vừa đánh, vừa tiêu hao địch bằng chiến thuật hết sức sáng tạo, thần diệu “hóa chỉnh vi linh” trên địa bàn các phố cổ, phố “Tây”, các cửa ô, và làng xã ngoại thành; vừa đánh vừa “đàm” ngay tại Ô Chợ Dừa, chủ động tấn công địch và chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài… Điều này được ghi khá rõ trong cuốn “Chuyện kể về tướng Vương Thừa Vũ” – Nguyễn Chu Phác.

22

Năm 1954, Chỉ huy Vương Thừa Vũ được thăng hàm thiếu tướng và được cử làm Chủ tịch Uỷ ban Quân chính Hà Nội cùng Đại đoàn 308 về tiếp quản Hà Nội vào tháng 10 cùng năm. Sau khi tiếp quản miền Bắc, ông tham gia quá trình tổ chức hiện đại hóa quân đội. Từ năm 1956 đến 1963, ông được cử làm Tư lệnh Quân khu Hữu ngạn. Năm 1964, ông được cử làm Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi mất năm 1980. Ông được phong quân hàm Trung tướng 1974. Với những công lao to lớn đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Trung tướng Vương Thừa Vũ đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công các loại.

Một vị tướng rất đời thường

Không chỉ là một chiến sĩ cộng sản mẫu mực, trung kiên, gan dạ, một vị chỉ huy tài ba trong chiến trận mà trong cuộc sống hàng ngày, Trung tướng Vương Thừa Vũ cũng luôn là tấm gương sáng về lối sống khiêm nhường, giản dị. Những người trong gia đình ông kể lại, mỗi lần về thăm quê ở Thanh Trì vào dịp cuối tuần, ông đều dừng xe ở ụ pháo phía cuối làng rồi xuống đi bộ, băng qua cánh đồng hơn 1km để về nhà, bởi ông không muốn những người làng nghĩ mình quan cách. Tuy sống ở phố Hoàng Diệu và chỉ về quê vào dịp cuối tuần, nhưng ông vẫn thân thiết với tất cả những người dân ở làng ông, từ người già cho đến trẻ nhỏ.

Bất cứ chuyện gì xảy ra trong làng, từ chuyện vui đến chuyện buồn, ông đều biết và đến chia sẻ có trước, có sau. Nhiều người làng ông vẫn nói: “Không biết khi ra ngoài ông ấy là ông to bà lớn thế nào, chứ khi về làng, ông ấy chưa bao giờ thể hiện mình là một vị Tướng”. Chiều nào ông cũng chơi bóng bàn với các chú cần vụ, vừa chơi vừa cười nói vui vẻ. Những lúc đó, ranh giới giữa một vị Tướng và một anh lính bình thường đã bị bỏ qua. Ngay cả ở thời điểm giữ những cương vị quan trọng trong quân đội, Trung tướng Vương Thừa Vũ vẫn luôn là người sống gần gũi, tình cảm.

Sau khi mất năm 1980, tên của ông đã được đặt cho một đường phố ở Hà Nội, nối giữa hai phố Trường Chinh (Tổng Bí Thư Trường Chinh giao cho ông làm Tư lệnh Hà Nội) với phố Hoàng Văn Thái- người đồng đội thân thiết của ông, phố Vương Thừa Vũ

Phần I: Thời niên thiếu của Trung tướng Vương Thừa Vũ.

Ra đi

Cậu bé Nguyễn Văn Đồi mặc quần cộc, áo nâu rách rưới, đầu cạo trọc, mặt đen nhẻm thỉnh thoảng lại hỏi ông ngoại một câu:

Nước Tàu là nước nào ạ? Ở đâu hả ông?
Nước Tàu là nước Trung Hoa. Ở xa lắm. Cháu hỏi làm gì.
Ông đáp.
Ông ơi, mai ông đưa cháu sang nước Tàu ở với bố cháu.
Ở nhà sống làm sao? Ông cháu mình đến chết đói mất!
Ông ngoại nghĩ, thằng bé ít nói nhưng nó nghĩ cũng sâu sắc, nói câu nào ra câu ấy.

Nó thương ông, ông đi mót khoai, nó cũng đi mót khoai: ông đi mò cua bắt ốc, nó cũng đi mò cua bắt ố … Nhìn cháu mà thương. Đồi thèm đi học lắm.

Ông ngoại an ủi cháu:

Học nhiều, chỉ sợ không có sức mà học.

Hôm sau, hai ông cháu rời xóm Giang đi tắt cánh đồng ra Văn Điển để đi sang nước Tàu. Đến miêu sài Bà Tía – nữ tướng Trương Tử Nương cùng xóm, cu Đồi tụt lại lúi húi nhặt những bông hoa đại ở giữa có màu vàng nghệ nhạt dần ra năm cánh, rụng trắng xóa trước miếu Ông ngoại quay lại dọa:

Lấy nhiều hoa của bà , bà của đấy.Đồi lấy bớt hoa ở hai túi đặt lên bệ thờ bà, rồi lại lẽo đẽo theo ông ngoại . Đi tắt qua cánh đồng lúa, thỉnh thoảng Đồi dừng lại, xắn tay áo cúi xuống bờ ruộng móc ra một con cua ngắm nhìn rồi lại ném xuống ruộng. Đôi bươm bướm trắng nhỏ xíu chỉ bằng hai ánh của bông hoa đại dập dìu quấn quýt lấy nhau bay theo hai ông cháu. Thỉnh thoảng ông ngoại dừng chân thẫn thờ nhìn lại cây hoa gạo đỏ rực in trên nền trời và hàng tre xanh ấy dập dìu bay về phương trời xa.

Đồi lúc chạy trước ông, khi di tụt lại phía sau, thỉnh thoảng lại hát những câu đồng dao vô nghĩa. Nó không thể hiểu được lúc này ông ngọa nghĩ gì khi phải dời quê cha đất tổ, rời nơi chon nhau cắt rốn…

Hai ông cháu ngồi trong toa đen cuối đoàn xe hỏa. Tiếng còi tàu rú lên hồi dài rời ga. Đồi ngồi bệt trên đống than vãi, úp mặt vào đầu gối rồi ngả vào nguoi ông ngủ say như chết: mặc tiếng lợn kêu éc éc, tiếng gà mổ nhau quang quác, tiếng các bà quang gánh thúng mủng đi chợ cãi nhau chủi nhau vắng tục đủ thứ.

Ông ngoại mắt lim dim ngả đầu vào thành tàu, hai tay ôm lấy cháu. Tưởng như ngủ nhưng ông có ngủ được đâu. Ông nghĩ miên man những người rời quê cha đất tổ đi nươc ngoài như gia đình ông cũng vì miếng cơm manh áo nếu không cũng vì không chịu nổi sự hách dịch đàn áp bốc lột chà đạp lên nhân phẩm con người của bọn cường hào ác bá ở làng xã. Nhà ông như một túp lều chăn vịt dưới bụi tre già chỉ đủ cho hai ông cháu chui ra chui vào thế mà chung nó cũng kéo đổ sập ba bốn lần vì có không tiền nộp sưu cao thuế nặng. Chúng nó bày vẽ ra biết bao nhiêu thứ thuế thứ tiền buộc ông phải đóng góp. Ăn chả có ông láy đâu ra mà nộp. Hồi này ở quê ông và nhiều nơi tệ trộm cướp bè đảng lưu manh côn đồ nổi lên nhiều lắm.

Hai ông cháu rời quê hương ra đi tìm đường sống. tiếng tàu hỏa chạy kêu sình sịch đều đều rời ga Văn Điển

Tỉnh Côn Minh nước Tàu- một vùng núi non trập trùng nhưng không thấy rừng cây rậm rạp mà là những đồi cây mắc cộc, thaaos thaongs có hàng cây hoa đào. Thỉnh thoảng lại thấy một người đàn bà hai chân bó vải nhỏ quắt lại như bàn chân trẻ con đi chập chững như mới tập đi Hai ông cháu tới Côn Minh cả nhà cả xóm đến thăm hỏi > Một số người Tàu biết tin cũng đên shoir ân cần như anh em cùng gia đình . Chuyện cuộc sống chuyện làng chuyện nước chuyện ông cháu.

Riêng Đồi được mọi người thương cảm nhất. Người xoa đàu người kéo vào lòng mỗi người hỏi vài câu Đồi chỉ dạ vâng rồi yên lặng Tuy không nói ra nhưng Đồi vẫn để ý mọi người xung quanh . Nhà ở đay tường vách bằng đất mái nhà cũng bằng đất thấp và lụp xụp.

Sau ít ngày nghỉ ngơi, ông Kích bố của Đồi gọi con lại ân cần bảo

Vì nghèo đói vì khổ sở đủ điều mà gia đình ta phải phiêu bạt sang đây khách quê người. Bố chỉ còn trông cậy vào con. Con phải học chữ học nghề và học võ lớn lên trở về lại nước mình

Đồi đứng im nghe bố nói Ông Kích rất thương con nhưng rất nghiêm khắc Ông bảo: Sáng học chữ, chiều học nghề, tối học võ

Mấy anh bạn người Tàu đến chơi xem tướng số cho Đồi nói riêng với ông Kích

“ Con trai ông thằng Đồi có lông mày du long, măt long, hay đơn phụng, lộc nhãn hay khổng tước nhãn cũng đúng. Nó có trí tuệ nhưng cương trực, nóng nảy nhưng có nghĩa , sang quý nhưng có oai, có uy”. Bạn của ông Kích nhắc nhiều đến thanh tướng của Đồi. Bạn ông còn nói lớn lên nó làm chỉ huy quân đội nó hô to lắm vang cả núi rừng như hổ gầm.

Ở Côn minh được ăn uống đầy đủ học hành vui chơi có gio giấc. Đồi lớn nhanh như như thổi, chăm chỉ học hành làm việc nhà ngoan ngoãn. Mấy năm sau Đồi đã đã đọc sách chữ Hán, viết được thư và còn làm thơ chữ Hán. Công việc nề, mộc, gò, hàn trong nhà Đồi tự làm hết. Học chữ, học nghề Đồi thấy dễ dàng nhưng học võ nghệ thì gay go gian khổ nhất sau sưa hơn cả.

Hàng ngày, Đồi theo bố ra ga hỏa xa học sửa chữa đầu máy xe lửa. Được bố hướng dẫn và học đến đâu làm ngay đến đó nên chẳng bao lâu Đồi đã làm được việc.

Về đến nhà mặt mũi còn nhem nhuốc đầy bụi than, ông bố đã nghiêm nét mặt nói ngắt quãng từng lời:

Thay quần áo, rửa mặt mũi chân thay, trông em giúp mẹ rồi đi học võ về hãy ăn! Ăn no rồi thì tập tành làm sao được.

Đồi ngoan ngoãn làm theo lời cha. Ông Kích nói:

Học văn, học võ đều phải khổ luyện, khổ luyện mới thành tài Ông nhắc lại lời người xưa: Có võ mà không có văn thì thô lỗ , có văn mà không có võ thì dễ nhu nhược

Trước khi ra cửa, Đồi đứng trước mặt chào bố; ông bố còn nói:

Làm gì cũng phải có trí và phải có dũng. Có trí và có dũng thì học võ nghẹ mới thành.

Nghe lời cha, Đồi say sưa tập luyện không biết mệt mỏi

Nhớ lại lần đầu đi học sau khi bố dẫn đi thưa chuyện với võ sư Đồi lại 1 mình với thầy. Điều làm cho cậu yên tâm là võ sư nhác nhác giống bố, người cũng gầy gầy xương xương, da hơi đen, cũng mặc áo quần vải thô màu chàm có hàng cúc tết ở giữa , cũng đi dép cói , tóc cắt ngắn gần như trọc

Võ sư gọi Đồi:

Lại đây thầy xem nào

Võ sư dắt Đồi ngồi vào chiếc ghế dựa bằng gỗ . Ông kéo chiêc ghế khác ngồi đối diện nhìn chăm chăm vào Đồi rồi nói như ra lệnh.

Thẳng chân đừng đung đưa , hai bàn tay đặt lên hai đầu gối

Võ sư đứng lên, đi xung quanh Đồi đầu nghiêng nghiêng gật gật:

Đứng dậy! chạy tại chỗ, chạy nhanh tý nữa. Thôi!

Ông lại bảo :

Đi vòng quanh nhà 3 vòng đi rảo bước! đi chậm

Võ sư đứng yên một chỗ xoay người nhìn theo

Được , ngồi lại ghế này

Ông kéo ghế ngồi đối diện hai bàn tay cứng như sắt đặt lên vai Đồi. Ông ngồi yên lặng nghĩ” Hành tướng , họa tướng, thàn tướng đều được, Đợt nhiên võ sư nói

Con sẽ phát về võ.Ta sẽ rèn cho con và truyền võ nghệ cho con

Nói xong thầy dứng lên dắt Đồi đi, nói

Vào trong kia lễ thề con nhé!

Vâng ạ.

Nhà trong của võ sư có một pho tượng quan võ sơn son thiếp vàng . Phía trước có những hàng giá gỗ, những giá treo cắm cờ xanh đỏ gươm giáo kiếm cung… ánh sáng mờ ảo không khí lạnh lẽo huyền bí. Võ sư quỳ xuống trươc bàn thờ chấp hai tay trước ngực. Đồi quỳ bên cạnh cũng chấp tay như thế thầy nói chậm rãi:

Đây không phải tháng thần giáo phái nào cả, mà ta tôn thờ người thầy của ta , Bây giờ ta hỏi con, con học võ để làm gì?

Không suy nghĩ lâu Đồi đáp

Dạ thưa thầy con gọc võ để rồi trở về quê hương đánh đuổi kể thù cho gia đình , cho cha mẹ, cho bà con hàng xóm

Võ sư bảo:

Ta hiểu rồi . Bây giờ con nghe ta nói : Học võ nghệ thành tài phải làm hai điều sau: một là để bảo vệ thân chống lại kẻ ác hại mình, hai là để làm điều thiện cứu người hiền . Nhắc lại ba lần đi con , Ông lại giảng giải- khi võ nghệ tinh thông cũng như người có quyền lực chức tước, có nhiều tiền của, tự nhiên thấy mình có sức mạnh như một thứ vũ khí trong tay niềm tin tăng lên , sức mạnh tăng lên . Người ta ó thể dùng sức mạnh ấy để làm việc thiện và cũng có thể dùng sức mạnh ấy làm việc ác … Con hãy thề trước linh hồn thầy của ta và trước ta.

Đồi quỳ xuống chấp tay trước ngực đọc giọng rãi , rõ ràng từng câu từng chữ rồi cúi đầu nói to

Con xin thề!

Võ sư đỡ Đồi đứng dậy, nói:

Còn điều nữa không phải thề , nhưng phải nhớ . Khi đủ lông đủ cánh có thể bay cao bây xa thì không được phản thầy. Phản tổ . Thầy nói như kể chuyện – Có học trò của ta phản ta , ta có bí quyết huyền thuật, ta đã truyền cho đâu mà đã vô ơn bội nghĩa . Tất nhiên , ta không làm điều ác , mà tìm mọi cách kéo no từng bước vào cửa địa ngục. Cửa ngục tự tay nó mở tự chân nó bước vào. Nếu nó không nghe ta thì đành chịu.

Võ sư dắt đồi sang võ trường. Đó là 1 phòng tập luyện sau gian điện thờ , hơn 10 võ sinh cởi trần đang tập chặt gạch , đấm bao cát xỉa tuí vải múa kiếm , múa côn Võ sư nói giọng oai phong;

Hôm nay ta có thêm một môn sinh con một người bạn thân thiết của ta . Các con lại đây , ta vẫn nhác lại , phải khỏ luyện mới thành tài.

Nói xong, ông cởi áo treo lên mắc để phô ra bộ ngực nở nang và các thwos thịt rắn chắc cuồn cuộn. Ông hít sâu thở ra rất dài, rồi bắt đầu múa mấy đường quyền đứng tấn ưỡn ngực ..

Ông bước lên ba bước giáng một quả đám ngàn cân vào khuc gỗ lim to hơn thân người treo bằng sợ dây xích sắt . Khúc gỗ vằng bổng lên , tiếng xích sắt kêu loảng choảng ……

Còn tiếp ..

Tầm Nhìn


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề